Chương 12. Tôi không là thân thể

Chương 12. Tôi không là thân thể

Price:

Read more

Osho - Nhịp đập của tuyệt đối
Chương 12. Tôi không là thân thể

Người biết cả avidya và vidya, khi vượt qua cái chết, sẽ biết cái bất tử. Đây là đôi câu thơ rất hãn hữu. Nó nói với bạn rằng Upanishad là không đối lập với avidya. Họ thiên về vidya nhưng không đối lập chút nào với avidya. Nó được nói, “Người biết avidya sẽ vượt qua cái chết.” Toàn thể xung đột của avidya là chống lại cái chết. Bác sĩ đang tranh đấu với cái chết, các kĩ sư đang tranh đấu với cái chết. Toàn bộ nỗ lực của khoa học, mọi hoạt động của nó, đều hướng vào việc chống lại cái chết - chống lại bệnh tật, chống lại bất an, chống lại những nguy hiểm tương lai. Việc bảo đảm rằng cuộc sống không kết thúc, việc bảo đảm cho nó được bảo toàn, là toàn bộ nỗ lực của avidya - của tri thức khoa học. Toàn thể avidya là cuộc tranh đấu thường xuyên với cái chết. Cho nên người thành thạo trong avidya thành công dồn cái chết vào đường cùng. Tức là, người đó sống một cách thoải mái. Theo nghĩa này, qua avidya người đó vượt qua cái chết - nhưng người đó không thể đạt tới cái bất tử. Người đó đơn giản kiểm soát cái chết hoàn toàn thoải mái.
cả vidya và avidya
vượt qua cái chết qua avidya và kinh nghiệm cái bất tử qua vidya.
Với sự trợ giúp của avidya chúng ta có thể tồn tại, nhưng chúng ta không thể nếm trải thực chất của cuộc sống. Chúng ta có thể đơn thuần tồn tại. Điều này nên được gọi là sống vô vị. Chúng ta sẽ chạy theo quá trình của cuộc sống. Mọi thứ - thức ăn, nhà cửa, thuốc thang và vân vân - sẽ có sẵn cho chúng ta. Chúng ta sẽ có tất cả nó, và cuộc sống sẽ trôi qua dễ chịu, thoải mái. Nhưng cái bất tử sẽ không có sẵn cho chúng ta. Và cho dù avidya có thành công trong việc ngăn cản cái chết, cái bất tử vẫn sẽ không sẵn có.
Khoa học hiện đại bận rộn tìm kiếm các cách thức và phương tiện để chinh phục cái chết. Toàn thể nỗ lực của khoa học thực sự để cứu con người khỏi cái chết. Đó là lí do tại sao khoa học sính tìm ra cách thức để cái chết có thể được tránh, cách thức nó có thể được tránh mãi mãi. Tình huống này có thể nảy sinh trong tương lai xa khi chúng ta có thể, nếu chúng ta muốn, tránh cái chết mãi mãi. Nếu chúng ta hiểu đúng tiến bộ của khoa học trong ba nghìn năm qua chúng ta sẽ thấy rằng điều này đã là toàn bộ hoạt động của nó. Toàn bộ xung đột của nó là chống lại cái chết, và nó đã thành công tới một mức độ lớn.
Một nghìn năm trước đây, chín trong mười đứa trẻ mới sinh thường chết, còn ngày nay, trong những nước mà khoa học có tiến bộ nổi bật, thậm chí không đến một trong mười đứa trẻ mới sinh ra bị chết. Trong những cái xương mà các nhà khoa học tìm ra về những người sống mười nghìn năm trước đây, không mấy người được coi như đã sống quá hai mươi nhăm tuổi. Không người nào sống lâu hơn bốn mươi nhăm tuổi. Không một bộ xương nào được tìm thấy vào thời ấy trên trái đất này của người mười nghìn năm trước đây chỉ ra rằng người đó sống lâu hơn bốn mươi nhăm tuổi.
