Chương 7. Bí ẩn của điểm đạo

Chương 7. Bí ẩn của điểm đạo

Price:

Read more

Osho - Tôi là lối cổng
Chương 7. Bí ẩn của điểm đạo

Osho kính yêu,
Được điểm đạo trong cuộc sống tâm linh nghĩa là gì? Đâu là ý nghĩa bí truyền và huyền bí sâu sắc hơn của việc điểm đạo? Loại điểm đạo nào thầy đang trao cho những người chưa là sannyasin và những người đã là sannyasin? Xin thầy nói chi tiết về điều đó cho chúng tôi.
Con người tồn tại dường như đang ngủ. Con người đang ngủ - dù được biết như đang thức, vẫn cứ là ngủ. Điểm đạo có nghĩa là được trong tiếp xúc thân thiết với người đã thức tỉnh. Chừng nào bạn còn chưa trong tiếp xúc thân thiết với người đã thức tỉnh, không thể nào bước ra khỏi giấc ngủ của bạn được, vì tâm trí có khả năng thậm chí mơ rằng nó đang ở ngoài giấc ngủ. Tâm trí có thể mơ rằng bây giờ không còn ngủ nữa, và trong bất kì giấc mơ nào bạn không thể biết được rằng đấy là mơ. Bạn chỉ có thể biết được rằng đấy đã là mơ khi bạn ra khỏi nó.
Bạn có thể chẳng bao giờ biết một giấc mơ trong hiện tại. Bạn bao giờ cũng trở nên nhận biết về nó khi nó đã trôi qua, khi nó đã qua. Không ai thậm chí có thể nói, "Đây là giấc mơ." Không thời hiện tại nào có thể được dùng cho giấc mơ. Bạn bao giờ cũng nói rằng đây đã là một giấc mơ vì trong giấc mơ, bản thân giấc mơ dường như là thật.
Nếu một giấc mơ không có vẻ như thực, nó sẽ bị tan vỡ. Chỉ nếu có vẻ như thực tế, giấc mơ mới có thể được tạo ra.
Khi tôi nói con người đang ngủ, điều này cần phải được hiểu. Chúng ta liên tục mơ, cả hai mươi bốn tiếng một ngày. Trong đêm chúng ta đóng kín với thế giới bên ngoài, mơ bên trong. Ban ngày giác quan chúng ta mở hướng ra thế giới bên ngoài, nhưng mơ vẫn tiếp tục bên trong. Nhắm mắt lại một chốc mà xem, bạn có thể lại trong giấc mơ. Đó là sự liên tục bên trong. Bạn đang nhận biết về thế giới bên ngoài, nhưng nhận biết không có bên ngoài tâm trí đang mơ. Nhận biết bị áp đặt vào tâm trí đang mơ, nhưng bên trong mơ vẫn tiếp tục. Đó là lí do tại sao chúng ta không thấy cái thực, thậm chí chúng ta đang ở trạng thái gọi là thức. Chúng ta áp đặt giấc mơ của mình lên thực tại. Chúng ta chưa bao giờ thấy cái đang có đấy, chúng ta bao giờ cũng thấy phóng chiếu của mình.
Nếu tôi nhìn vào bạn và có mơ trong tôi, bạn sẽ trở thành đối tượng của phóng chiếu. Tôi sẽ phóng chiếu mơ của tôi lên bạn, và bất kì cái gì tôi hiểu về bạn cũng sẽ bị trộn lẫn với giấc mơ của tôi, với phóng chiếu của tôi. Khi tôi yêu bạn, bạn xuất hiện với tôi theo một cách. Khi tôi không yêu bạn, bạn xuất hiện với tôi hoàn toàn khác, bạn không là một. Tôi đã dùng bạn hệt như một chiếc màn ảnh và đã phóng chiếu tâm trí đang mơ của tôi lên bạn. Khi tôi yêu bạn thế thì mơ là khác, cho nên bạn xuất hiện khác. Khi tôi không yêu bạn, bạn vẫn thế, màn ảnh vẫn thế, nhưng việc phóng chiếu lại khác. Bây giờ tôi đang dùng bạn như chiếc màn ảnh cho mơ khác của tôi. Lần nữa mơ có thể thay đổi. Lần nữa tôi có thể yêu bạn, thế thì bạn lại sẽ xuất hiện khác đi với tôi. Chúng ta chẳng bao giờ thấy cái đang đấy. Chúng ta bao giờ cũng thấy mơ của mình được phóng chiếu lên cái đang đấy.
Cho nên tâm trí mơ tạo ra thế giới quanh nó mà không phải là thực. Đó là điều được ngụ ý bởi maya, ảo vọng. Bởi vì ảo vọng không có nghĩa là thế giới không có, tiếng ồn ào ngoài phố không có. Nó có đấy - nhưng dường như nó có đấy, chúng ta có thể chẳng bao giờ biết đến nó chừng nào tâm trí mơ chưa dừng lại bên trong. Với ai đó tiếng ồn này có thể là âm nhạc, với ai đó khác đấy chỉ là nhiễu loạn; trong khoảnh khắc này bạn có thể không nhận biết về tiếng ồn, trong khoảnh khắc khác bạn sẽ trở nên nhận biết; trong khoảnh khắc này bạn dung thứ nó, trong khoảnh khắc khác bạn không thể chịu nổi nó, không thể dung thứ được. Tiếng ồn vẫn thế, phố xá vẫn thế, giao thông vẫn thế, nhưng tâm trí mơ của bạn thay đổi.
Với tâm trí mơ của bạn toàn bộ mọi thứ bao quanh bạn mang những mầu sắc mới. Khi chúng ta nói thế giới là ảo vọng, maya, điều đó không có nghĩa là thế giới này là không có; nó vẫn có đấy. Nhưng khi chúng ta thấy nó, cái thấy đó là ảo vọng. Chẳng tìm thấy nó ở đâu cả.
Cho nên khi ai đó đã thức tỉnh, không phải là thế giới này biến mất đi, nhưng thế giới mà người đó đã biết tới trước khi thức tỉnh đã biến mất hoàn toàn. Một thế giới hoàn toàn mới, một thế giới khách quan, đến thế chỗ của nó. Tất cả mọi mầu sắc bạn đã thấy, tất cả mọi hình dạng, tất cả mọi ý nghĩa và diễn giải mà bạn đã từng đưa ra theo tâm trí mơ của mình, không còn nữa.
Chừng nào còn liên quan tới thế giới ảo vọng này, thế giới maya này, thế giới của phóng chiếu này, chúng ta còn chưa hề sống trong thế giới. Mỗi người sẽ sống trong thế giới của riêng mình. Và có nhiều thế giới cũng nhiều như số người đang mơ. Tôi không là cùng một người dưới con mắt của từng người trong các bạn. Mỗi người lại phóng chiếu lên tôi cái gì đó. Chừng nào còn liên quan với tôi, tôi là một người. Nhưng nếu bản thân tôi đang mơ, thế thì thậm chí đối với tôi, tôi cũng khác cho từng khoảnh khắc. Với mỗi khoảnh khắc, cách diễn giải của tôi sẽ khác. Nếu tôi thức tỉnh thế thì tôi là một. Phật nói ở đâu đó rằng việc kiểm chứng lại một người đã chứng ngộ là ở chỗ người đó có phải luôn luôn là một hay không, giống hệt như nước biển vậy. Tại bất kì đâu, tại mọi nơi, nó đều mặn cả.
Nếu tôi thức tỉnh, thế thì với tôi, tôi là một - không chỉ trong cuộc đời này, mà tôi đã từng là một trong mọi kiếp sống đã qua. Tôi đã từng là một trong vĩnh hằng. Cái tôi thực vẫn còn lại cũng như cũ. Nó là không thay đổi được, chỉ có phóng chiếu là thay đổi. Màn ảnh vẫn còn là một - phim đổi, hình ảnh thay đổi. Nhưng màn ảnh chẳng bao giờ thấy được. Bạn thấy hình ảnh được chiếu lên trên nó. Khi không có việc chiếu phim thế thì bạn thấy màn ảnh, bằng không, màn ảnh chẳng bao giờ thấy được. Và màn ảnh vẫn cứ còn là một. Hình ảnh thay đổi và bạn thấy thay đổi trong tôi. Nếu tôi tỉnh thức, tôi sẽ là một đối với tôi, nhưng bạn sẽ nhìn vào tôi theo biết bao nhiêu cách thức vì bạn sẽ tới tôi với tâm trí mơ của mình mà nó sẽ phóng chiếu. Với ai đó tôi có thể trông như người bạn và đối với ai đó tôi có thể trông như kẻ thù. Người đó sẽ phóng chiếu bản thân mình.
Chúng ta tạo ra thế giới quanh mình, và mọi người đều sống trong thế giới của riêng mình. Đó là lí do tại sao có đụng chạm, thế giới xung đột, thế giới của bạn và thế giới của tôi. Cho nên khi hai người bắt đầu sống chung trong một căn phòng, có hai thế giới sống ở đó, và đụng chạm là không thể tránh khỏi. Không chỉ có hai người sống trong căn phòng đó. Căn phòng có đủ không gian cho hai người - nhưng căn phòng không đủ không gian cho hai thế giới. Bất kì khi nào có hai người trong một căn phòng, cũng có hai thế giới.
Toàn bộ xung đột của xã hội loài người, của mối quan hệ con người, là giữa hai thế giới, không phải giữa hai con người. Nếu, thực sự, tôi là một người không có thể giới được tạo ra bởi mơ của tôi và bạn cũng là một người không có thể giới được tạo ra bởi mơ của bạn, chúng ta có thể sống trong một căn phòng trong vĩnh viễn mà không có xung đột gì, vì căn phòng này là đủ cho hai người. Nhưng với hai thế giới thậm chí cả hành tinh này cũng không đủ. Tồn tại biết bao nhiêu thế giới, vì mỗi cá nhân là một thế giới. Và người đó sống bên trong thế giới của mình và khép kín. Đây là ngủ. Bạn có bao quanh mình một tấm màn mỏng các phóng chiếu, ý tưởng, khái niệm, quan niệm, diễn giải. Bạn là cái máy chiếu cứ liên tục phóng chiếu mọi thứ chẳng có ở đâu cả, chỉ có bên trong bạn, và toàn bộ thế giới trở thành màn ảnh. Bạn có thể chẳng bao giờ tự nhận biết được rằng bạn đang trong giấc ngủ say.
Có vị thánh Sufi, Hijra... một thiên thần xuất hiện trong giấc mơ của ông ấy. Thiên thần nói với ông ấy rằng ông ấy phải tích trữ thật nhiều nước có thể được vì sáng mai tất cả nước trên thế gian này sẽ bị quỉ bỏ thuốc độc, và mọi người nào uống phải thứ nước này đều sẽ phát điên. Cho nên vị thánh này tích trữ thật nhiều nước, suốt cả đêm. Và quả thực hiện tượng này xảy ra. Mọi người đều phát điên vào sáng hôm sau. Chẳng ai biết cả thành phố đã phát điên. Chỉ có vị thánh kia là không điên, nhưng cả thành phố nói dường như vị thánh kia đã phát điên. Ông ta biết là mọi người khác đã phát điên, nhưng chẳng ai tin ông ta cả. Ông ta cứ uống nước của mình và cứ ở một mình, nhưng ông ta không thể tiếp tục được. Toàn bộ thành phố đang sống trong một thế giới hoàn toàn khác. Chẳng ai chịu nghe ông ta cả, và bây giờ có tin đồn rằng ông ta sẽ bị bắt và bị tống vào ngục.
