Chương 50. Trung tâm của âm thanh

Chương 50. Trung tâm của âm thanh

Price:

Read more

Osho – Thiền – Tự do đầu tiên và cuối cùng
Lắng nghe âm thanh vô âm
Chương 50. Trung tâm của âm thanh

Shiva nói: Tắm trong trung tâm của âm thanh, như trong âm thanh liên tục của thác nước, hay bằng cách lấy ngón tay bịt tai, nghe thấy âm thanh của các âm thanh.
Kĩ thuật này có thể được thực hiện theo nhiều cách. Một cách là bắt đầu bằng cách ngồi ở bất kì đâu. Âm thanh bao giờ cũng hiện hữu. Nó có thể có trong chợ hay nó có thể có tại nơi ẩn cư Himalayas: âm thanh luôn có đấy. Ngồi im lặng, và với âm thanh còn có cái gì đó rất đặc biệt. Bất kì khi nào có âm thanh, bạn đều ở trung tâm. Tất cả các âm thanh đều đến với bạn từ mọi nơi, từ mọi hướng.
Với cái nhìn, với mắt, điều này không phải như vậy. Cái nhìn là theo đường thẳng. Tôi thấy bạn, thế thì có đường thẳng hướng tới bạn. Âm thanh đi vòng; nó không đi thẳng. Cho nên tất cả âm thanh đều đến từ vòng tròn và bạn là trung tâm. Dù bạn ở đâu, bạn bao giờ cũng là trung tâm của âm thanh. Với âm thanh, bạn bao giờ cũng là “Thượng đế,” trung tâm của toàn bộ vũ trụ. Mọi âm thanh đều đang đến với bạn, chuyển tới bạn, theo vòng tròn.
Kĩ thuật này nói, “Tắm trong trung tâm của âm thanh.” Bất kì khi nào bạn có đấy, nếu bạn đang làm kĩ thuật này, nhắm mắt lại, và cảm thấy toàn bộ vũ trụ tràn ngập âm thanh. Cảm thấy dường như là mọi âm thanh đều đang hướng về bạn và bạn là trung tâm. Ngay cả cảm giác này về việc bạn là trung tâm cũng sẽ cho bạn an bình rất sâu sắc. Toàn bộ vũ trụ trở thành chu vi, còn bạn là trung tâm và mọi thứ đang di chuyển hướng về bạn, rơi vào bạn.
“Như trong âm thanh liên tục của thác nước” - nếu bạn đang ngồi bên cạnh thác nước, nhắm mắt và cảm thấy âm thanh khắp quanh bạn, rơi vào bạn, từ mọi phía, tạo ra trung tâm trong bạn từ mọi phía. Tại sao phải nhấn mạnh vào cảm giác là bạn đang trong trung tâm? Vì trong trung tâm không có âm thanh. Trung tâm không âm thanh; đó là lí do tại sao bạn có thể nghe thấy âm thanh. Nếu không, bạn chẳng thể nào nghe nổi chúng. Âm thanh này không thể nghe nổi âm thanh khác. Vì bạn là vô âm tại trung tâm nên bạn mới có thể nghe thấy âm thanh. Trung tâm là tuyệt đối im lặng: đó là lí do tại sao bạn có thể nghe thấy âm thanh đi vào bạn, tới với bạn, thấm vào bạn, vây quanh bạn.
Nếu bạn có thể tìm thấy chỗ của trung tâm, nơi trong bạn mọi âm thanh dồn tới, bỗng nhiên âm thanh sẽ biến mất và bạn sẽ đi vào trong cái vô âm. Nếu bạn có thể cảm thấy một trung tâm nơi mọi âm thanh đều được nghe thấy, bỗng nhiên sẽ có sự chuyển biến tâm thức. Khoảnh khắc này bạn sẽ nghe thấy toàn bộ thế giới tràn ngập với âm thanh, và khoảnh khắc khác, nhận biết của bạn bỗng nhiên quay vào trong và bạn sẽ nghe thấy cái vô âm, trung tâm của cuộc sống.