Vậy mà ngày nay có hơn một nghìn người trên một trăm năm mươi tuổi ở nước Nga Xô viết. Việc sống một trăm tuổi bây giờ trở thành chuyện bình thường. Bạn có thể ngạc nhiên mà đọc trong báo rằng một ông già chín mươi tuổi người Nga mới lấy vợ. Chúng ta nghĩ người già phải lú lẫn lắm. Nhưng nhớ rằng ông già đó vẫn chưa là già đâu, và rằng ông ấy không làm bất kì cái gì không thông thường. Khi ông già chín mươi tuổi lấy vợ ở Nga, đừng so sánh ông ấy với người già ở nước chúng ta. Người già ở nước chúng ta sẽ chết hai mươi năm trước khi đạt tới độ tuổi ấy. Ông già chín mươi tuổi đó thuộc vào một cộng đồng nơi độ tuổi tối đa là một trăm năm mươi tuổi. Đến độ tuổi nào một người vẫn còn là trẻ khi khoảng đời của người đó mở tới một trăm năm mươi tuổi? Bạn sẽ không ấn định độ tuổi đó là ít nhất ở một trăm chứ?
Bất kì khi nào khoa học thành công, cái chết lại bị đẩy lùi xa thêm một chút, và trong những thời gần đây khoa học đã thực hiện thêm nhiều tiến bộ nữa. Rất có cơ may là dường như đến cuối thế kỉ này chúng ta sẽ có thể giữ cho con người sống vô hạn định nếu chúng ta muốn làm điều đó. Sẽ không có chướng ngại còn lại để ngăn cản khoa học hoàn thành điều đó. Con người có thể được làm cho sống vô tận. Đó là lí do tại sao một số nhà tư tưởng phương Tây, và đặc biệt là Mĩ, đã bắt đầu phản đối kịch liệt rằng trước khi khoa học thành công trong việc kéo dài cuộc sống của con người, chúng ta phải bổ sung thêm qui tắc này vào hiến pháp của đất nước - rằng mọi người được sinh ra đều có quyền được chết. Bằng không một tình huống rất khó khăn sẽ nảy sinh; bởi vì nếu chính phủ không cho phép một người được chết, người đó sẽ không có quyền được làm như vậy.
Cho tới tận bây giờ chúng ta đã đặt ra các qui tắc trên toàn thế giới rằng không ai có quyền được giết người khác. Nhưng bây giờ, trên toàn thế giới - đặc biệt là ở các nước như Thuỵ sĩ, Thuỵ điển và Na uy, nơi khoa học đã thành công trong việc kéo dài cuộc sống con người - mọi người bắt đầu khuấy lên việc kết thúc cuộc sống. Những người thông minh đã khởi xướng những chiến dịch tuyên truyền xác nhận rằng không bác sĩ nào được quyền cứu mạng cho người muốn được chết, và nếu bác sĩ cứu mạng cho người như thế, phải coi đó là sự lạm dụng chống quyền cơ bản của người đó, quyền cơ bản của người đó đối với cuộc sống của riêng mình.
Chúng ta đang trong một vị thế nguy hiểm. Giả sử một người đã một trăm năm mươi tuổi. Bây giờ, người đó sẽ là ngớ ngẩn nếu người đó muốn sống lâu hơn, người đó muốn có nghỉ ngơi mãi mãi, được chết. Nhưng các bác sĩ phải giữ người đó ở bệnh viện để chữa chạy và cố gắng giữ người đó sống, bởi vì hiện tại các bác sĩ không có quyền giúp cho người ta chết. Cho nên họ sẽ cố gắng tối đa để cứu người này. Nếu mặc cho những cố gắng của bác sĩ, người bệnh vẫn chết, đấy là vấn đề khác. Cho nên sự khuấy động cứ tiếp tục để đòi cho con người cái quyền được chết nếu người đó chọn lựa cái chết.
