Chương 6. Chân lí là ngớ ngẩn

Chương 6. Chân lí là ngớ ngẩn

Price:

Read more

Osho - Nhịp đập của tuyệt đối
Chương 6. Chân lí là ngớ ngẩn

Yếu tố tâm linh cao nhất
đang chuyển động
và nó cũng không chuyển động. Nó đi xa mà ở gần.
Nó bị che giấu trong mọi vật và nó cũng ở ngoài mọi vật.
Yếu tố tâm linh cao nhất, atman, không chuyển động, vậy mà nó đang chuyển động. Nó là cái ở gần nhất với chúng ta, vậy mà nó là xa xăm. Yếu tố tâm linh cao nhất ở bên trong chúng ta. Nó là linh hồn bên trong, và vậy mà nó là thấy được ở bên ngoài. Đây là một trong những lời kinh vĩ đại nhất đã từng được thốt ra trong lịch sử nhân loại. Nó rất dễ dàng và đồng thời rất sâu sắc và sâu lắng nữa. Không có chân lí nào sâu sắc hơn và sâu lắng hơn tất cả những chân lí đơn giản của cuộc sống. Chúng dường như khong mơ hồ thế, nhưng chúng hàm chứa những bí ẩn, và những lời ngược đời phải được dùng để làm lộ chúng ra. Nếu nhà logic định nghiên cứu về chúng, ông ta sẽ nói chúng hoàn toàn không đúng.
Arthur Koestler, một nhà tư tưởng lớn của phương Tây, đã chế nhạo rất nhiều về cách thức phương Đông nhìn vào mọi vật. Ông ấy kết án cách nhìn ấy là ngớ ngẩn. Còn cái gì có thể là lời phát biểu ngớ ngẩn hơn điều này - rằng yếu tố tâm linh cao nhất ở gần hơn cái ở gần và ở xa hơn cái ở xa? Bạn có còn minh mẫn không? Bất kì cái gì ở gần phải ở gần; làm sao nó có thể ở xa được? Yếu tố tâm linh cao nhất này là bất động và cũng là đang chuyển động! Bạn nói điều vô nghĩa gì thế? Không có nghĩa chút nào trong điều bạn nói. Nó ở sâu bên trong và tràn khắp ra ngoài nữa sao? Nếu nó là vậy, thế thì có khác biệt gì giữa bên trong và bên ngoài? Nếu nó là ở bên trong, làm sao nó có thể ở bên ngoài được? Hay nếu nó ở bên ngoài, làm sao nó có thể ở bên trong được? Nếu nó ở nơi xa xăm xin cứ nói như thế, đừng nói nó ở gần. Và nếu bạn nói nó ở gần, thế thì xin chấm dứt việc nói nó đang ở xa xôi đi.
Đấy là cách thức Koestler biện luận. Nếu bạn thành thật với thái độ của riêng mình bạn sẽ tán thưởng ý kiến của Koestler. Ông ấy là một con người rất chân thật, và tôi ưa thích tính thật thà của ông ấy với các phương án, bởi vì cách thức có thể được tìm thấy người như vậy. Koestler nói, “Tôi coi những phát biểu như thế là phi logic. Chúng chỉ tới từ người mất trí, nhưng người mất trí, nếu người đó nói giống như thế này, có thể tha thứ được.” Nhưng Koestler không biết rằng ngay cả khoa học cũng đã đi tới vị trí này trong những năm qua, và đã nêu ra những phát biểu tương tự. Ngay cả Einstein cũng nói ngôn ngữ như thế.
Cứ để chúng một mình đấy! Các hiền nhân rất có thể là những người lập dị. Họ chắc chắn không tuyên bố rằng họ không lành mạnh, vì không ai trên thế giới này, ngoại trừ người điên, nói rằng mình không lành mạnh. Các hiền nhân thông minh đến mức họ hoàn toàn được chuẩn bị để điên. Những người đạt tới trí huệ cao nhất đều bằng lòng được coi là kẻ ngu.
Hôm qua tôi đã bảo ai đó rằng tự nhận trí huệ là ngu xuẩn. Không ai ngoài kẻ ngu đã tự nhận là khôn ngoan và thông minh. Tất cả những người khôn ngoan được sinh vào thế giới này đều nói, “Chúng ta là những kẻ khờ vĩ đại, chúng ta không biết gì. Chúng ta biết mỗi điều này: rằng chúng ta biết cái không. Khi chúng ta bắt đầu biết, chúng ta cũng bắt đầu hiểu rằng chúng ta là kẻ dốt nát sâu sắc.”