Rồi một sáng người ta tới để bắt ông ấy. Hoặc là ông ấy phải được chữa trị như con bệnh hoặc là phải vào tù. Ông ta không thể được phép tự do, ông ta phải trở nên hoàn toàn điên. Bất kì điều gì ông ta nói ra đều không thể nào hiểu nổi, ông ta nói theo ngôn ngữ khác. Vị thánh này lúng túng không biết làm sao giúp cho họ hiểu được. Ông ta cố gắng giúp cho họ nhớ lại quá khứ của mình, nhưng họ đã quên mọi thứ. Họ chẳng biết gì về quá khứ, về bất kì cái gì trước buổi sáng phát điên ấy. Họ không thể hiểu được, vị thánh kia đã trở thành không thể nào hiểu nổi. Họ bao quanh ngôi nhà của ông ta, họ bắt ông ta đi.
Còn vị thánh kia nói, "Cho tôi thêm một khoảnh khắc nữa. Tôi sẽ chữa cho bản thân mình." Ông ta chạy tới một cái giếng thông thường, uống nước, và ông ta trở nên ổn thoả. Bây giờ cả thành phố sung sướng. Vị thánh kia bây giờ là tốt. Bây giờ ông ta không điên nữa. Thực sự, ông ta đã phát điên bây giờ! Nhưng bây giờ ông ta là một phần và một mảnh của thế giới thông thường.
Nếu mọi người đều ngủ, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận biết rằng bạn đang ngủ. Nếu mọi người đều điên, và bạn cũng điên, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận biết về điều đó.
Điểm đạo có nghĩa là bạn đã buông xuôi cho ai đó, người đã thức tỉnh. Bạn nói, "Mình không hiểu điều đó. Mình không thể nào hiểu được và mình là một phần của thế giới đang điên khùng và ngủ say. Mình đang mơ mọi lúc. Lập luận của mình là rởm, vì bất kì khi nào mình hành động, mình cũng đều hành động từ phần bất hợp lí của tâm trí mình. Mình bao giờ cũng hành động một cách vô ý thức, thế rồi sau đó mình hợp lí hoá điều đó. Mình vào tình yêu với ai đó, và rồi mình bắt đầu hợp lí hoá tại sao mình yêu - lí do là ở đâu? Hiện tượng ấy xảy ra theo cách này. Trước hết mình bắt đầu thích cái gì đó, và rồi mình tìm ra lí do tại sao mình thích. Cái thích đến trước, rồi theo sau là việc hợp lí hoá. Và cái thích là bất hợp lí."
Cảm giác này có thể tới thậm chí từ một người đang ngủ vì việc ngủ không phải bao giờ cũng say. Nó chập chờn, trở nên rất sâu rồi quay lại và trở nên rất nông. Giấc ngủ chẳng bao giờ trên một bình diện. Có thăng giáng trong giấc ngủ; thậm chí trong giấc ngủ thông thường cũng có những thăng giáng. Trong cả đêm bạn không ở cùng một bình diện. Đôi khi bạn ngủ rất say, say đến mức bạn không thể nhớ được điều gì về nó sau đó. Nếu bạn đã ngủ rất say, thế thì sáng ra bạn nói, "Mình chẳng mơ gì cả." Bạn đã mơ, nhưng giấc ngủ say đến mức bạn không thể nhớ được. Bây giờ có những công cụ có thể chỉ ra rằng bạn đã mơ. Bạn phủ nhận nó bởi vì không kí ức nào có đó - bạn ngủ say thế, khoảng cách từ kí ức có ý thức của bạn lớn đến mức tâm trí không thể nào nhận được gì từ giấc mơ. Đôi khi giấc ngủ rất nông, chỉ bên bờ. Thế thì bạn có thể nhớ giấc mơ của mình. Thông thường chúng ta bao giờ cũng chỉ nhớ các giấc mơ về sáng, ngay trước khi chúng ta ra khỏi giấc ngủ, vì giấc ngủ lúc đó rất nông và lỗ hổng rất nhỏ.
Giấc ngủ thông thường là sự thăng giáng giữa biết bao nhiêu mức độ, biết bao nhiêu bình diện. Đôi khi bạn chỉ chập chờn giữa tỉnh và ngủ. Bạn có thể nghe thấy cái gì đó từ bên ngoài khi bạn đang chập chờn, khi sự thăng giáng chỉ ngay bên bờ. Bạn đã đi vào giấc ngủ, bạn nghe thấy điều gì đó, ai đó đang nói về cái gì đó. Cái được hiểu, cái bị mất, và bạn có thể nghe thấy. Nhưng khi bạn ngủ say, trong giấc ngủ sâu, thế thì ai đó đang nói và bạn không thể nào nghe thấy được. Không có vấn đề diễn giải, không có vấn đề ý nghĩa; bạn không thể nghe thấy được.
Giống như trong giấc ngủ thông thường này, điều hệt thế cũng xảy ra trong giấc ngủ siêu hình mà tôi đang nói tới. Đôi khi bạn ở ngay bên đường biên, rất gần với phật tính. Thế thì bạn có thể hiểu được cái gì đó về điều Phật đang nói tới, điều ông ấy đang nói. Bạn có thể hiểu điều gì đó. Tất nhiên, sẽ chẳng bao giờ đích xác được như nó đã được nói ra. Nhưng ít nhất bạn cũng có cái gì đó, bạn có thoáng nhìn về chân lí.
Cho nên một người đang ở biên giới của giấc ngủ siêu hình của mình sẽ muốn được điểm đạo. Người đó có thể nghe thấy điều gì đó, người đó có thể hiểu điều gì đó, người đó thấy điều gì đó. Mọi thứ dường như là trong sương mờ, nhưng người đó vẫn cảm thấy điều gì đó. Cho nên người đó có thể tiếp cận tới người đã thức tỉnh và tự mình buông xuôi. Đấy là điều mà người đang ngủ có thể làm được. Điều này có thể được thực hiện để người đó có thể buông xuôi mình. Buông xuôi này có nghĩa là người đó hiểu rằng cái gì đó hoàn toàn khác với giấc ngủ của mình đang xảy ra. Đâu đó người đó cảm thấy điều đó. Người đó không thể biết điều đó một cách đúng đắn, nhưng người đó cảm thấy nó.
Bất kì khi nào vị phật đi qua, những người đang ở đường biên của giấc ngủ đều cảm thấy rằng cái gì đó đã xảy ra với con người này. Ông ấy hành xử khác hẳn, ông ấy nói khác hẳn, ông ấy sống khác hẳn, ông ấy bước đi khắc hẳn. Cái gì đó đã xảy ra cho con người này. Những người trên đường biên có thể cảm thấy điều đó. Nhưng họ đang ngủ, và đường biên này không phải là cố định; lần nữa họ có thể đi vào trong giấc ngủ say. Nhưng dù chỉ một lời nói cũng có thể kéo họ ra, cho nên trước khi họ rơi vào trong vô ý thức sâu hơn họ có thể buông xuôi vào người đã thức tỉnh.
Đây là điểm đạo từ phía của người được điểm đạo. Người đó nói, "Tự bản thân tôi chẳng thể làm được gì, tôi bất lực. Và tôi biết rằng nếu tôi không buông xuôi trong khoảnh khắc này, tôi có thể lại đi vào giấc ngủ say. Thế thì sẽ không thể nào buông xuôi được." Cho nên có những khoảnh khắc không thể để bị mất được. Và người đã làm mất đi những khoảnh khắc đó thì không thể nào lấy lại chúng trong hàng thế kỉ, trong nhiều kiếp, vì việc đi tới đường biên này không phải nằm trong tay người ta.
Đôi khi nó xảy ra bởi nhiều nguyên nhân vượt ra ngoài kiểm soát của bạn. Bạn không thể kiểm soát được giấc ngủ của mình. Đôi khi sự việc xảy ra là vị phật đi ngang qua. Bạn có thể buông xuôi, nhưng chỉ nếu bạn đang trên đường biên.
Có một câu chuyện rất có ý nghĩa trong cuộc đời Phật...
Khi bản thân ông ấy trở nên thức tỉnh, trong bẩy ngày liên tục ông ấy đã im lặng. Ông ấy cảm thấy không thích nói. Đây là câu chuyện rất hay. Các thiên thần thấy băn khoăn, vì nếu Phật vẫn cứ im lặng, những người đã trên đường biên sẽ trở thành cái gì? Ông ấy chẳng thể làm được gì cho những người đang trong giấc ngủ say; thậm chí vị phật cũng chẳng thể làm được gì cho họ. Và ông ấy chẳng làm được gì cho những người đã thức tỉnh; họ không cần bất kì sự giúp đỡ nào từ phía người ấy. Nhưng có một vài người ở ngay bên bờ, và chỉ một cái đẩy nhỏ sẽ làm cho họ thức tỉnh. Chính sự có mặt của ông ấy có thể là đủ để thức tỉnh họ.
Cho nên các thiên thần tới Phật, cầu xin ông ấy, và yêu cầu ông ấy nói. Phật đã nói với họ, "Có những người không thể giúp gì được. Họ ngủ say quá, nói với họ cũng vô ích. Những người có thể nghe ta, họ đều đã thức tỉnh. Cho nên cũng chẳng cần phải nói với họ. Vậy sao các ông yêu cầu ta nói? Điều ấy vô nghĩa. Để cho ta im lặng."
Còn các thần nói, "Nhưng vẫn còn lại một loại người nữa. Những người chưa thức tỉnh đến mức họ có thể hiểu được - họ mới ngay trên đường biên. Họ thậm chí không thể nghe tất cả lời thầy nói, nhưng chỉ một lời cũng có thể kéo được họ ra. Thầy nói đi. Chỉ sau hàng nghìn hàng nghìn năm mới có một người trở thành phật. Thầy nói đi, xin thầy đừng im lặng. Cơ hội này không nên để lỡ."
Phật trở nên bị thuyết phục. Đúng vậy, còn có loại người thứ ba. Loại người này là loại người được điểm đạo, loại giữa.
Từ một người được điểm đạo vấn đề là buông xuôi, và chẳng phải làm gì khác. Việc điểm đạo nghĩa là tự buông xuôi. Thuật ngữ phật giáo cho việc điểm đạo và người được điểm đạo là srotapanna, người đã xuôi theo dòng nước. Phật tuôn chảy tựa như dòng nước. Người buông xuôi bản thân mình, rơi vào trong dòng nước và bắt đầu chảy, là srotapanna, dự lưu. Dòng nước không thể đến với bạn. Dòng nước đang chảy qua cạnh nhà bạn, bạn có thể nhảy vào nó. Nhưng nếu bạn bắt đầu bơi, thế thì bạn sẽ bắt đầu kháng cự, tranh đấu với dòng nước. Thế thì bạn sẽ phải có mục tiêu của mình, mục đích của mình để đạt tới đâu đó.
Cho nên có những người tới gặp người đã chứng ngộ, nhưng họ sẽ bắt đầu tranh biện. Họ sẽ muốn các lí do, họ sẽ đòi bằng chứng, họ sẽ muốn được thuyết phục. Cách này là vật lộn - họ tranh đấu với người đã chứng ngộ. Điều này chẳng hại gì cho người đã chứng ngộ, nhưng điều này làm hại bạn bởi vì khoảnh khắc đó đã bị mất. Bạn thuộc vào loại người giữa, đó là lí do tại sao bạn đã tới. Nhưng bây giờ bạn đang làm mất khoảnh khắc; có thể là bạn sẽ lại đi nữa vào trong giấc ngủ sâu. Buông xuôi có nghĩa là người bắt đầu trôi với dòng nước, người trao bản thân mình cho dòng nước.
Bây giờ dòng nước chảy; người đó theo nó. Người đó chỉ trong buông bỏ, buông bỏ hoàn toàn. Cho nên với người được điểm đạo, việc điểm đạo là buông bỏ, tin cậy hoàn toàn, buông xuôi hoàn toàn. Nó không bao giờ có thể là bộ phận. Nếu bạn buông xuôi một phần, bạn không buông xuôi; bạn đang tự lừa dối mình. Không thể có buông xuôi bộ phận được vì trong buông xuôi bộ phận, bạn đang ngăn cản điều gì đó, và việc ngăn cản đó có thể đẩy bạn lại vào trong giấc ngủ say. Phần không buông xuôi đó sẽ chứng tỏ tính định mệnh; bất kì khoảnh khắc nào bạn cũng đều có thể lại vào trong giấc ngủ say. Buông xuôi bao giờ cũng là toàn bộ. Đó là lí do tại sao niềm tin là cần tới và bao giờ cũng sẽ cần tới trong điểm đạo.