Vấn đề này không mấy chốc đang trở thành rất có ý nghĩa, bởi vì không một cơ chế nào đã tìm ra trong thân thể con người mà thực tế có thể xua đuổi được cái chết. Lí do duy nhất cho cái chết xảy ra là ở chỗ cho tới nay vẫn không thể thay thế được các cơ quan vật lí của thân thể. Chúng ta không có khả năng thay thế được những bộ phận nào đó của thân thể, và đó là khó khăn. Khi chúng ta tiếp tục đạt tiến bộ trong việc thay thế các bộ phận con người, cái chết sẽ không còn là một hiện tượng không thể tránh khỏi cho con người nữa. Nó sẽ trở thành một hành động của ý chí riêng của người ta. Nhớ trong tâm trí, không bao lâu nữa điều sẽ xảy ra là việc không người nào, ngoại trừ bị tai nạn, sẽ chết trong tiến trình thời gian. Cho nên sẽ có ngày càng ít cái chết tự nhiên và nhiều tự tử hơn trên thế giới. Chắc chắn đấy sẽ là tự tử nếu một người yêu cầu bác sĩ chấm dứt cuộc đời hộ mình. Thế thì tự tử sẽ là một phương tiện chết thông thường.
Ngay từ thời rất cổ đại, con người đã tuyên bố rằng cái chết có thể vượt qua được nhờ có avidya. Điều mà y học của phương Tây nói ngày nay, được tuyên bố trong Upanishad. Họ nói cái chết có thể bị hạn chế nhiều đến mức nó thực sự bị avidya vượt qua. Cái bên trong vĩnh hằng không bao giờ có thể chết. Cái chết chỉ là của thân thể; thế thì cái bên trong vĩnh hằng của chúng ta chấp nhận một thân thể mới.
Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể giữ thân thể cũ mạnh khoẻ và tích cực, thế thì không có nhu cầu chấp nhận thân thể mới, và việc chấp nhận thân thể mới dường như tuyệt đối không kinh tế. Dường như là tự nhiên không có kinh nghiệm về bất kì cái gì của khoa học kinh tế. Nó cho ra đời trẻ con và giết chết người già. Người già của chúng ta đều được huấn luyện và có kinh nghiệm, rất nhiều nỗ lực đã đổ vào việc huấn luyện cho họ, trong khi trẻ con, những người thay thế họ chưa được huấn luyện gì, vô dụng toàn bộ. Tự nhiên chấm dứt cuộc sống của những người đã lao động bẩy mươi năm và cho sinh ra những đứa trẻ không có tri thức gì, cho nên chúng phải được nuôi nấng dạy dỗ. Điều này rất không kinh tế.
Nền kinh tế sẽ không cho phép người bẩy mươi tuổi, với tất cả kinh nghiệm của mình, được chết. Một người bẩy mươi tuổi hay cho rằng sẽ có cuộc sống mới sau cái chết của người đó - và sẽ phải mất từ hai mươi cho tới hai mươi nhăm năm trong giáo dục và đào tạo bản thân mình, chỉ để thu lại một cách khó khăn vị trí mà người đó đã có vào lúc chết. Điều này thật là vô giá trị. Cho nên khoa học bận rộn theo chiều hướng này, và làm mọi nỗ lực để chấm dứt phí hoài này. Nếu chúng ta có thể tiết kiệm cuộc sống của Einstein, phí hoài lớn lao được tránh khỏi. Nếu ông ấy lấy ba lần sinh, sự tăng trưởng về tri thức gây ra bởi điều này sẽ không lớn như ông ấy sống liền ba trăm năm, bởi vì điều này sẽ là trưởng thành liên tục. Sẽ không có gián đoạn thường xuyên ở giữa. Sẽ không có những lỗ hổng hai mươi nhăm hay ba mươi năm để giới hạn trưởng thành đó. Cho nên nếu chúng ta giữ cho Einstein sống được ba trăm năm, chúng ta không thể hình dung nổi ông ấy sẽ cống hiến thêm bao nhiêu nữa cho toàn bộ kho tri thức. Và tri thức là vô tận.