Một khi bạn đã nghe thấy điều đó, thế thì chẳng âm thanh nào quấy rầy được bạn. Nó tới bạn, nhưng nó chẳng bao giờ đạt tới bạn. Nó tới bạn, nó bao giờ cũng tới bạn, nhưng nó chẳng bao giờ đạt được tới bạn. Có một điểm mà không âm thanh nào đi vào được. Điểm đó là bạn.
Thực hành điều này trong bãi chợ: không có nơi nào khác giống được như bãi chợ. Nó tràn ngập âm thanh làm sao - âm thanh điên khùng. Nhưng đừng bắt đầu nghĩ về âm thanh - rằng đây là tốt và đây là xấu, đây là quấy nhiễu và kia là rất đẹp và hài hoà. Bạn không giả thiết nghĩ về trung tâm. Bạn không giả thiết nghĩ về mọi âm thanh đang hướng về mình - dù nó là tốt, xấu, đẹp. Bạn chỉ nhớ rằng bạn là trung tâm và mọi âm thanh đang hướng tới bạn - mọi âm thanh, bất kì loại nào.
Âm thanh không được nghe trong tai. Chúng không được nghe trong tai; tai không thể nghe thấy chúng. Chúng chỉ làm công việc chuyển tải, và trong việc chuyển tải chúng cắt xén đi rất nhiều những cái vô ích đối với bạn. Chúng chọn, chúng lựa, và rồi những âm thanh đó mới vào bạn. Bây giờ tìm ở bên trong xem trung tâm của bạn ở đâu. Tai không phải là trung tâm. Bạn đang nghe từ đâu đó sâu bên trong. Tai chỉ đơn thuần gửi cho bạn những âm thanh đã được tuyển lựa. Bạn ở đâu? Trung tâm của bạn ở đâu?
Nếu bạn đang làm việc với âm thanh, thế thì chẳng chóng, chầy bạn sẽ ngạc nhiên - vì trung tâm không ở trong đầu. Trung tâm không có trong đầu! Nó dường như trong đầu vì bạn chưa bao giờ nghe thấy âm thanh: bạn nghe thấy lời nói. Với lời nói, đầu là trung tâm, với âm thanh nó không phải là trung tâm. Đó là lí do tại sao ở Nhật người ta nói rằng con người suy nghĩ không phải qua đầu mà qua bụng - vì đã làm việc với âm thanh từ lâu trước đây.
Bạn đã thấy trong mọi ngôi đền đều có chuông hay khánh. Chuông được đặt ở đó để tạo ra âm thanh quanh người tìm kiếm. Ai đó sẽ đang thiền còn tiếng chuông, ngân lên hay khánh được gõ lên. Dường như sự rất xáo động đã được tiếng chuông tạo ra. Ai đó đang thiền, và cái chuông hay cái khánh này dường như làm náo loạn. Điều này dường như náo loạn thôi! Trong ngôi đền, mọi khách thăm đều sẽ tới gõ vào khánh hay rung chuông. Với ai đó đang thiền ở đó, điều này dường như là sự quấy rối thường xuyên. Không phải đâu - vì người đó lại đang đợi âm thanh này.
Cho nên mọi khách thăm đều có ích. Chuông cứ bị gõ đi gõ lại, và âm thanh được tạo ra còn thiền nhân, cứ đi vào bản thân mình. Người đó nhìn vào trung tâm nơi âm thanh này đi sâu đến. Chỉ có một cái gõ chuông: khách thăm đã làm điều đó. Bây giờ cái gõ thứ hai sẽ là ở bên trong thiền nhân, đâu đó bên trong. Nó ở đâu vậy? Âm thanh bao giờ cũng chạm vào bụng, và rốn, chẳng bao giờ trong đầu cả. Nếu nó chạm vào đầu, bạn có thể hiểu rõ rằng đấy không phải là âm thanh: đấy là lời. Thế thì bạn bắt đầu nghĩ về âm thanh. Thế thì cái thuần khiết bị mất đi.
“Tắm trong trung tâm của âm thanh, như trong âm thanh liên tục của thác nước, hay bằng cách lấy ngón tay bịt tai, nghe thấy âm thanh của các âm thanh.” Bạn có thể tạo ra âm thanh chỉ bằng cách dùng ngón tay mình, hay với bất kì cái gì để bịt tai một cách bó buộc. Thế thì bạn sẽ nghe thấy một âm nào đó. Âm thanh đó là gì và tại sao bạn nghe thấy nó khi tai bị bịt, khi tai bị nút lại?