Niềm tin là cần thiết như một điều kiện toàn bộ, như một yêu cầu toàn bộ. Và khoảnh khắc bạn buông xuôi toàn bộ, mọi sự bắt đầu thay đổi. Bây giờ bạn không thể đi ngược lại mảnh đất mơ của mình nữa. Buông xuôi này làm tan tành toàn bộ phóng chiếu. Buông xuôi này làm tan tành toàn bộ tâm trí phóng chiếu, vì tâm trí phóng chiếu này được cột chặt với bản ngã. Nó không thể sống được mà không có bản ngã. Bản ngã là trung tâm chính của nó. Tôi gọi ai đó là bạn tôi. Tại sao? Tôi gọi ai đó là kẻ thù của tôi. Tại sao? Kẻ thù là người làm tổn thương bản ngã của tôi, còn bạn bè là người đã nuôi dưỡng nó, người đã ấp ủ nó. Đó là lí do tại sao chúng ta nói, "Người bạn khi cần là người bạn thực sự." Tại sao cần? Cần là gì? Cái cần tới khi bản ngã của bạn đang đói, thế thì bạn biết tới người bạn. Toàn bộ thế giới mơ của chúng ta, toàn bộ tâm trí đang mơ của chúng ta, đều dựa trên cái bệ bản ngã. Nếu bạn buông xuôi, bạn nên buông xuôi từ ngay cơ sở. Bạn đã từ bỏ hoàn toàn. Bây giờ bạn không thể nào tiếp tục lưỡng lự, vì giấc mơ đã bị loại bỏ.
Cho nên từ phía của người điểm đạo, đấy là buông xuôi hoàn toàn. Với người đã được điểm đạo, không khó lắm để hiểu điểm đạo là gì. Điều đấy là rất đơn giản. Đấy chỉ là người đang ngủ yêu cầu giúp đỡ để được thức tỉnh, và người đó buông xuôi cho ai đó, người đang thức tỉnh. Điều này rất đơn giản. Sự việc không phức tạp là mấy.
Nhưng với người điểm đạo cho bạn, sự việc lại rất phức tạp, rất khó. Thông thường chúng ta nghĩ rằng buông xuôi là rất khó. Bạn bất lực, bạn không thể làm được bất kì cái gì. Bạn có thể không buông xuôi, nhưng khi bạn biết nhiều hơn bạn sẽ đi tới điểm buông xuôi. Một hôm nào đó điều này chắc chắn sẽ tới vì bạn không thể nào làm được bất kì cái gì khác. Bạn không thể tiếp tục với thái độ không buông xuôi, vì điều này sẽ tạo ra khổ, đau đớn và địa ngục cho bạn. Bạn không thể tiếp tục được. Chắc chắn sẽ tới một khoảnh khắc mà từ chán nản của mình, từ ác mộng của mình, bạn sẽ buông xuôi. Điều này không phải là phần khó của việc điểm đạo. Đây là điều rất đơn giản. Nhưng với người điểm đạo cho bạn, đấy là việc rất phức tạp; có nhiều thứ bao hàm trong đó. Nhiều điều là bí truyền, không công truyền. Cũng tốt là chúng ta nên hiểu từ những điều công truyền, bên ngoài, và rồi tiến tới điều bí truyền, bên trong.
Điều đầu tiên tương ứng với buông xuôi là trách nhiệm. Người đang ngủ mà buông xuôi, người đang tỉnh thức phải nhận trách nhiệm. Khi bạn tới vị phật, tới một Jesus hay một Mohammed, và buông xuôi bản thân mình, người ấy sẽ nhận toàn bộ trách nhiệm. Điều bạn đang buông xuôi là ở chỗ việc đó là với bạn. Bạn không thể buông xuôi bất kì cái gì thêm nữa - bạn không là gì khác hơn ngủ và mơ. Bạn buông xuôi điều này - ngủ của bạn, mơ của bạn, toàn bộ cái vô nghĩa của bạn về quá khứ, bạn buông xuôi.
Buông xuôi bao giờ cũng là về quá khứ; trách nhiệm bao giờ cũng dành cho tương lai. Bạn không có tương lai, bạn chỉ là quá khứ mơ. Nhiều kí ức, về mơ, về nhiều kiếp sống, phải buông xuôi.
Điều đó nữa bạn buông xuôi cũng rất gay go. Ngay cả buông xuôi điều này, quá khứ bụi bặm, cũng khó khăn thế. Không có gì nhiều hơn là với bạn. Bạn đã từng ngủ và mơ. Bạn có kỉ lục về biết bao giấc mơ - cả tốt lẫn tồi, đẹp lẫn xấu, nhưng tất cả các giấc mơ đều như nhau. Bạn buông xuôi trước khi bị mất: điều đó nữa cũng rất vất vả, điều đó nữa cũng rất khó khăn, cuộc vật lộn; điều đó nữa bạn cũng cố ngăn cản, cố kháng cự. Cái gì đó cần phải vớt vát lại. Bạn đã có gì? Chẳng có gì ngoài một chuỗi dài những mơ, ngủ dài lâu.
Cho nên từ người được điểm đạo đấy là việc buông xuôi quá khứ. Từ người điểm đạo cho bạn, đấy là trách nhiệm cho tương lai. Người đó trở thành có trách nhiệm, và chỉ người đó mới có thể có trách nhiệm được. Bạn không bao giờ có thể có trách nhiệm - làm sao người đang ngủ lại có trách nhiệm được? Trách nhiệm không bao giờ là một phần của giấc ngủ. Nếu bạn phạm tội giết người trong giấc ngủ, nếu bạn là người mộng du bước đi trong giấc ngủ và bạn phạm tội giết người, chẳng toà án nào cho là bạn có trách nhiệm cả, vì không có việc trách nhiệm. Một người đang ngủ say làm sao người đó có trách nhiệm được? Bạn chẳng bao giờ cảm thấy trách nhiệm về giấc mơ của mình. Bạn có thể phạm phải mọi điều trong giấc mơ, nhưng bạn chẳng bao giờ cảm thấy bất kì trách nhiệm nào cả. Bạn có thể giết người, nhưng bạn nói rằng đấy chỉ là mơ.
Trách nhiệm tới với tỉnh thức. Điều này là một luật nền tảng thực sự của cuộc sống. Người đang ngủ không có trách nhiệm thậm chí cả với bản thân người đó, còn người đã thức tỉnh có trách nhiệm ngay cả đối với những người khác.
Người đã chứng ngộ, người đã thức tỉnh, cảm thấy người đó thậm chí còn có trách nhiệm cho toàn bộ đống hỗn độn bạn tạo ra. Vị phật cảm thấy từ bi. Vị phật cảm thấy mặc cảm về tội ác của bạn, về tội lỗi của bạn; ông ấy cảm thấy có phần của ông ấy, ông ấy cảm thấy có trách nhiệm. Ông ấy biết rằng bạn không biết và ông ấy đầy nhận biết. Chẳng hạn, cuộc chiến thế giới lần thứ ba sắp tới. Người thức tỉnh biết hoàn toàn rõ rằng nó đang tới. Mỗi ngày nó lại tới gần hơn. Nó đang tới ngày một gần hơn. Chẳng bao lâu nữa nó sẽ bao phủ chúng ta. Bạn đang ngủ và chìm sâu trong giấc ngủ. Người đó không ngủ, người đó không mơ. Người đó tràn đầy ý thức như ra đa; người đó biết tương lai đang đến. Người đó cảm thấy mặc cảm, người đó phải là điều gì đó.
Chẳng hạn, bạn đang trong máy bay, đang bay trên trời. Bạn đang ngủ, mơ màng, nhưng viên phi công đang nhận biết. Nếu bất kì cái gì sắp xảy ra, nếu động cơ bắt đầu phát sinh tiếng động, một hơi chút tiếng động; nếu không ai biết về điều đó nhưng cái gì đó đã sai lạc, chỉ có ông ấy là có trách nhiệm. Không ai khác chịu trách nhiệm. Ông ấy đầy tỉnh thức, và chỉ có một người duy nhất.
Vị phật sẽ cảm thấy có trách nhiệm về tất cả các tội ác và tội lỗi. Toàn bộ câu chuyện về Jesus đều dựa trên trách nhiệm này. Toàn bộ Ki tô giáo, toàn bộ khái niệm, đều bắt đầu từ trách nhiệm này. Jesus cảm thấy có trách nhiệm về tất cả những tội lỗi của con người từ thời Adam cho tới chúng ta. Jesus cảm thấy có trách nhiệm, cho nên ông ấy mang cây thập tự trên vai để cho tội lỗi của chúng ta có thể được tha thứ, miễn thứ. Ông ấy không có trách nhiệm về mọi điều. Nếu Adam đã làm điều gì đó và toàn bộ tâm trí con người đã làm điều gì đó, tại sao ông ấy lại phải chịu trách nhiệm? Những người Ki tô giáo giáo điều đã thảo luận về điều này hàng thế kỉ. Jesus chẳng phạm vào tội lỗi nào cả; ấy vậy mà tôi nói ông ấy cảm thấy có trách nhiệm vì ông ấy là người thức tỉnh. Bởi chính hiện tượng thức tỉnh mà ông ấy trở nên có trách nhiệm với tất cả những điều người ngủ đã làm. Gánh nặng của ông ấy tăng lên, cây thập tự của ông ấy thật nặng. Việc bị đóng đinh của ông ấy là một biểu tượng; đấy là vì chúng ta mà ông ấy chết để cho chúng ta có thể sống. Đó là lí do tại sao việc đóng đinh của Jesus lại đã trở thành sự kiện lịch sử.
Ông ấy là người đã cảm thấy có trách nhiệm cho toàn bộ loài người, và chết đi vì điều đó để cho con người có thể được biến đổi. Nhưng ngay cả với cái chết của ông ấy mà chúng ta cũng vẫn chẳng được biến đổi. Thông điệp của ông ấy chúng ta nghe trong mơ, và chúng ta diễn giải nó theo cách của riêng mình. Thế thì cuộc đời ông ấy lại trở thành một phần của thế giới mơ của chúng ta. Chúng ta tạo ra nhà thờ và giáo lí, chúng ta tạo ra giáo phái. Thế thì mới có các giáo phái chính thống và tin lành và biết bao nhiêu giáo phái khác. Toàn bộ cái vô nghĩa này trở lại theo bao nhiêu cách thức mới, và thế giới này vẫn còn lại như cũ.
Chúng ta bắt đầu tôn thờ ông ấy. Tức là, chúng ta bắt đầu mơ về ông ấy, rằng ông ấy là con của Thượng đế. Chúng ta không được điểm đạo, chúng ta không được biến đổi. Thay vì thế, ngược lại, chúng ta biến thực tại của ông ấy vào trong giấc mơ của mình. Chúng ta tạo ra nhà thờ cho ông ấy, chúng ta tạo ra thần tượng cho ông ấy, chúng ta tôn thờ ông ấy - và tiếp tục giấc ngủ của mình. Thực tế, chúng ta dùng ông ấy như liều thuốc an thần. Nó trở thành công việc ngày chủ nhật. Mỗi tuần một giờ chúng ta tới ông ấy, và rồi chúng ta tiếp tục lối mòn riêng của mình. Ông ấy giúp chúng ta ngủ say; ý thức của chúng ta trở nên thoải mái, chúng ta cảm thấy mình mang tính tôn giáo. Chúng ta đi nhà thờ cầu nguyện, tôn thờ, và quay về lại vẫn như cũ. Chúng ta trở nên thoải mái hơn. Bây giờ không còn là gánh nặng đối với việc là tôn giáo, đối với việc được biến đổi. Chúng ta là tôn giáo vì chúng ta đã ở nhà thờ nơi chúng ta đã tôn thờ và cầu nguyện. Chúng ta là tôn giáo, và toàn bộ điều này cứ tiếp diễn theo cùng cách thức ấy.