Ngay cả Koestler cũng không thể nói rằng Einstein là lập dị. Nhưng khó khăn đã nảy sinh trong mười năm qua - khó khăn như Upanishad đã phải đối diện. Khó khăn như thế nảy sinh khi một ý nghĩ nào đó, tìm kiếm nào đó động chạm tới bí ẩn cao nhất. Khi hiền nhân của Upanishad đạt tới bí ẩn cao nhất này - atman tối thượng - ông ấy đã phải dùng ngôn ngữ ngược đời. Ông ấy đã nói một hơi rằng nó là xa xăm và nó cũng là gần gũi; và ông ấy nói một điều này tiếp ngay sau điều kia nhanh chóng và tức khắc đến mức bạn không thể nghĩ nó là xa xôi được. Ông ấy nói nó là gần gũi, rồi lập tức nói tiếp theo đó rằng nó cũng xa xôi nữa, cho nên bạn không thể phạm sai lầm mà nghĩ rằng nó là gần gũi. Điều được nói lần đầu ngay lập tức bị nói ngược lại trong mệnh đề tiếp. Bây giờ các khám phá của khoa học cũng đang tiếp cận rất gần với yếu tố tâm linh cao nhất đó.
Các nhà khoa học rất phân vân khi điện tử được phát hiện ra. Họ không có từ ngữ nào để mô tả nó. Con người đặt từ cho mọi thứ, nhưng các nhà khoa học bị lẫn lộn khi họ phải dùng từ nào cho điện tử. Họ nên gọi nó là nguyên tử hay là sóng? Nguyên tử và sóng là những thứ tách bạch và mâu thuẫn nhau. Nguyên tử không thể là sóng được. Nguyên tử có nghĩa là hạt ở một chỗ. Sóng nghĩa là một thứ đang chuyển động. Nếu nó dừng chuyển động, nó cũng dừng là sóng. Sóng có nghĩa là một thứ đang trôi nổi, đang tuôn chảy, liên tục trở thành, liên tục thay đổi hình dạng - quá trình. Sóng là quá trình.
Và điện tử, tình trạng của nó là gì? Hai nhà khoa học đang nghiên cứu nó; một người nói, “Với tôi nó dường như là sóng.” Người kia nói, “Với tôi nó có vẻ như nguyên tử.” Cả hai đều nói như thế vào một lúc. Nhà khoa học kia nói, “Nó trông giống như nguyên tử vào khoảnh khắc này và ngay khoảnh khắc tiếp nó trông giống như sóng. Nó là cả hai vào cùng một lúc.” Cho nên có khó khăn lớn để đặt tên nó. Không có từ nào trong bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới mang nghĩa đồng thời là nguyên tử và song - điều có thể có nghĩa đồng thời cả hai. Cho nên họ đã phát minh ra một từ cho nó, lượng tử. Lượng tử có nghĩa là cả sóng và nguyên tử.
Koestler sẽ gọi Einstein, Planck và những người khác như họ là người điên. Ông ấy sẽ coi họ là người dở hơi. Ai đó hỏi Einstein, “Ông nói gì về điều này? Làm sao nó có thể là cả nguyên tử và sóng được?”
Ông ta đáp , “Làm sao tôi có thể quyết định rằng điều đó là có thể hay không có thể? Tôi chỉ có thể nói, nó là vậy.”
Người hỏi nói, “Phát biểu này của ông bác bẻ mọi luật và nguyên lí của logic. Tất cả lí thuyết logic do Aristotle đề xuất đều bị lật nhào.”
Thế rồi Einstein đáp, “Làm sao tôi có thể đừng được điều đó? Nếu logic bị bác bẻ khi phải đương đầu với sự kiện thì nó phải bị bác bẻ chứ. Sự kiện không thể bị vứt bỏ. Ông đổi cách lập luận logic của ông đi.”