Có vô số triệu tế bào trong bộ não nhỏ bé của con người, và các nhà khoa học nói rằng mỗi tế bào đều có khả năng lưu giữ tri thức đến mức thông tin chứa trong mọi thư viện của thế giới có thể được cất giữ trong bộ não con người. Có nhiều triệu tế bào là một tiềm năng bao la đến mức từng cá nhân có thể là người chủ của mọi tri thức hiện có trên thế giới ngày nay. Điều chúng ta chưa xây dựng ra được thiết bị mà qua đó chúng ta có thể rót nhiều tri thức vào bộ não con người là vấn đề khác. Cách thức truyền đạt tri thức của chúng ta còn rất sơ cấp. Một đứa trẻ chắc chắn sẽ học được điều gì đó sau khi đã được dạy trong hai mươi năm - nhưng không cái gì thực sự được đạt tới. Sau khi cho ai đó hai mươi năm giáo dục, phần lớn điều chúng ta có thể nói là ở chỗ người đó không được giáo dục. Chỉ ngần này là có thể. Không điều gì đặt biệt là được đạt tới. Cho dù chúng ta có cung cấp việc giáo dục cho cả bẩy mươi năm, không mấy điều được đạt tới. Kho tri thức là khổng lồ và chúng ta không có thiết bị lẫn hệ thống chúng ta sẽ cần để rót tri thức vào trong bộ não con người. Do đó nhiều cách thức và phương pháp đang được thăm dò sau khi liên tục phát triển các kĩ thuật tiên tiến về giáo dục.
Công trình lớn về việc dạy học trong khi ngủ hiện đang được tiến hành tại nước Nga. Trẻ con thường đã được dạy học trong ngày, và dành ban đêm cho việc ngủ; mười hai giờ ban đêm bị phí hoài. Cho nên ở Nga người ta cho bật băng ghi âm vào tai trẻ nhỏ khi chúng đang ngủ để cho chúng nhận được việc dạy học trong cả thời gian đêm nữa. Vậy những nỗ lực lớn đang được tiến hành để làm giấc ngủ thành trung gian, công cụ, của việc truyền đạt dạy dỗ, và họ đã thành công trong việc này ở mức độ lớn. Hi vọng của họ là trong tương lai gần họ có khả năng truyền đạt việc nhiều việc dạy trong bẩy năm như bây giờ được dạy trong mười lăm năm, thông qua cả việc dùng thời gian ban đêm nữa.
Cũng còn có một thuận tiện khác cho thực nghiệm mới này. Khi giáo viên đang dạy cho trẻ con trong những giờ thức của chúng, có phát sinh xung đột giữa bản ngã của thầy và bản ngã của trẻ em, và điều này tạo ra cản trở lớn cho tiến bộ của đứa trẻ. Không có xung đột khi trẻ đang ngủ và việc dạy được hấp thu trực tiếp. Giáo viên không có đấy và trẻ con cũng không có đấy. Học sinh đang ngủ, thầy không hiện diện, chỉ có băng ghi âm là chạy. Băng chầm chậm đưa lời dạy vào não trẻ nhỏ trong cả đêm, và chúng nhận được lời dạy đó một cách trực tiếp.
Tuyên bố của Upanishad rằng cái chết có thể bị vượt qua nhờ có avidya, khoa học, nên được chuyển thành bài viết cho mọi đại học. Hiền nhân của Upanishad nói điều này là như vậy bởi vì cái chết chỉ đơn thuần là thảm kịch thể chất, điều ngẫu nhiên. Nếu chúng ta có thể phát triển những công cụ và công nghệ thích hợp, cái chết có thể bị đẩy lùi ra xa thêm chút ít. Không có khó khăn gì về việc này.
Cho tới nay khoa học đã thiếu các phương tiện để phục hồi người chết về cuộc sống, nhưng các nhà khoa học hi vọng có khả năng đem cuộc sống mới cho người đã chết vào cuối thế kỉ này. Một người chết mười lăm năm trước đây đã làm một chúc thư mười triệu đô la dành cho mục đích gìn giữ thân thể chết của ông ấy theo cách an toàn nhất ít nhất tới lúc ông ấy có thể được làm sống lại. Một số tiền quãng hàng trăm nghìn ru pi mỗi ngày đang được tiêu ra để gìn giữ cái xác chết của ông ấy theo cách tốt nhất để cho thậm chí không có chút xíu phân huỷ trong nó. Ý định là bản quản cái xác chết của ông ấy trong cùng một điều kiện như nó thế, khi ông ấy chết, để cho nếu chúng ta có thể phát hiện ra chìa khoá khoa học cho vấn đề này thì chúng ta có thể làm sống lại xác của ông ấy và cho ông ấy một cuộc sống được làm mới.