Tương ứng với buông xuôi là trách nhiệm. Trách nhiệm có nghĩa là tính trả lời được. Nó có nghĩa là Jesus cảm thấy trả lời được cho bạn. Ông ấy cảm thấy rằng nếu có bất kì Thượng đế nào, ông ấy sẽ có trách nhiệm. Ông ấy sẽ được hỏi và ông ấy sẽ phải trả lời tại sao điều này hay điều nọ xảy ra cho nhân loại. Trách nhiệm có nghĩa là thế này. Ông ấy cảm thấy điều đó như việc xảy ra tự nhiên với mình. Và nếu bạn tới với ông ấy và buông xuôi theo ông ấy, thế thì ông ấy trở thành đặc biệt có trách nhiệm với bạn.
Krishna có thể nói với Arjuna, "Bỏ mọi thứ đi. Đến với ta, buông xuôi dưới chân ta." Jesus có thể nói, "Ta là chân lí. Ta là lối cổng, ta là chiếc cổng. Đến với ta, đi qua ta. Ta sẽ là nhân chứng cho ngày phán xử cuối cùng của ông. Ta sẽ trả lời cho ông." Đây là tất cả sự tương tự. Mọi ngày đều là ngày phán xử, và mọi khoảnh khắc đều là khoảnh khắc phán xử. Sẽ không có bất kì ngày cuối cùng nào cả. Đây chỉ là điều mà những người được Jesus nói, có thể hiểu được. "Ta sẽ chịu trách nhiệm cho ông, và ta sẽ trả lời cho ông khi điều thiêng liêng hỏi, và ta sẽ có đó như một nhân chứng. Ông buông xuôi theo ta; ta sẽ là nhân chứng cho ông," Jesus đã nói.
Đây là trách nhiệm lớn. Không người nào đang ngủ có thể nhận lãnh được nó, vì thậm chí mang trách nhiệm của riêng mình cũng trở thành khó khăn trong giấc ngủ. Bạn không thể nào mang trách nhiệm của người khác được. Bạn có thể mang trách nhiệm của người khác chỉ khi trách nhiệm của bạn không còn nữa, khi bạn hoàn toàn không nặng gánh nữa - thực sự, khi bạn không có nữa! Tuyên bố về việc không có nữa này đã được nêu ra theo biết bao nhiêu cách.
Khi Jesus nói, "Ta là con của người cha đang trên cõi trời," điều ông ấy thực sự ngụ ý là ở chỗ ông ấy không phải là con của một người vẫn được biết là cha ông ấy, ông ấy không phải là con của Mary người được biết như mẹ ông ấy. Tại sao? Đôi khi điều đó dường như rất nghiệt ngã. Một hôm ông ấy đang đứng trong đám đông và ai đó nói, "Mẹ ông, bà Mary, đã tới. Bà ấy đang gọi ông bên ngoài đám đông, bà ấy đang đợi ông đấy." Và Jesus nói, "Ta không có mẹ! Ai là mẹ ta? Ai là cha ta? Không ai là mẹ ta, không ai là cha ta cả." Điều đó dường như thật nghiệt ngã. Người mẹ đang đứng bên ngoài đám đông. Bà ấy đang đợi, còn Jesus lại nói để bảo bà ấy, "Không ai là mẹ ta, không ai là cha ta cả." Tại sao? Ông ấy chỉ chối bỏ hình mẫu mơ của bạn. "Đây là cha ta, mẹ ta, vợ ta, người đó..." Đây là hình mẫu của tâm trí mơ màng, thế giới mơ, thế giới của phóng chiếu. Jesus chỉ chối bỏ nó. Và khoảnh khắc bạn chối bỏ người mẹ, bạn đã chối bỏ toàn bộ thế giới, vì với người mẹ mọi thứ lại bắt đầu - toàn bộ thế giới. Đó là chỗ bắt đầu, gốc rễ của mối quan hệ, gốc rễ của samsara.
Nếu bạn chối bỏ mẹ bạn, bạn đã chối bỏ mọi thứ. Điều đó dường như là nghiệt ngã đối với những người đang ngủ say, nhưng đấy chỉ là sự kiện. Việc nhấn mạnh rằng "Ta là con của người đang ở trên cõi trời," chỉ là nói, "Ta không phải là một cá nhân. Ta không phải là Jesus, con của Mary. Ta là một phần, một mảnh của lực thiêng liêng, lực vũ trụ."
Một người cảm thấy giống thế, giống một phần của vũ trụ, có thể điểm đạo cho bạn. Ngược lại, không ai có thể điểm đạo cho bạn được. Không cá nhân đặc biệt nào có thể điểm đạo cho bất kì ai. Và điều đó xảy ra biết bao nhiêu lần, nó vẫn đang xảy ra hàng ngày - những người mà bản thân họ đang ngủ sẽ điểm đạo cho những người cũng đang ngủ; mù dẫn đường cho đui. Cả hai đều rơi xuống hố. Không một ai đang ngủ có thể điểm đạo cho người nào được cả. Nhưng bản ngã muốn điểm đạo; thái độ bản ngã này đã chứng tỏ rất nguy hiểm.
Toàn bộ việc điểm đạo, toàn bộ bí ẩn của nó, toàn bộ cái đẹp của nó, trở thành xấu xí bởi những người không được quyền điểm đạo. Chỉ người không có bản ngã bên trong, người không ngủ bên trong, người không mơ bên trong, mới có thể điểm đạo được. Nếu không, việc điểm đạo sẽ là tội lớn, vì thế thì bạn đang lừa dối không chỉ người khác mà cả bản thân mình nữa - vì điểm đạo là trách nhiệm lớn, trách nhiệm tối thượng. Bây giờ bạn đang trở nên có trách nhiệm với người khác. Việc trở nên có trách nhiệm với ai đó không phải là trò chơi, nó lấy đi điều không thể trong tay bạn. Bạn đang trở nên có trách nhiệm với ai đó khác mà đang dại dột điên rồ.
Cho nên trách nhiệm này chỉ có thể nhận lãnh khi có buông xuôi hoàn toàn; nếu không, không thể nhận lãnh được. Người vẫn còn ôm giữ chính mình, người đó không thể nào nhận trách nhiệm được, vì người đó sẽ tiếp tục bản thân mình; người đó sẽ không nghe bạn. Người đó sẽ diễn giải bạn theo cách riêng của người đó.
Có một câu chuyện Sufi...
Một người giầu chết. Ông ta không chỉ giầu có, ông ta còn khôn ngoan nữa, vốn là một điều rất hi hữu. Con ông ta mới chỉ mười hay mười hai gì đó, cho nên ông ta đã làm một di chúc trong đó ông viết cho các bậc huynh trưởng trong làng, các panchayat. Ông đã công bố trong di chúc đó, "Bất kì cái gì các ông thích nhất trong số tài sản của tôi, xin ông hãy lấy; thế rồi ông hãy trao nó cho con tôi." Tờ di chúc quả là rõ ràng như ánh mặt trời.
Năm vị huynh trưởng đã phân chia toàn bộ số tài sản đó. Tất cả những gì có giá trị, họ đều chia cho mình. Chẳng còn lại cái gì ngoại trừ một chút ít những thứ vô dụng. Chẳng ai sẵn sàng nhận cái đó, cho nên nó được trao cho đứa nhỏ. Nhưng người mới chết này cũng trao một bức thư cho đứa con, mà dự định để nó sẽ bóc thư ra khi đến tuổi trưởng thành. Cho nên khi nó đủ tuổi, nó đã mở bức thư mà bố nó viết ra, "Tất nhiên các vị huynh trưởng sẽ diễn giải chúc thư này theo cách của riêng họ. Khi con đến tuổi trưởng thành, hãy nêu cách diễn giải này về bức chúc thư. Đây là cách diễn giải của bố, đây là điều bố định nói: Lấy những gì các ông thích nhất, và rồi, tất cả những gì các ông thích nhất ấy, xin trao nó cho con tôi."
Đứa con đưa trình bức thư này cho các vị huynh trưởng. Họ chưa bao giờ nghĩ gì tới ý nghĩa như vậy, cho nên họ đã phân chia mọi thứ cho nhau. Họ đem trả toàn bộ các thứ, vì bây giờ ý nghĩa đã rõ ràng, và đứa trẻ đã sẵn sàng. Và người bố cũng đã viết: "Cũng tốt là họ đã diễn giải theo cách riêng của họ cho đến thời điểm con nhận lại, vì nếu bố trao trực tiếp nó cho con, trước khi con đến tuổi trưởng thành, nó sẽ bị các vị huynh trưởng phá huỷ mất. Cứ để cho họ bảo vệ nó như tài sản của riêng mình cho tới khi con đã sẵn sàng kế tục." Và quả họ đã gìn giữ nó như là của riêng mình.
Bất kì khi nào có buông xuôi một phần, bạn sẽ diễn giải mọi thông điệp, mọi chỉ thị, mọi mệnh lệnh cho bạn, theo cách hấp dẫn cho bạn nhất. Trong giấc ngủ của mình, bạn sẽ làm cho điều đó thành có ý nghĩa qua tâm trí ngủ của mình. Cho nên chừng nào một người còn chưa buông xuôi toàn bộ, người ấy không thể nào nhận trách nhiệm được. Và khi một người buông xuôi hoàn toàn, toàn bộ trách nhiệm dồn lên thầy, lên người đã thức tỉnh. Thế thì nó là toàn bộ.
Ngày xưa, điểm đạo là không dễ dàng; nó là điều khó nhất. Chính hiện tượng này đặc trưng là ở chỗ nó phải khó khăn. Người ta phải đợi nhiều năm để được điểm đạo. Thậm chí người ta có thể phải đợi đến suốt cả đời, vì chừng nào một người còn chưa sẵn sàng, người đó còn chưa được điểm đạo. Giai đoạn chờ đợi này thực sự là mảnh đất kiểm tra. Bạn có kiên nhẫn không? Bạn có thể đợi được không? Chỉ trong khi chờ đợi, độ chín chắn của bạn mới lộ ra. Đứa trẻ không thể nào chờ đợi dù chỉ trong một thoáng chốc. Nếu nó muốn một đồ chơi, là nó muốn có ngay lúc đó; nó không thể đợi được. Tâm trí càng nôn nóng, càng ít chín chắn. Cho nên ngày xưa trước khi điểm đạo, người ta phải đợi biết bao nhiêu năm. Chờ đợi này là mảnh đất kiểm tra, và chờ đợi này cũng là kỉ luật.
Chẳng hạn, người Sufi sẽ chỉ điểm đạo khi bạn đã chờ đợi trong một thời kì đặc biệt. Bạn đợi, không hỏi han, chỉ cho tới một khoảnh khắc mà bản thân thầy sẽ trả lời.
Người ta phải làm nhiều thứ. Chẳng hạn, thầy Sufi có thể là thợ đóng giầy. Nếu bạn định xin điểm đạo, bạn sẽ phải giúp ông ta nhiều năm trong việc đóng giầy, và điều này thậm chí cũng không thể nào được hỏi: Điều gì sẽ xảy ra qua việc đóng giầy? Làm sao bạn định trở thành người tự phát triển được? Làm sao bạn trở thành điều thiêng liêng? Việc làm giầy này, có gì liên quan? Nếu thậm chí còn hỏi tới việc liên quan, bạn sẽ bị đuổi ra, vì đấy không phải là việc của bạn.
Việc của thầy là biết cái gì có liên quan. Làm sao bạn biết được? Bạn không biết điều thiêng liêng, cho nên bạn không thể biết việc làm giầy có quan hệ với điều thiêng liêng; bạn không thể biết được. Trong năm năm trời một người chỉ chờ đợi và giúp thầy trong việc làm giầy. Thầy sẽ chẳng bao giờ nói về cầu nguyện hay thiền cả. Thầy sẽ chẳng bao giờ nói về bất kì cái gì ngoại trừ việc làm giầy. Bạn phải đợi trong năm năm - nhưng đây lại chính là việc thiền. Đấy không phải là việc thiền thông thường, bạn sẽ phải được tẩy rửa sạch qua nó.