Sự kiện là như vậy. Aristotle là không đúng. Điện tử đơn giản không sẵn sàng để chứng minh Aristotle là đúng. Bạn sẽ phải thay đổi cách lập luận của mình, vì sự kiện là như nó vậy. Cứ để Aristotle sai đi. Điện tử không định trở thành nguyên tử chỉ để tuân theo Aristotle; nó cũng không sẵn sàng đơn giản là sóng để chứng minh Aristotle đúng. Nó là cả hai. Nó không băn khoăn về Aristotle. Logic của ông ấy nói những điều đối lập không thể cùng tồn tại như một thứ. Điều ông ấy nói là đúng. Làm sao một người đồng thời vừa sống và chết? Nhưng những người biết tới bí mật sâu sắc của cuộc sống đều nói rằng sống và chết là hai chân, trái và phải, của một và cùng một người. Khi bạn đang sống, bạn đồng thời cũng đang chết. Bạn không chết vào một ngày; bạn đang chết từ ngày bạn được sinh ra. Tại một đầu cuộc sống tiếp diễn, và từ đầu kia cái chết đang tiến tới. Và bạn đang đi tới chỗ cuối trong bẩy mươi năm.
Đây là điều đáng quan tâm để suy ngẫm: một người chết có thể chết được không? Để chết, cần phải có người sống. Tức là phải nói, tuyệt đối cần thiết, không thể tránh được là phải sống để chết. Điều kiện này không thể bàn cãi. Nếu một người không sống, người đó không thể chết. Bây giờ điều này trở thành một phát biểu mâu thuẫn toàn bộ. Một điều kiện không thể tránh khỏi là sống để mà chết. Thế thì điều này có nghĩa một điều kiện không thể tránh khỏi nữa là chết đi để mà sống. Người không chết đi trong khoảnh khắc này, cũng không sống. Chết và sống là những cái tên của cùng một quá trình. Chúng ta đang chết và đang sống vào cùng lúc. Chúng ta đang bị xoá đi và đang trở thành, đồng thời.
Aristotle nói bóng tối là bóng tối và ánh sáng là ánh sáng; chúng không thể thống nhất thành một. Thông thường, điều này dường như đúng đắn. Có bóng tối nơi không có ánh sáng, và có ánh sáng nơi không có bóng tối. Nhưng khoa học cho ta biết ánh sáng không đủ được gọi là bóng tối, và bóng tối không đủ được gọi là ánh sáng. Khác biệt là ở mức độ. Tương tự, nóng và lạnh không phải là hai điều tách biệt.
Lời kinh này của Upanishad sẽ rất dễ hiểu nếu bạn tiến hành thực nghiệm này. Hơ nóng một tay bạn chút ít trên lửa và để một mẩu nước đá trên tay kia đồng thời. Rồi nhúng sâu cả hai tay vào trong một thùng đầy nước, rồi bạn tự hỏi mình xem nước ấm hay lạnh. Một tay sẽ bảo bạn nước lạnh còn tay kia sẽ bảo bạn nước ấm. Thế thì bạn sẽ phải nói nước là lạnh và ấm nếu bạn không muốn đưa ra một phát biểu sai lầm; bạn sẽ phải đưa ra những phát biểu mâu thuẫn. Theo Koestler điều này sẽ là ngớ ngẩn. Nhưng nước là không lạnh không ấm. Đơn giản có khác biệt về nhiệt độ giữa nước và tay bạn, như bạn thấy khi chúng tiếp xúc với nước.
Upanishad nói atman là gần gũi và cả xa xôi nữa. Nó nói như vậy bởi vì dù lá có thể trải rộng bao xa, chúng bao giờ cũng vẫn gần rễ. Chúng được nối với rễ, nếu không chúng không thể tồn tại được. Nhựa cây tới từ rễ. Nếu chúng ta nhìn đúng, lá không là gì ngoài những cánh tay trải rộng của rễ. Nó là sự kéo dài - rễ được kéo dài và biến thành lá. Không có gián đoạn ở bất kì đâu ở giữa. Không có chỗ ở giữa nơi bạn có thể nói rằng tại đây rễ bị gián đoạn và từ đó lá bắt đầu xuất hiện. Toàn thể cây được thống nhất cùng nhau. Lá là ở trên cực điểm kia còn rễ ở trên cực điểm này. Ngón chân ở chân bạn và tóc trên đầu bạn không gián đoạn với nhau. Chúng được nối với nhau, chúng là một. Chúng là hai đầu của cùng một vật.