Những người duy linh rất sợ hãi về những nghiên cứu này. Họ nói, “Nếu những thực nghiệm đó thành công, cái gì sẽ là vị trí của linh hồn?” Xác chết của người này có thể được đem tới sống lại chỉ với một điều kiện - rằng khoa học có khả năng bảo tồn xác của người đó trong điều kiện tốt. Đây là phần cần của thực nghiệm này, nhưng nó không phải là tất cả. Nếu linh hồn của người đó đang lang thang và còn chưa đi vào một thân thể khác, thế thì nó sẽ đi vào thân thể chết này; và tôi cảm thấy rằng linh hồn của người này sẽ vẫn còn lang thang và chờ đợi. Người này đã từ giã cõi đời sau khi làm một bản di chúc rất có giá trị. Mười triệu đô la không phải là số tiền nhỏ. Người đó chắc chắn sẽ chờ đợi. Người đó sẽ chờ đợi thêm mười năm nữa, và nếu thân thể người đó có thể được làm sống, người đó sẽ vào lại nó. Điều ấy sẽ giống như việc vào lại ngôi nhà đã được xây dựng lại sau khi đã sụp đổ.
Cái chết có thể bị vượt qua bởi avidya - khoa học - nhưng cái bất tử thì không thể được kinh nghiệm qua nó. Phần thứ hai của lời kinh này là quan trọng hơn, và là điều kiện cần. Có thể là khoa học có khả năng đánh bại cái chết, và có thể làm cho con người gần như bất tử, nhưng thế thì làm sao con người được ích lợi bởi thay đổi này? Ngay cả sau khi trở thành gần như bất tử người đó không thể có kinh nghiệm về bất tử. Ngay cả như thế chúng ta sẽ không biết tới cái là bất tử trong chúng ta. Chúng ta có thể có bẩy mươi năm tri thức, hay bẩy trăm năm tri thức; chúng ta thậm chí có thể sống tới bẩy nghìn năm. Nhưng chúng ta không có kinh nghiệm chút nào về cái đã có đó trước cuộc sống chúng ta, cái đã tồn tại trước việc sinh của chúng ta và cũng sẽ tồn tại sau cái chết của chúng ta. Nếu chúng ta muốn biết - kinh nghiệm - cái bất tử, chỉ vidya, tri thức thực, là có ích.
Upanishad rất kính trọng avidya, khoa học. Đó là cách thức tranh đấu chống cái chết, mặc dầu nó bất lực để đạt tới cái bất tử. Xung đột với cái chết là nỗ lực tiêu cực; kinh nghiệm cái bất tử là thành tựu tích cực. Cố gắng kinh nghiệm cái bất tử là nỗ lực để biết cái đã tồn tại trước việc sinh ra của chúng ta và cũng sẽ tồn tại sau cái chết của chúng ta; cái đang trong hiện tại, cái đã có trong quá khứ và cái sẽ có trong tương lai nữa. Nó có trước khi thân thể này tồn tại, và nó sẽ vẫn còn tồn tại khi thân thể này đã tàn lụi.
Biết điều này là đạt tới cái bất tử. Cứ kéo dài cuộc sống của thân thể này đơn thuần là trong xung đột với cái chết. Nó là cuộc vật lộn để mở rộng khoảng cách giữa sinh và tử, trong khi đi sâu vào kinh nghiệm này về cái vượt ra bên ngoài sinh và tử là khám phá ra cái bất tử. Upanishad tuyên bố rằng cái bất tử sẽ được kinh nghiệm thông qua vidya - tri thức thực. Giáo huấn nào về vidya có thể hướng dẫn chúng ta bây giờ hướng tới cái bất tử?