Việc chờ đợi đơn giản, không hỏi han này, tin cậy này, sẽ làm nên nền tảng sẵn sàng cho buông xuôi hoàn toàn. Và đôi khi, việc này trông từ bên ngoài dễ dàng thế. Nó không dễ dàng như vậy đâu, nó rất khó đấy. Tâm trí bạn sẽ chống cự, tâm trí bạn sẽ hỏi những câu hỏi, tâm trí bạn sẽ đặt ra vấn đề. Nó sẽ hỏi, "Mình đang làm gì thế này? Mình đang làm cái gì đó đúng đắn hay chỉ làm phí thời gian thôi? Người này có thực sự là người có giá trị không, với việc làm giầy này? Nó có gì liên quan tới tìm kiếm hay không?"
Tâm trí sẽ tiếp tục hỏi. Bên trong bạn sẽ sôi sùng sục, ấy thế mà bạn không thể nào hỏi được. Bạn phải tin cậy, bạn phải chờ đợi cho đến khoảnh khắc. Nếu bạn có thể đợi thậm chí một năm thôi, tâm trí sẽ tự nó trở nên im lặng. Nó không thể tiếp tục chừng nào bạn không nuôi dưỡng nó hàng ngày, chừng nào bạn không giúp đỡ nó hàng ngày. Khi nào bạn không bị nó quấy rối hàng ngày, nó không thể tiếp tục được. Bạn chỉ phải chờ đợi, và tâm trí huyên thuyên đặt ra câu hỏi.
Bạn phải chờ đợi, chờ đợi và chờ đợi, thế thì câu hỏi sẽ trở thành vô nghĩa. Tâm trí sẽ bị cạn kiệt. Nó sẽ mất mối quan tâm, nó sẽ chỉ đi đến chết. Và dù bạn chờ đợi, một khoảnh khắc sẽ tới khi không còn việc hỏi nào nữa. Khi không có việc hỏi, thầy sẽ trả lời.
Đúng khoảnh khắc không còn việc hỏi bên trong đệ tử là khoảnh khắc cho thầy trả lời, vì bây giờ bạn có thể nghe thấy. Huyên thuyên của bạn đã dừng; bây giờ bạn im lặng, bây giờ bạn đã trở thành bước chuyển. Nhưng thông thường chúng ta cảm thấy tâm trí thường ngày. Chúng ta bị quấy rối, chúng ta sẽ thậm chí không đợi được một giờ để xem liệu nó có còn tiếp tục trong một giờ hay không. Bạn sẽ thậm chí không chờ đợi và xem liệu tâm trí này có thể tiếp tục hay không.
Nó có thể tiếp tục, vì với tâm trí chẳng có gì vĩnh hằng cả. Tự nó cứ thế nó đi.
Một vị thầy Tây Tạng, Milarepa, đã có một qui tắc cho tâm trí là nếu câu hỏi nào đó nêu ra cho ông ấy, ông ấy sẽ trả lời chỉ sau khi bạn đợi bẩy ngày. Đây là cái giá mà người ta phải trả cho mọi thứ. Nếu bạn hỏi vào khoảnh khắc này, ông sẽ đuổi bạn ra: "Đợi bẩy ngày nữa, cứ dừng lại với câu hỏi ấy." Và thực sự bạn không thể dừng lại với nó trong bẩy ngày được. Bẩy ngày quá lâu.
Đôi khi ai đó tới tôi và hỏi tôi một câu hỏi, và nếu tôi có thể né tránh người đó và nói thậm chí đến hai phút về một điều gì đó khác, người đó liền quên mất câu hỏi, người đó chẳng bao giờ quay lại với câu hỏi của mình nữa. Người đó có thể thao thao bất tuyệt hàng giờ và sẽ không nêu lại câu hỏi đó nữa. Đấy chỉ là một ý chợt nảy ra, một làn sóng, nó chẳng có nghĩa gì cả. Cho nên nếu bạn có thể đợi năm năm, bạn sẽ không như cũ nữa.
Chờ đợi sẽ là khó khăn lớn. Ngày xưa điểm đạo được tiến hành sau chờ đợi lâu dài. Thế thì buông xuôi là dễ dàng, và trách nhiệm nữa cũng có thể gánh vác được. Bây giờ toàn bộ vấn đề đã trở thành khó khăn, chẳng ai sẵn sàng chờ đợi cả. Bệnh cấp tính nhất của tâm trí hiện đại là vội vàng. Hiện tượng mới của tâm trí hiện đại là có ý thức thời gian, sự thay đổi cơ bản đã tới trong tâm trí là có ý thức thời gian. Chúng ta đã trở thành ý thức tới thời gian đến mức chúng ta không thể nào chờ đợi đến một khoảnh khắc. Đấy là một điều không thể được.
Đó là lí do tại sao toàn bộ thời đại này đã trở thành ngây thơ. Chẳng có chín chắn ở đâu cả, vì chín chắn bao giờ cũng là sản phẩm phụ của chờ đợi. Và chờ đợi chỉ có thể với tâm thức vô thời, không phải với tâm thức thời gian. Bởi có ý thức thời gian này, việc điểm đạo trở thành không thể được. Bạn không thể nào được điểm đạo. Bạn chạy qua vị phật và hỏi ông ấy, "Thầy điểm đạo cho tôi chứ?" Bạn gặp vị phật trên phố trong khi đang chạy. Và thậm chí việc thốt ra sáu lời này cũng chẳng có được từ trạng thái đứng, bạn vẫn cứ đang chạy.
Chín chắn đã trở thành không thể có được. Nhưng tại sao việc có ý thức thời gian này lại là rào chắn, là rào chắn lớn nhất? Tại sao trước đây nó không có đó? Tại sao bây giờ nó lớn thế.
Có ý thức thời gian chỉ tăng thêm khi bạn trở nên sợ chết. Bạn có thể không nhận biết về nó, nhưng bạn càng trở nên nhận biết về cái chết, bạn càng trở nên ý thức tới thời gian. Không một khoảnh khắc nào đáng bị mất! Cái chết có đó; mọi khoảnh khắc mất đi là mất đi mãi mãi. Và cái chết tới gần, bạn sắp chết, cho nên tận dụng mọi khoảnh khắc đi! Cái chết đang tới, không ai có thể chờ đợi được. Không ai biết cái gì sẽ xảy ra ngày mai. Khoảnh khắc tiếp, cái chết có thể tới. Bạn trở nên không thoải mái, bạn bắt đầu run rẩy, bạn bắt đầu chạy.
Toàn bộ việc chạy này của tâm trí hiện đại là bởi vì sợ cái chết.
Lần đầu tiên con người sợ cái chết đến thế vì lần đầu tiên con người đã trở thành hoàn toàn không biết gì về cái bất tử. Nếu bạn có nhận biết về cái bất tử, thế thì chẳng vội vã gì. Bạn sống trong vĩnh hằng và bao giờ cũng đủ thời gian, còn quá đủ nữa. Chẳng có gì bị mất cả, vì thời gian là vĩnh hằng. Cho nên nếu một khoảnh khắc bị mất, điều đó không có nghĩa là thời gian còn lại sẽ ít đi. Thời gian vẫn còn y nguyên như cũ vì nó là vĩnh hằng. Từ một kho báu vô lượng, bạn chẳng thể nào mất đi cái gì cả. Bạn có thể cứ làm mất, cũng chẳng khác biệt gì; cái còn lại vẫn thế. Bạn không thể lấy được cái gì từ nó cả. Nhưng chúng ta là đoạn thời gian ngắn ngủi. Thời gian ngắn ngủi, và cái chết có đấy.
Chúng ta chỉ ý thức tới thân thể đang sắp chết đi, chúng ta không ý thức tới tâm thức bên trong, cái bất tử. Thời cổ đại đã có những người có ý thức tới cái bất tử. Bởi vì tâm thức của họ về cái bất tử, nên họ đã tạo ra bầu không khí, môi trường trong đó không có vội vã. Mọi sự chuyển động một cách chậm rãi dường như là chúng không chuyển vận chút nào. Thế thì việc điểm đạo là dễ dàng, thế thì việc chờ đợi là dễ dàng, thế thì việc buông xuôi là dễ dàng, thế thì việc có trách nhiệm là dễ dàng. Bây giờ tất cả chúng đã trở thành khó khăn rồi. Nhưng mặc dù vậy, vẫn không có cách khác; việc điểm đạo vẫn cần tới. Cách điểm đạo cũ đã thành không thể được, cho nên cách điểm đạo mới phải được thay thế nó. Cách điểm đạo cũ phải bị thay thế bằng cách điểm đạo mới hơn. Toàn bộ nỗ lực của tôi là hướng về điều đó.
Nếu bạn đang vội vã, thế thì tôi sẽ trao cho bạn điểm đạo trong trạng thái chạy theo vấn đề của bạn, vì nếu không sẽ không có việc điểm đạo nữa. Tôi không thể yêu cầu bạn chờ đợi như một tiền điều kiện. Tôi phải điểm đạo cho bạn trước hết và rồi kéo dài chờ đợi của bạn theo biết bao nhiêu cách. Qua biết bao nhiêu phương sách tôi sẽ thuyết phục bạn chờ đợi, vì không chờ đợi không có chín chắn. Cho nên khi bạn đã sẵn sàng đấy rồi, sẽ có điểm đạo thứ hai, chính là việc điểm đạo lần đầu trong ngày xưa. Bây giờ nó không thể là lần thứ nhất được nữa.
Đôi khi người ta phân vân. Đôi khi ai đó tới tôi; người đó thậm chí còn chưa từng nghe nói đến tôi, người đó còn chưa từng biết đến tôi nữa, và tôi điểm đạo cho người đó thành sannyas. Đây là điều ngớ ngẩn, không thể nào hiểu nổi được chút nào. Nhưng tôi biết. Và bất kì cái gì tôi đang làm, tôi cũng làm với cân nhắc rất kĩ lưỡng. Đây chỉ là sự bắt đầu, việc điểm đạo này, vì chỉ qua việc điểm đạo này mà tôi mới có thể tạo ra những phương sách cho sự chờ đợi của người đó; nếu không, người đó không thể nào chờ đợi được. Nếu tôi bảo người đó, "Đợi trong năm năm và rồi tôi sẽ trao cho bạn điểm đạo," người đó không thể nào đợi được. Nếu tôi trao điều đó cho người đó ngay khoảnh khắc này, thế thì người đó có thể đợi được.
Cho nên để cho điều đó là như thế đi, cũng chẳng khác biệt gì. Vẫn cùng quá trình ấy cả thôi. Vì bạn không thể đợi được, tôi thay đổi vậy. Tôi sẽ cho phép bạn đợi về sau, và thế thì sẽ có điểm đạo thứ hai. Việc điểm đạo thứ nhất là điểm đạo hình thức, việc điểm đạo thứ hai là không hình thức. Việc điểm đạo thứ hai sẽ giống như sự xảy ra. Bạn sẽ không yêu cầu tôi, tôi sẽ không trao cho bạn; nó sẽ xảy ra. Tại bản thể bên trong nhất, nó sẽ xảy ra, và bạn sẽ biết nó khi nó xảy ra.