Xem rễ gần với lá biết bao nhiêu! Chúng đem cho lá mọi nhựa cây, mọi sinh lực. Làm sao chúng có thể xa xôi được? Và vậy mà chúng xa nhau đấy, rất xa xôi, và nếu lá muốn biết tới rễ, chúng sẽ phải lấy cuộc hành trình dài.
Tại sao tôi nói rễ là xa xôi? Chúng xa lắm theo nghĩa là lá thậm chí không biết rằng rễ có tồn tại. Mặt trời dường như gần lá, mặc dầu nó ở rất xa, mười triệu dặm. Nhưng lá có thể cảm thấy mặt trời ở rất gần. Chúng bắt đầu rung rinh trong sớm mai khi mặt trời lên. Chúng nhận biết về sự hiện diện của mặt trời hàng ngày, nhưng chúng bao giờ cũng dốt nát về rễ ẩn kín dưới chúng và là một phần và một mảnh của chúng. Theo nghĩa này, mặt trời là rất gần, trong khi rễ ở rất xa.
Yếu tố tâm linh cao nhất - at man - là rất gần chúng ta bởi vì chúng ta không thể tồn tại mà không có nó, và nó cũng ở rất xa bởi vì chúng ta hoàn toàn không nhận biết gì về nó mặc dù việc tìm kiếm chúng ta về nó đã qua vô lượng kiếp. Người ta nói rằng nó là tuyệt đối tĩnh lặng, vậy mà tất cả mọi chuyển vận của cuộc sống phụ thuộc vào nó. Cái trục không di chuyển; bánh xe chuyển động, vậy mà cái trục cũng thực hiện cùng hành trình như bánh xe thực hiện.
Giả sử bạn bắt đầu cuộc hành trình trên chiếc xe ngựa. Trục xe sẽ không di chuyển một li; chỉ bánh xe là lăn đi. Nhưng khi bạn dừng lại sau khi đi mười dặm, cái trục xe cũng đã làm cuộc hành trình mười dặm đường ấy, không di chuyển một li. Koestler sẽ gọi phát biểu này là phát biểu ngu xuẩn. Nhưng biến cố này - cuộc hành trình - đã xảy ra. Làm sao người ta có thể tranh cãi về sự kiện này được? Nếu Aristotle bị chứng minh là sai, cứ để ông ấy sai đi; sự kiện không thể sai được. Cái trục xe không di chuyển chút nào vậy mà cuộc hành trình mười dặm đường đã được thực hiện.
Atman chưa bao giờ bước đi, cho dù một khoảnh khắc, và chưa bao giờ di chuyển; và vậy mà nó đã tạo ra một cuộc hành trình qua vô lượng lần sinh thành, dừng ở vô lượng trại và chỗ nghỉ, và du hành xa thế. Đấy là lí do tại sao hiền nhân của Upanishad nói nó không di chuyển và vậy mà cũng di chuyển. Ông ấy nói nó ở bên trong và đồng thời ở bên ngoài. Thực ra, bên trong và bên ngoài chỉ là phân biệt tạm thời. Khi bạn hít vào bạn nói hơi thở đi vào, nhưng trước khi bạn hoàn tất câu phát biểu của mình nó đi ra.
Bạn đã từng bao giờ nghĩ về điều này chưa? Bạn nói, “Hơi thở đi vào - nó ở bên trong.” Trước khi bạn có thể hoàn tất phát biểu của mình, trước khi bạn có thời gian để nói như thế, nó đã ở ngoài; và khi bạn nói nó ở ngoài, bạn lập tức thấy rằng nó đã bắt đầu đi vào lần nữa. Cái gì là khác biệt giữa bên trong và bên ngoài trong trường hợp này? Đấy đơn thuần chỉ là chiều hướng, không có cái gì khác.
Liệu có một chút xíu khác biệt nào giữa bầu trời bên ngoài nhà bạn và bầu trời bên trong nhà bạn không? Không khác biệt gì cả. Bạn xây các bức tường và do vậy bao bọc một phần của bầu trời. Nó là một phần của cái bầu trời trải rộng bên ngoài nhà. Bầu trời bên trong nhà là một với bầu trời bên ngoài, vậy mà vẫn có khác biệt nào đó. Khi mặt trời nóng gắt, chúng ta biết bầu trời bên ngoài là khác với bầu trời bên trong. Có thoải mái bên trong, trong khi có không thoải mái bên ngoài. Bầu trời bên trong và bên ngoài là một và như nhau, vậy mà chúng  khác nhau, tách biệt. Khi chúng ta ngủ dưới bầu trời bên trong ban đêm chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn, thoải mái hơn nếu chúng ta ngủ bên ngoài.