Điểm đầu tiên là ở chỗ người nghĩ mình là thân thể không có khả năng hướng tới cái bất tử. Cho nên lời kinh đầu tiên là để lột bỏ sự đồng nhất với thân thể người ta. Bao giờ cũng biết tới điều đó, nhớ tới nó hàng ngày. Nhận biết về nó thường xuyên, nghĩ đến nó thường xuyên - rằng, “Mình không là thân thể.” Khi bạn hiểu sâu và thiết lập lời kinh này ngay bên trong bạn, ngần ấy sẽ đưa bạn tới cái bất tử. Ngược lại, chừng nào tin tưởng vững chắc rằng “Mình là thân thể này” còn bắt rễ trong bạn, ngần ấy sẽ đưa bạn tới avidya, hướng tới xung đột với cái chết. Và cuộc sống là ở mức chúng ta thường xuyên được nhắc nhở hai mươi bốn tiếng một ngày rằng “Mình là thân thể.”
Nếu chân chúng ta bị thương một chút, chúng ta lập tức nhớ ngay, “Mình là thân thể.” Nếu chúng ta đói, chúng ta nhớ, “Mình là thân thể.” Nếu có một chút đau đầu là chúng ta nhớ, “Mình là thân thể.” Nếu có cơn sốt chúng ta liền nhớ, “Mình là thân thể.” Khi tuổi thanh xuân tới chúng ta nhớ, “Mình là thân thể.” Khi tuổi già tới chúng ta nhớ, "Mình là thân thể." Cuộc sống thường xuyên nhắc nhở chúng ta từ mọi phía rằng, “Mình là thân thể,” trong khi đó chúng ta không nhận được chỉ dẫn nào từ bất kì đâu rằng, “Mình không phải là thân thể.” Và một điểm đáng để ý là chính với chân lí không có sẵn chỉ dẫn, trong khi với điều phi chân lí hướng dẫn có đầy rẫy hàng ngày.
Nhưng chúng ta phạm phải một sai lầm nền tảng trong diễn giải của mình về những chỉ dẫn đang hiện diện. Khi một điều được chỉ ra, chúng ta xét nó theo ánh sáng hoàn toàn khác, và hiểu lầm lớn xảy ra. Toàn thể cuộc sống do vậy trở thành việc hiểu lầm lớn. Những chỉ dẫn ngụ ý điều này, nhưng chúng ta thấy chúng theo ánh sáng khác. Khi bụng cần thức ăn, chúng ta nói, “Tôi đói.” Điều này là không đúng. Chúng ta đã hiểu lầm gợi ý này. Gợi ý chỉ là thế này - rằng tôi đã đi tới biết rằng bụng đang đói. Nhưng chúng ta nói, “Tôi đói.” Không ai chỉ ra cách thức chúng ta đi tới kết luận này. Mối móc nối ở giữa biến mất như thế nào - rằng tôi đã nhận ra là bụng đang đói? ‘Tôi’ không bao giờ có thể cảm thấy bụng đói cả, và vậy mà chúng ta vẫn nói, “Tôi đói.”
Khi có đau đầu, tôi đi tới biết rằng có cái đau trên đầu. Nhưng tôi nói rằng đầu tôi đau. Tôi bảo với người khác rằng tôi bị đau đầu, còn tôi tự nhủ mình rằng có cái đau bên trong tôi. Không có sai lầm gì trong những chỉ dẫn của thân thể cả, nhưng chúng ta phạm phải sai lầm khi chúng ta cố gắng giải mã chúng. Sai lầm là ở trong điều chúng ta làm với chúng.
Swami Ram bao giờ cũng nói điều đúng. Ông ấy bao giờ cũng tự diễn đạt mình một cách đúng đắn. Kết quả là ở chỗ mọi người coi ông ấy như người cung trăng. Thế giới này đầy người điên - và không khó khăn gì trong việc phán người trí huệ là người điên. Ram chưa bao giờ nói, “Tôi đói.” Đôi khi ông ấy sẽ nói, “Nghe này, người anh em, có cơn đói ở đây.” Khi nghe ông ấy, mọi người đều tự hỏi liệu ông ấy có tâm trí lành mạnh không, và rồi đủ loại khó khăn sẽ nảy sinh.