Bây giờ không có cách nào khác mà có thể cho thế giới này, cho khoảnh khắc này. Với tâm trí ý thức tới thời gian này, không có cách nào khác. Trước hết tôi sẽ thúc đẩy bạn, rồi tôi sẽ phải làm việc trên bạn. Việc làm cũng dự định là hoàn toàn khác. Nó không thể như cũ. Chẳng hạn, tôi sẽ phải làm việc nhiều với trí tuệ của bạn, điều mà trước đây chưa bao giờ cần cả. Nó bao giờ cũng bị coi như rào chắn. Tôi cũng biết nó là rào chắn, tôi nhận biết rằng chẳng có gì thực sự có thể xảy ra với trí tuệ cả. Nhưng tôi sẽ phải làm việc và lao động với trí tuệ bạn vì bây giờ, nếu ai đó nói rằng trí tuệ bạn là không cần thiết, phát biểu này sẽ được trí tuệ bạn diễn giải. Bạn sẽ chỉ bị gián đoạn với con người này, sẽ không còn thân mật nào thêm nữa. Điều này sẽ đóng cánh cửa lại. Điều đó ngày nay không thể nào nói ra được. Tất nhiên, nó là chân lí cơ sở, nhưng nó không thể nào được thốt ra. Nó có thể được thốt ra vào ngày xưa thôi.
Bây giờ tôi sẽ phải làm việc nhiều hơn với trí tuệ bạn. Và chỉ khi tôi đã làm việc với trí tuệ bạn thật nhiều, theo cách nó chưa bao giờ được làm việc như thế trước đây, nhiều hơn cả khả năng của bạn, chỉ thế thì bạn mới sẵn sàng cho phát biểu này, "Vứt trí tuệ đi" - không trước đó được. Nếu bạn trở nên bị thuyết phục - và trí tuệ trở nên bị thuyết phục rất dễ dàng bởi vì nó là phần rất nông cạn - rằng bất kì cái gì được nói ra cũng đều hợp lí cả, chỉ thế thì tôi mới có thể bắt đầu với điều bất hợp lí. Mới có bắt đầu thực sự.
Nhưng để tới trái tim bạn, tôi sẽ phải đi vòng vèo qua lối vòng trí tuệ bạn. Cần phải đi qua mê cung của trí tuệ - không cần thiết đấy, nhưng với thời đại này nó lại thành cần thiết. Bây giờ, thậm chí điều bất hợp lí cũng sẽ phải tìm thông qua nỗ lực hợp lí.
Thời kì chờ đợi này sẽ là huấn luyện cho trí tuệ hướng ra bên ngoài, và đồng thời tôi sẽ buộc bạn và thúc đẩy bạn hướng tới thiền. Ngày xưa thiền rất bí mật, rất bí truyền. Nó sẽ được trao cho bạn chỉ khi bạn đã hoàn toàn sẵn sàng, vì nó là chìa khoá bí mật nhất của kho báu bí mật nhất. Nó chỉ có thể được trao khi bạn đã hoàn toàn sẵn sàng, nếu không, nó không thể nào được trao.
Nhưng nếu tôi đợi sự sẵn sàng của bạn, nó sẽ không được trao cho bạn chút nào cả. Cho nên tôi sẽ trao cho bạn chìa khoá - tất nhiên, chìa khoá giả thôi. Bạn có thể chơi với nó, và với điều đó bạn có thể đợi. Còn hơn chìa khoá, chờ đợi sẽ có ích. Ngay cả với chìa khoá giả, bạn sẽ thoải mái hơn. Nhưng chìa khoá được làm theo cách là nếu bạn cứ dùng nó mãi, nó sẽ trở thành chìa khoá thật. Chiếc chìa khoá này được làm theo cách là nếu bạn cứ dùng nó mãi...
Nó không thể mở được cánh cửa vào chính khoảnh khắc này. Chiếc chìa khoá này là giả, nó có những góc cạnh mà đáng ra không nên có. Nhưng nếu bạn cứ thử dùng nó mãi, các góc cạnh đó sẽ mòn đi, sẽ cùn nhụt đi. Nó sẽ trở thành chiếc chìa khoá thật, và càng ngày nó sẽ càng thật hơn. Tôi nghĩ bạn hiểu tôi. Tôi không định thay thế nó bằng chiếc chìa khoá khác - vẫn cùng chìa khoá ấy thôi nhưng sẽ trở thành chân thực bởi việc dùng nhiều. Các góc cạnh không cần thiết của nó sẽ mòn đi. Nhưng tôi không thể nào đợi cho bạn sẵn sàng để trao chiếc chìa khoá sẵn có mà có thể mở cánh cửa vào chính khoảnh khắc này. Cánh cửa sẵn sàng, chìa khoá cũng sẵn sàng, nhưng bạn không sẵn sàng.
Cho nên có hai cách. Cách cũ là ở chỗ bạn nên chờ đợi. Tôi sẽ nói, "Đợi năm năm đi. Đây là chìa khoá, kia là cửa, nhưng đợi năm năm. Đừng hỏi ổ khoá ở đâu. Đừng chạm vào cánh cửa cho dù là tò mò, đừng lại gần ổ khoá. Đợi đấy! Thậm chí tôi thấy bạn đang nhìn vào ổ khoá, tôi cũng đuổi bạn ra. Chỉ có đợi thôi. Đừng bao giờ nhìn vào ổ khoá, đừng bao giờ thèm khát. Đây là chìa khoá. Tôi sẽ trao nó cho bạn khi bạn đã sẵn sàng." Đấy là cách cũ. Người ta đã đợi nhiều năm, thậm chí người ta đã đợi nhiều kiếp.
Có một câu chuyện...
Một đệ tử đã chờ đợi ba kiếp sống. Thầy đang thực nghiệm với người đó để xem người đó có thể đợi được bao lâu. Ông ta nói, "Ta đang định xem anh có thể chờ đợi được bao lâu."
Đệ tử nói, "Được thôi, tôi cũng sẽ xem thầy có thể đợi được bao lâu."
Thế là cả hai cùng đợi, chẳng bao giờ nghĩ rằng mình đợi một mình. Nếu bạn đợi, tôi cũng đợi. Và tôi vội hơn bạn vì tôi có thể không quay lại nữa. Cho nên đệ tử nói, "Ta hãy xem ai có thể đợi nhiều hơn."
Vấn đề thành khó cho thầy. Thầy phải trở lại ba lần nữa, và đệ tử vẫn đợi. Mỗi lần ông ấy tới và ngồi đấy, và mỗi lần câu chuyện này lại được lặp lại.
Cuối cùng thầy mất kiên nhẫn, và ông ấy nói, "Cầm lấy chìa khoá này. Ông đã thắng, ta thua."
Đệ tử nói, "Sao thầy phải vội thế? Tôi có thể đợi nữa được."
Thầy nói, "Ông có thể đợi, nhưng ta phải tới thế gian này một cách không cần thiết chỉ cho việc chờ đợi này, và dường như là ông có thể tiếp tục mãi mãi. Cho nên cầm lấy chìa khoá đi."
Nhưng đệ tử đáp, "Chìa khoá đã tới cho tôi vì sự chờ đợi lâu thế thì bản thân nó đã trở thành chìa khoá rồi. Bây giờ tôi chẳng cần nó nữa."
Thầy nói, "Đây cũng là một lí do tại sao ta lại vội thế - vì nếu ông đợi thêm nữa, sẽ không cần phải trao chìa khoá nữa. Chính chờ đợi này sẽ trở thành chìa khoá."
Đây là cách thức cũ. Trước hết đợi đã, rồi chìa khoá sẽ được trao. Bây giờ điều ấy là không thể được, cho nên tôi phải thay đổi toàn bộ sự việc. Tôi trao cho bạn chìa khoá, rồi bạn có thể chơi đùa với nó. Bạn không thể chờ đợi mà nhàn rỗi, nhưng bạn có thể chờ đợi mà bận bịu. Bây giờ bạn có chìa khoá, bạn có khoá, cánh cửa, bạn có nghe đồn về kho báu; bạn có mọi thứ. Tôi cứ tiếp tục tung tin đồn về kho báu. Bạn có khoá. Bạn có thể đợi, bạn có thể chơi đùa với cái ổ khoá và chìa khoá. Và bởi chính việc chơi đùa và chờ đợi này mà chìa khoá giả sẽ biến thành chìa khoá thực.
Trách nhiệm của thầy tương xứng với buông xuôi của bạn. Có nhiều điều khác thầy làm nhưng không trong bất kì tương ứng nào với đệ tử. Chỉ một điều là thầy trong tương ứng với đệ tử, đó là cây cầu. Việc buông xuôi là từ đệ tử, nhận trách nhiệm là từ thầy - đó là cây cầu. Có nhiều điều chỉ liên quan với thầy. Thực sự, đệ tử chẳng phải làm gì nhiều lắm, thầy mới phải làm nhiều.Và điều đó cũng phải thôi, đấy là cách nó phải thế. Đệ tử bao giờ cũng nghĩ rằng người đó làm nhiều lắm, nhưng chính thầy mới là người phải làm nhiều.
Cho nên thầy chỉ có thể ra hiệu điều gì đó. Thầy phải làm việc với bạn đồng thời trên nhiều tầng. Thầy phải làm việc với thân thể bạn, cái mà bạn không thể nào hiểu nổi bởi vì bạn hoàn toàn không nhận biết gì về thân thể mình. Bạn không biết gì về thân thể mình. Bạn chỉ biết đến thân thể mình khi bạn cảm thấy đói, khi bạn cảm thấy đau đớn, bệnh tật; đấy là tất cả. Đấy là tiếp xúc duy nhất với thân thể bạn. Bạn không biết thân thể bạn là hiện tượng lớn lao thế nào.
Thầy phải làm nhiều với thân thể bạn vì chừng nào thân thể bạn còn chưa được biến đổi, phần cốt lõi bên trong không thể nào được giải quyết. Và thầy phải làm điều đó theo cách mà bạn không nên nhận biết được rằng thầy đang làm điều gì đó với thân thể bạn, vì nếu bạn trở nên nhận biết, chính ý thức ấy sẽ tạo ra nhiễu loạn trong thân thể bạn. Và thầy sẽ không thể nào làm được điều đó, vì đây là hiện tượng bí mật của thân thể; nó vận hành khi bạn không ý thức tới nó. Nếu bạn trở nên có ý thức, nó sẽ không vận hành.
Bạn có thể làm một thực nghiệm. Ngày mai, bạn có ý thức khi bạn đang ăn, và rồi có ý thức rằng dạ dầy đang làm việc để biến đổi thức ăn thành chất nuôi sống. Có ý thức trong hai mươi bốn giờ và bạn sẽ cảm thấy bị ốm, dạ dầy bạn sẽ bị rối loạn. Bạn sẽ không thể được nuôi dưỡng bởi thức ăn, nó sẽ trở thành chất độc. Bạn sẽ phải vứt bỏ nó hoàn toàn, toàn bộ hệ thống sẽ bị rối loạn.
Đó là lí do tại sao bạn cần ngủ. Trong giấc ngủ, thân thể có thể vận hành tốt hơn. Bạn không có ý thức. Nếu ai đó ốm, bác sĩ trước hết sẽ xem liệu giấc ngủ của người đó có tốt không. Nếu không, chẳng thuốc nào có tác dụng, chẳng có thể giúp thêm được gì. Không thể giúp người đó được vì thân thể người đó không thể làm việc được, người đó quá ý thức. Chúng ta cứ tiếp tục biết bao nhiêu bệnh tật một cách không cần thiết bởi việc có ý thức này. Một khi dạ dầy bạn bị rối loạn, bạn trở nên có ý thức về nó. Rồi dạ dầy bình thường lại, nhưng ý thức vẫn tiếp tục; rồi việc có ý thức này sẽ gây rối loạn. Và điều này sẽ trở thành cái vòng luẩn quẩn - việc có ý thức của bạn bị rối loạn bởi dạ dầy bạn, dạ dầy bạn bị rối loạn bởi việc có ý thức của bạn. Bây giờ bạn không thể nào thoát ra ngoài nó. Bạn sẽ cứ ở trong nó, và điều này sẽ trở thành việc cả đời.
Hôm này giấc ngủ của bạn bị rối loạn. Hôm khác bạn lại bình thường, nhưng bây giờ bạn đã trở nên có ý thức; bây giờ bạn đang nghĩ có thể là hôm nay giấc ngủ sẽ không tới. Hôm nay bạn đã trở nên có ý thức. Giấc ngủ sẽ không tới, bạn quá có ý thức. Bây giờ buổi sáng hôm sau bạn sẽ thậm chí còn ý thức hơn.