Do đó, Upanishad nói, cùng cái một là ở bên trong như ở bên ngoài. Và vậy mà bạn sẽ phải bắt đầu từ bên trong nếu bạn muốn biết nó. Chỉ sau khi biết nó bên trong, bạn mới có thể nói rằng nó là một với bên ngoài. Trước khi biết điều này, không thể nói được rằng nó là bên ngoài, bởi vì nếu bạn không biết bên trong của mình bạn sẽ không có ý tưởng nào về bên ngoài là gì.
Làm sao những người thậm chí không biết tới bầu trời nhỏ bé của nhà của riêng họ biết được bầu trời bên ngoài khổng lồ, vô hạn ấy? Làm quen trước hết với bầu trời nhỏ bé này đi và thế rồi bạn sẽ làm quen được với bầu trời vô hạn bên ngoài đó. Những người muốn biết nó sẽ phải bắt đầu từ bên trong. Và những người đạt tới giai đoạn cuối cùng của việc biết, sẽ hoàn tất cuộc hành trình bên ngoài của họ. Bước đầu tiên, tự biết, xảy ra bên trong và bước cuối cùng, biết cái tối thượng, xảy ra bên ngoài. Cuộc hành trình bắt đầu với atman và kết thúc với tâm linh tối cao - với Paramatman.
Phát biểu dường như rất ngớ ngẩn, tuyệt đối phi logic và không liên quan này là một phát biểu rất sâu lắng - một chân lí vĩ đại và tràn đầy thực tế. Nhưng những người dừng ở lập luận logic không bao giờ có thể đạt tới được sự kiện đó. Chỉ những người đủ bạo dạn vứt bỏ ngay cả lập luận mới có khả năng đạt tới sự kiện đó, bởi vì chân lí - sự kiện đó - không tôn trọng lập luận của bạn. Tất cả mọi lập luận đều nhân tạo, và các sự kiện không bao giờ lo nghĩ về điều đó. Lập luận của bạn có thể biện minh theo bất kì cách nào nó thích, nhưng sự kiện, không xáo trộn, sẽ tiếp tục xử lí theo cách riêng của chúng.
Sự kiện cứ nói cho bản thân chúng, không mảy may trăn trở về cách lập luận của bạn. Đó là lí do tại sao lập luận phải bị đập vỡ ra từng mảnh khi có tranh cãi giữa sự kiện và lập luận. Đó là lí do tại sao, khi người trí huệ của phương Đông đạt tới chân lí của cuộc sống, họ vứt bỏ lập luận logic. Họ tuyên bố, “Lập luận không thể có ích gì.” Đấy là lí do tại sao những người đã trở thành rất thành thạo trong lập luận thấy khó biết chân lí. Họ kẹt cứng vào trong lập luận của mình. Họ cứ nói, “Làm sao nước đồng thời vừa nóng vừa lạnh được? Lạnh là một phẩm chất, nóng là một phẩm chất khác và đối lập!” Nhưng chúng là một và cùng một. Họ cứ nói mãi, “Làm sao sinh và chết có thể là một được?” Nhưng chúng là một đấy!
Người tìm kiếm chân lí phải đủ táo bạo để vứt bỏ lập luận, ngay cả đấy là táo bạo lớn nhất. Lời kinh này nằm ngoài logic và do đó là vĩ đại. Như tôi đã bảo bạn, nó là một trong những lời kinh vĩ đại nhất đã được thốt ra trong lịch sử nhân loại. Bây giờ chúng ta đi vào chân lí vĩ đại đó cái nằm ngoài logic. Đừng cố gắng lập luận về cách nhảy múa hay hò hét hay khóc lóc hay cười to sẽ có ích cho chúng ta. Đừng nghĩ ngợi. Gạt logic sang một bên và lấy cú nhảy!
Xem tiếp Chương 7 - Quay về Mục lục

Ads Belove Post