Giống như âm bản của phim, cũng có những âm thanh âm bản. Không chỉ mắt có thể thấy âm bản: tai thậm chí còn có thể nghe thấy âm bản. Cho nên khi bạn bịt tai, bạn nghe thấy thế giới âm bản của âm thanh. Mọi âm thanh đều đã dừng lại. Bỗng nhiên âm thanh mới được nghe thấy. Âm thanh này là việc thiếu vắng âm thanh. Lỗ hổng đã đi vào. Bạn đang bỏ lỡ điều gì đó, và thế thì bạn nghe thấy cái thiếu vắng này. “Hay, bằng cách lấy ngón tay bịt tai, nghe thấy âm thanh của các âm thanh” - âm thanh âm bản đó được biết tới như âm thanh của các âm thanh - vì nó không thực sự là âm thanh, mà là thiếu vắng âm thanh. Hay nó là âm thanh tự nhiên vì nó không do bất kì cái gì khác tạo ra.
“Bằng cách lấy ngón tay bịt tai, nghe thấy âm thanh của các âm thanh” - thiếu vắng âm thanh này là kinh nghiệm rất tinh tế. Nó sẽ cho bạn cái gì? Khoảnh khắc không có âm thanh, bạn rơi trở về chính mình. Với âm thanh chúng ta đi xa; với âm thanh chúng ta đi tới người khác. Cố hiểu điều này ddi: với âm thanh chúng ta có quan hệ với người khác, chúng ta liên lạc với người khác.
Nếu âm thanh là phương tiện để đi tới người khác thế thì vô âm trở thành phương tiện để đi tới chính mình. Với âm thanh bạn liên lạc với người khác, với vô âm bạn rơi vào vực thẳm của riêng mình. Đó là lí do tại sao có nhiều kĩ thuật dùng vô âm đến vậy để đi vào trong.
Trở thành hoàn toàn câm lặng và điếc đặc đi - cho dù chỉ trong một thoáng chốc. Và bạn không thể đi bất kì đâu khác ngoài bản thân mình: cho nên bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng bạn đang đứng bên trong; không chuyển động nào có thể có. Đó là lí do tại sao im lặng lại được thực hành nhiều đến thế. Trong nó, mọi cây cầu để chuyển động tới người khác đã bị phá vỡ.
“Hay, bằng cách lấy ngón tay bịt tai, nghe thấy âm thanh của các âm thanh” - trong kĩ thuật này hai cực đối lập đã được bầy tỏ. “Tắm trong trung tâm của âm thanh, như trong âm thanh liên tục của thác nước” - đây là một cực điểm; “hay, bằng cách lấy ngón tay bịt tai, nghe thấy âm thanh của các âm thanh”: đây là cực điểm khác. Một phần là nghe thấy âm thanh dồn tới trung tâm bạn, phần kia là dừng mọi âm thanh và cảm thấy trung tâm vô âm. Cả hai cực này đều được nêu ra trong một kĩ thuật với mục đích đặc biệt - để cho bạn có thể chuyển từ cực nọ sang cực kia.
Cái “hoặc” không phải là chọn lựa làm cái này hay cái kia. Làm cả hai! Đó là lí do tại sao cả hai đã được nêu trong một kĩ thuật. Trước hết thực hiện một phần trong một vài tháng, rồi thực hiện phần kia trong vài tháng. Bạn sẽ sinh động hơn, và bạn sẽ biết cả hai cực điểm. Và nếu bạn có thể chuyển tới hai cực điểm này một cách dễ dàng, bạn cũng có thể duy trì sự trẻ trung mãi mãi.107
Xem tiếp Chương 51Quay  về Mục lục

Ads Belove Post