Cho nên với thân thể bạn, thầy phải làm nhiều điều mà thầy không thể nói cho bạn được. Thậm chí động chạm cũng sẽ làm một điều gì đó, thậm chí cái đặt tay lên đầu bạn cũng sẽ làm cái gì đó. Trong thế giới ngày xưa, với con người cổ đại, điều ấy rất dễ dàng. Họ không ý thức nhiều lắm về thân thể. Với ý thức về thời gian, có hiện tượng tương ứng của tâm thức-thân thể. Tôi nói nó là tâm thức-cái chết. Thực sự, bạn càng ý thức nhiều về cái chết, bạn càng ý thức nhiều về thân thể.
Ngày nay mọi người đều trở nên có ý thức đến thân thể đến mức bạn không thể nào chạm vào người đó mà không làm cho người đó trở nên tự có ý thức. Khoảnh khắc người đó trở nên tự có ý thức, cái động chạm, ý nghĩa nội tâm của nó, công việc bên trong của nó, đã dừng lại. Chúng ta đã trở nên dễ bị đụng chạm đến thế, mọi người thường xuyên nhận biết rằng không ai nên đụng chạm tới mình. Bạn đang đứng trong đám đông: mọi người đều chạm nhau, nhưng đâu đó bên trong bạn đang cố gắng vào mọi lúc để không bị đụng chạm. Mọi thứ đã trở thành khó khăn theo cách này, khó khăn không cần thiết.
Trong biết bao nhiêu cách, tôi phải tạo ra các phương sách để theo đó có thể thay đổi được thân thể bạn. Trong phương pháp thiền của tôi, tôi đã thêm vào phần thanh tâm chỉ để thay đổi trung tâm thân thể bạn. Không một phương pháp thiền cũ nào có phần này được thêm vào bởi vì phần đó có thể được thực hiện chỉ bởi thầy. Cái đụng chạm của thầy, chỉ một cái đụng chạm vào bất kì trung tâm nào, cũng đều có thể gợi nên biết bao nhiêu thanh tâm. Nhưng bây giờ điều đó là rất khó.
Chẳng hạn, thiền sư luôn có cây thiền trượng trong tay. Ông ấy sẽ đánh bằng cây thiền trượng này. Không người phương Tây nào có thể hiểu được ý nghĩa của nó - thậm chí cả đến những người thông cảm cũng chẳng hiểu được. Và thế nữa, thiền sư sẽ chẳng nói cây thiền trượng có ý nghĩa gì.
Nó không chỉ là cái đánh, nó đang gõ vào một trung tâm đặc biệt. Nó không phải là cái đánh chút nào. Nhưng nó phải được che giấu. Nó đang đánh vào xương sống bạn, vào một phần đặc biệt, và nếu ông ấy nói với bạn, "Ta đang chạm vào trung tâm này để giúp thân thể ông làm việc theo một cách đặc biệt," bạn sẽ trở nên tự có ý thức. Ông ấy sẽ không nói thế. Ông ấy sẽ nói, "Ta cảm thấy rằng ông đang buồn ngủ, cho nên ta đánh ông." Bất kì khi nào bạn cảm thấy buồn ngủ, ông ấy sẽ tới và đánh bạn, và cái đánh này là mẹo ẩn sau để nguỵ trang cho toàn bộ vấn đề. Bạn sẽ nghĩ, "Thầy đang đánh mình!" Bạn sẽ không trở nên nhận biết về trung tâm mà ông ấy đã gõ vào. Nhưng bây giờ điều đó nữa cũng không thể dùng được.
Asanas-tư thế đã được dùng để thay đổi luồng chảy bên trong của bạn, mudras-ấn đã được dùng, nhưng tất cả chúng đều phải được thực hành một thời gian dài. Bây giờ không ai có thể thực hành được lâu thế. Và chúng phải được thực hành trong bầu không khí rất cô lập, không phải tại phố thị. Bởi vì khi bạn thực hành các asanas và mudras, các trung tâm đặc biệt trở nên nhạy cảm đến mức bạn phải ở chỗ cô lập. Nếu không bạn sẽ thu được nhiều ảnh hưởng rối loạn không cần thiết bên trong, vì các trung tâm của bạn đang để mở.
Cho nên thầy phải làm nhiều với thân thể bạn, bằng cách dùng biết bao nhiêu phương pháp. Bao giờ cũng là việc thầy phát minh ra những phương pháp mới, vì phương pháp cũ trở thành vô dụng. Điều này là vì bạn càng biết nhiều, bạn càng trở nên tự ý thức, cho nên phương pháp mới phải được dùng. Và chỉ người đã chứng ngộ mới có thể dùng các phương pháp mới. Tất cả những người đang điểm đạo và bản thân họ không phải đã chứng ngộ, đều sẽ phải dựa vào các phương pháp cũ, vì họ không thể nào phát minh ra phương pháp mới. Họ thậm chí không biết phương pháp cũ có nghĩa gì, họ chỉ biết có các điệu bộ vẻ ngoài. Cho nên họ sẽ tiếp tục dùng hatha yoga, pranayam; họ sẽ tiếp tục. Với mọi người đã chứng ngộ mới, thế giới này có được những phương sách mới; nếu không thế giới không thể có thêm các phương sách mới. Và từng thời đại mới đều cần những phương sách mới vì tâm trí đã thay đổi.
Cho nên thầy phải làm nhiều với thân thể bạn; đó là cái bắt đầu. Và phần khó khăn của nó là ở chỗ bạn phải không nhận biết về nó. Đó là lí do tại sao việc sống cạnh thầy là có nghĩa, sống trong thiền viện, ngủ với thầy - vì thế thì thân thể bạn sẽ mong manh hơn cho công việc của thầy, mà bạn không biết. Thầy thậm chí dùng cả chất gây say để làm cho bạn vô ý thức, để làm việc với thân thể bạn. Thuốc mê không chỉ có bác sĩ phẫu thuật sử dụng; các thầy cũng dùng chúng theo cách của riêng họ. Khi bạn hoàn toàn không nhận biết, thế thì họ có thể làm việc, và công việc mà thông thường không thể nào làm trong một năm có thể làm ngay trong khoảnh khắc này vì thế thì có thể động chạm tới, biến đổi, thay đổi đích xác vấn đề. Toàn bộ dòng chảy có thể làm cho khác đi.
Thế thì mọi sự còn trở nên thậm chí khó khăn hơn, vì năng lượng được dự định dùng đang nằm trong trung tâm dục. Vấn đề trở thành thậm chí còn khó khăn hơn - điều đó nữa cũng là một phần của một phức hợp tổng thể. Tôi đang nói về có ý thức thời gian, có ý thức cái chết, có ý thức dục, đấy là các bộ phận. Bạn càng trở nên có ý thức nhiều về cái chết, bạn càng cảm thấy dục nhiều hơn - vì dục là cái giải trừ. Dục là bắt đầu của cuộc sống còn chết là điểm cuối; nếu bạn càng ý thức tới chết, bạn sẽ trở nên càng ý thức tới dục. Chỉ xã hội nào không ý thức tới chết mới không ý thức tới dục. Điều đó không có nghĩa là nó sẽ không có dục tính, nhưng nó sẽ là vô ý thức về điều đó; nó sẽ chỉ là điều tự nhiên.
Bạn có thể tới xã hội nguyên thuỷ và chạm vào vú một người đàn bà rồi hỏi cô ấy đấy là gì. Cô ấy sẽ chỉ trả lời một cách tự động; không qui về bất kì vấn đề đạo đức nào, không qui về bất kì ý thức thân thể nào, không qui về dục. Cô ấy sẽ nói rằng đấy là để cấp sữa cho trẻ con.
Năng lượng nằm ở trung tâm dục. Và chúng ta đã trở nên ý thức tới trung tâm dục, chúng ta canh giữ nó một cách liên tục thế và chúng ta đã trở nên căng thẳng thế, vấn đề cứ ngày một khó dừng lại. Tôi đã tạo ra biết bao nhiêu là phương sách, và tôi phải nói về những điều rất khác nhau từ biết bao nhiều tầm hướng. Chẳng hạn, tôi đã nói rất nhiều về việc chuyển từ dục tới siêu tâm thức chỉ để làm thảnh thơi bạn. Nếu bạn có thể trở nên được thảnh thơi tại trung tâm dục, nếu không có căng thẳng gì, thế thì năng lượng có thể được đưa lên trên.
Điều đầu tiên đối với người điểm đạo là giúp cho thân thể bạn thay đổi. Nó phải được thay đổi, vì một hiện tượng mới đang sắp sửa xảy ra cho thân thể bạn. Nó phải được chuẩn bị cho một bùng nổ mới đang sắp xảy ra, đang sắp giáng xuống, cho một năng lượng mới mà chẳng mấy chốc nữa sẽ là khách của bạn. Cho nên bạn phải được làm thành người chủ. Toàn bộ thu xếp đều phải thay đổi.
Thu xếp này, như chúng ta vẫn tồn tại thông thường, sẽ không có tác dụng. Đây là thu xếp sinh học. Cấu trúc này của thân thể, hình mẫu này của thân thể, là sinh học. Nó được dùng chỉ như phương tiện dục. Toàn bộ quá trình này chỉ là tiếp tục điều đó. Về phương diện tự nhiên không có gì hơn được trông đợi từ phía thân thể bạn, cho nên nó đã được thu xếp theo cách đó. Bây giờ bạn muốn không chỉ tiếp tục giống nòi, bạn còn muốn thay đổi toàn bộ quá trình sinh học và tạo ra chiều hướng mới hoàn toàn phi sinh học, tâm linh. Toàn bộ cấu trúc của thân thể sẽ phải được thay đổi.
Cho nên thầy phải làm việc nhiều hơn với thân thể bạn, rồi phải làm việc nhiều với xúc động của bạn, và bây giờ thậm chí phải làm việc nhiều với cả trí tuệ của bạn nữa. Đây là phần có ý thức, phần công truyền. Thầy đang định làm điều gì đó cho phần bên ngoài trong việc điểm đạo. Nhưng có phần bên trong, phần bí truyền. Điều đó đang được làm việc bởi các thông điệp viễn cảm, qua giấc mơ của bạn, qua linh ảnh, qua trao đổi bí mật. Trí tuệ của bạn có thể được làm yên bình một cách trực tiếp; nó có thể được nói tới và làm yên bình một cách trực tiếp, nhưng không làm thế được cho xúc động. Tại đây người ta phải làm việc một cách gián tiếp; người ta phải tạo ra những chỗ mà qua đó xúc động của bạn được thay đổi, được biến đổi.
Nhưng điều đó nữa cũng vẫn là bên ngoài. Xúc động của bạn, trí tuệ bạn, thân thể bạn, đấy đều là cái vỏ bên ngoài của thân thể bạn. Bạn nằm ở bên trong, bản thể bạn ở bên trong sâu hơn. Bản thể đó cũng phải được biến đổi. Điều đó được tiến hành qua con đường viễn cảm, bí truyền, bí mật. Giấc mơ của bạn có thể được sử dụng - chúng đang được dùng đấy. Điều thông thường xảy ra là bạn có thể không nhận biết về giấc mơ của mình, nhưng thầy bạn thì có. Và thầy quan tâm tới giấc mơ của bạn hơn là trạng thái thức của bạn. Cái gọi là tâm thức thức tỉnh của bạn là giả. Nó không phải là thật; bạn không được bày tỏ trong nó, bạn chỉ hành động. Giấc mơ của bạn mới thực hơn.
Freud đã dùng việc phân tích giấc mơ bởi vì ông ấy có biết tới một số truyền thống giả kim thuật. Cái gì đó từ giới bí truyền dò rỉ ra. Ông ấy đã dùng nó và tạo ra toàn bộ khoa học. Tất nhiên, ông ấy không thể nào biết được giấc mơ của bạn một cách trực tiếp; ông ấy phải làm cho bạn thú nhận, bày tỏ giấc mơ của mình, nhớ lại giấc mơ của mình, nói về giấc mơ của mình. Thế thì ông ấy có thể phân tích nó. Nhưng trong điểm đạo, thầy biết giấc mơ của bạn. Thầy có thể đi vào trong giấc mơ của bạn, thầy có thể là nhân chứng cho giấc mơ của bạn. Và thế thì thầy biết nhiều điều bí mật về bạn hơn là bản thân bạn nhận biết về nó.
Edgar Cayce cũng có thể đi vào trong cơn mê tự thôi miên mà trong đó bạn sẽ nói cho ông ấy đôi điều về giấc mơ của mình. Mối móc nối bị mất của bạn vẫn còn đó. Ông ấy có thể đi vào trong giấc mơ trong trạng thái vô ý thức của mình và ông ấy có thể thấy toàn bộ bức tranh giấc mơ của bạn. Rồi ông ấy sẽ kể lại cho bạn, "Đây là những móc nối bị mất, đây là giấc mơ đầy đủ của bạn." Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng vào sáng sớm chẳng ai nhớ được đầy đủ giấc mơ của mình cả - điều ấy không thể được.
Khoảnh khắc tâm trí có ý thức nhận trách nhiệm thì nó làm méo mó toàn bộ mọi việc, vì thông điệp là từ vô ý thức. Nó chống lại vô ý thức, nó làm méo mó, nó diễn giải. Nó gây ra điều gì đó bị mất đi, điều gì đó được thêm vào, và toàn bộ sự việc trở thành vô nghĩa. Bạn nói đây chỉ là giấc mơ - vô nghĩa. Không giấc mơ nào vô nghĩa cả, giấc mơ có ý nghĩa sâu sắc hơn những khoảnh khắc tỉnh thức của bạn.
Cho nên thầy phải làm việc với giấc mơ của bạn. Và chừng nào thầy còn chưa làm việc trên giấc mơ của bạn, thầy không thể nào làm cho bạn tỉnh dậy được, vì nguồn tạo giấc mơ ở bên trong bạn là toàn bộ vấn đề. Nó phải bị phá huỷ, nó phải bị nhổ tận gốc rễ khỏi tâm thức bạn. Toàn bộ cơ chế mơ phải bị phá vỡ, hoàn toàn bị nhổ tận gốc rễ. Khi nó đã bị nhổ bật hết gốc rễ, trước hết bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã mất việc mơ, rồi bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã mất giấc ngủ. Bạn sẽ ngủ, nhưng đôi khi vẫn còn nhận biết. Thân thể sẽ được khoẻ khoắn lại vào buổi sáng, nhưng bạn sẽ biết rằng bạn vẫn còn có ý thức. Nếu việc mơ mất đi, giấc ngủ cũng sẽ mất đi.
Bạn có thể ngạc nhiên rằng việc mơ là giúp đỡ thường xuyên cho việc ngủ. Bạn không thể ngủ mà không mơ, mơ giúp cho giấc ngủ của bạn tiếp tục. Chẳng hạn, bạn cảm thấy đói trong khi ngủ, thế thì giấc ngủ sẽ bị gián đoạn. Thân thể sẽ làm gián đoạn nó, "Dậy ăn cái gì đi!" Bạn cảm thấy khát; thân thể sẽ nói, "Dậy uống cái gì đi!" Nhưng cấu trúc giấc mơ sẽ giúp đỡ hoàn toàn; nó sẽ nói, "Được thôi." Cấu trúc giấc mơ sẽ tạo ra một giấc mơ. Bạn đang uống nước trong mơ - thế thì chẳng cần phải làm gián đoạn giấc ngủ, bạn đã có được cái bạn đang cần. Giấc mơ đã thay thế, và bây giờ bạn có thể tiếp tục ngủ.
Đồng hồ báo thức của bạn rung chuông, năm giờ rồi và bạn phải dậy. Cấu trúc mơ sẽ tạo ra một giấc mơ. Bạn đang trong đền thờ, và chuông vang lên. Tiếng chuông báo thức bên ngoài đã được chuyển thành và làm thành một phần của giấc mơ. Bây giờ chuông đang vang trong đền thờ; bây giờ chẳng cần phải dậy, bạn có thể tiếp tục ngủ.
Giấc mơ là giúp đỡ cho việc ngủ tiếp tục. Nếu không bạn không thể nào ngủ được; giấc ngủ sẽ bị gián đoạn biết bao nhiêu lần bởi vì có biết bao nhiêu điều xảy ra bên ngoài mà thân thể không thể nào chịu đựng nổi. Thậm chí chỉ một con muỗi cũng làm quấy rối giấc ngủ của bạn. Nhưng giấc mơ cũng có thể có ích ở đây. Nó có thể tạo ra một giấc mơ, và tiếng nhạc của muỗi sẽ trở thành tiếng nhạc trong mơ. Thế thì bạn tiếp tục ngủ và mơ.
Cho nên toàn bộ cấu trúc của tâm thức mơ phải bị nhổ bật gốc rễ, và thầy phải làm việc cho điều đó. Khi thầy phá huỷ toàn bộ cơ chế giấc mơ, thế thì cánh cửa bên trong mở ra và thầy có thể trao đổi trực tiếp. Và chỉ khi có trao đổi trực tiếp không lời, chân lí mới có thể lộ ra cho bạn, ngược lại thì không. Cho nên phần bí truyền nhất là với tâm thức mơ của bạn - để thay đổi nó.
Cái gì đó có thể tiết lộ ra... và đã có những hiện tượng như vậy biết bao nhiêu lần. Thậm chí có cả các khoa học dựa trên sự tiết lộ, vấn đề đến từ thế giới bí truyền. Bạn có thể tạo ra khoa học quanh nó; nó sẽ là giả, bao giờ cũng bất toàn. Việc phân tích của Freud chẳng bao giờ có thể hoàn hảo vì ông ta không biết về toàn bộ sự việc. Ông ta chợt thấy, ông ta đã tình cờ gặp đâu đó về một vấn đề. Ông ta đã phát triển nó một cách hoàn toàn, nhưng bản thân vấn đề là bộ phận. Cái toàn thể vẫn không được biết tới.
Khi tâm thức mơ đã được tẩy sạch đi, thế thì công việc bí truyền thực sẽ bắt đầu. Thầy có thể cầm tay bạn trong tay mình và dẫn bạn đi bất kì đâu - tới bất kì thực tại nào, tới bất kì chiều sâu nào của vũ trụ. Nhưng điều đó không thể được nói tới, điều đó không thể nào được thảo luận. Thầy phải đưa trò tới cõi trời, địa ngục, tới mọi xó xỉnh, mọi phương vũ trụ, tới mọi hành tinh, tới các cõi giới cao hơn. Nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra khi tâm thức mơ đã biến mất hoàn toàn. Bạn không thể phóng chiếu cái gì, bạn chỉ phải trở thành màn ảnh. Thế thì thế giới này sẽ khác với bạn vì thế thì bạn sẽ khác. Thế giới này vẫn như cũ, nhưng bạn sẽ không phóng chiếu điều gì nữa.
Và vẫn có nhiều điều mà với chúng, nếu bạn quan tâm, bạn sẽ phải đi vào. Bạn không thể nào được thông báo về những điều này. Chúng có thể được làm cho bạn biết, tôi có thể giúp bạn, tôi có thể làm việc với bạn, tôi có thể thúc đẩy bạn vào chiều hướng bên trong - nhưng tôi không thể thông báo cho bạn. Thậm chí tất cả những điều tôi đang thông báo cho bạn cũng là đã nhiều hơn những gì được phép. Nhưng tôi có thể thông báo cho bạn về nhiều điều mà chưa bao giờ được phép bởi vì tôi bao giờ cũng bỏ bớt một số điểm mấu chốt. Bạn không thể tự mình phát triển chúng.
Cái gì đó bao giờ cũng lỡ - không phải cho tôi, mà là cho bạn. Nó bao giờ cũng lỡ trừ phi hiện tượng đó không xảy ra cho bạn. Thế thì mọi thứ sẽ đầy đủ, nó sẽ được móc nối lại. Cho nên tôi nói về nhiều mối móc nối; bao giờ cũng có những móc nối nào đó bị mất mà sẽ được hoàn tất chỉ bởi nỗ lực của bạn. Tôi nói về những mối nối chưa được móc lại này để cho bạn có thể được thuyết phục làm việc cần mẫn. Bạn càng làm việc cần mẫn, tôi sẽ càng nói về những mối nối bị mất. Mối nối chủ yếu sẽ chẳng bao giờ được nói tới, nó chỉ có thể được kinh nghiệm qua. Nhưng tôi sẵn sàng giúp bạn kinh nghiệm nó, và bản chất của mọi việc là ở chỗ nó chỉ có thể được kinh nghiệm qua.
Bạn làm phần của bạn, và nhớ rằng bạn có khả năng làm phần của bạn thôi. Bất kì khi nào bạn có thể buông xuôi, thầy sẽ tới. Thầy vẫn có đó. Thầy bao giờ cũng trong sự tồn tại. Thế giới này chưa bao giờ thiếu thầy, nó bao giờ cũng thiếu đệ tử. Nhưng không một thầy nào có thể bắt đầu bất kì việc gì chừng nào chưa có ai buông xuôi. Cho nên bất kì khi nào bạn có một khoảnh khắc để buông xuôi, đừng làm mất nó. Thậm chí nếu bạn không tìm thấy người nào để buông xuôi, thế thì buông xuôi theo sự tồn tại. Nhưng bất kì khi nào có một khoảnh khắc để buông xuôi, đừng làm mất nó, vì thế thì bạn đang trên đường biên nơi bạn đang ở giữa ngủ và tỉnh thức. Buông xuôi đi!
Nếu bạn có thể tìm được ai đó, điều đó là tốt. Nếu bạn không thể tìm thấy người nào, buông xuôi theo vũ trụ. Và thầy sẽ xuất hiện, thầy sẽ đến. Thầy sẽ xô đến bất kì đâu có buông xuôi. Bạn trở thành nơi trống vắng, bạn trở thành trống rỗng - về mặt tâm linh, bạn trở thành trống rỗng - thế thì lực tâm linh sẽ xô về phía bạn và rót đầy bạn. Cho nên bao giờ cũng nhớ rằng bất kì khi nào bạn cảm thấy buông xuôi, đừng làm mất khoảnh khắc đó. Nó có thể không tới lại hay nó có thể tới sau nhiều thế kỉ và nhiều kiếp sống đã bị phí hoài không cần thiết. Bất kì khi nào khoảnh khắc này tới, buông xuôi đi.
Nhưng tâm trí có mưu mẹo. Nếu bạn giận dữ, bạn sẽ giận dữ vào chính khoảnh khắc đó. Nhưng nếu bạn cảm thấy thích buông xuôi, bạn sẽ nghĩ về nó, bạn sẽ lập kế hoạch cho nó, bạn sẽ chờ đợi nó. Và với tâm trí, việc đó bao giờ cũng chỉ vào khoảnh khắc đang ở biên giới. Cho nên buông xuôi cho điều thiêng liêng, cho bất kì cái gì - thậm chí với cây cối, vì điều thực không phải là người mà bạn buông xuôi. Điều thực là việc buông xuôi. Buông xuôi theo cây, và cây đó sẽ trở thành thầy của bạn. Nhiều điều sẽ lộ ra cho bạn từ cây đó mà không kinh sách nào có thể lộ ra cho bạn. Buông xuôi theo tảng đá, và tảng đá sẽ trở thành thượng đế. Và tảng đá sẽ để lộ ra những điều mà không thượng đế nào có thể lộ ra cho bạn. Điều thực sự là buông xuôi.
Bất kì khi nào có buông xuôi, một người bao giờ cũng xuất hiện, người trở nên có trách nhiệm với bạn. Đây chính là điều được ngụ ý bởi việc điểm đạo.
Xem tiếp Chương 8Quay về Mục lục

Ads Belove Post