Ram tội nghiệp đã diễn đạt bản thân mình một cách đúng đắn, nhưng mọi người quen nghi ngờ về sự lành mạnh của ông ấy. Đôi khi, trở về nhà, ông ấy sẽ nói, “Hôm nay vui quá. Khi Ram bước đi trên đường mọi người bắt đầu xúc phạm ông ta.” Ông ấy không bao giờ nói, “Họ bắt đầu xúc phạm tôi.” Ông ấy không nói, “Khi tôi đi qua, người ta bắt đầu xúc phạm tôi.” Ông ấy hay nói, “Hôm nay vui quá: một số người trên đường chế giễu Ram. Ram cũng thấy cả họ nữa. Tôi nói, “Nhìm Ram kìa, họ đang chế giễu cậu đấy.”
Điều đó đã gây ra khó khăn lớn khi ông ấy tới Mĩ lần đầu tiên và bắt đầu gọi bản thân mình theo ngôi thứ ba. ở Ấn Độ, bạn bè ông ấy đã biết rõ ông, họ biết rằng ông ấy có hơi chút quái dị. Nhưng ở Mĩ thì khó khăn lớn nảy sinh vì mọi người không thể đoán được điều ông ấy đang nói. Nhưng ông ấy hoàn toàn đúng trong phát biểu của mình.
Bụng trở nên đói, nhưng bạn không bao giờ đói. Điều đó chưa bao giờ xảy ra cho tới nay. Điều đó là không thể được, bởi vì cái đói là bất lực trước linh hồn, trước cái ta. Linh hồn không có cơ chế để cảm thấy đói, nó không có phương tiện để cảm thấy cái dầy vò của cái đói. Không cái gì giảm đi hay được tăng lên trong linh hồn; không cái gì rời bỏ linh hồn; không cái gì bị mất đi từ nó để sinh ra sự giằn vặt của cái đói. Cái gì đó bao giờ cũng giảm đi trong thân thể bởi vì nó chết đi hàng ngày, và bởi quá trình chết này mà bạn cảm thấy cái đói.
Bạn có thể ngạc nhiên mà biết rằng cái gì đó bên trong bạn chết đi hàng ngày; cho nên cái phần chết đi đó phải được thay thế bởi thức ăn. Không có lí do khác. Một số phần nào đó bên trong bạn chết đi, cho nên bạn phải thay thế những phần chết đó bằng những phần đang sống sao cho bạn vẫn có thể còn sống. Do đó bạn mất một nửa cân trọng lượng khi bạn nhịn ăn trong một ngày. Lí do là gì? Một nửa cân đó đã chết và bạn đã không thay thế nó. Bạn sẽ lại phải thay thế nó. Các nhà khoa học nói một người có thể nhịn đói trong chín mươi ngày. Đến cuối cùng điều này sẽ gây ra khó khăn lớn bởi vì người đó vẫn cứ sống trong chín mươi ngày này bằng việc tiêu thụ mỡ tích luỹ trong thân thể; nhưng ngày qua ngày, khi vét kiệt kho mỡ dự trữ của mình, người đó chết dần. Người đó sẽ ngày một yếu đi hơn, mất trọng lượng và cảm thấy kiệt sức, nhưng người đó vẫn tiếp tục sống.
Chúng ta thay thế những yếu tố chết của mình bằng thức ăn; cái thiếu hụt được làm đủ lên. Nhưng linh hồn không  chết. Không yếu tố nào của nó bị kém đi, cho nên không có lí do cho linh hồn cảm thấy đói. Có một điều đáng quan tâm nên biết về sự kiện này. Linh hồn không cảm thấy đói; thân thể không biết cơn đói. Thân thể cảm thấy đói nhưng linh hồn biết cơn đói. Toàn thể hiện tượng này là cái gì đó giống như câu chuyện mà bạn có thể đã nghe.
Ngày xưa một khu rừng bốc cháy. Một người mù và một người què đi ngang qua khu rừng này. Người mù không thể thấy được, nhưng người đó có thể bước; người đó có chân khoẻ. Thật là nguy hiểm mà tiến bước. May mắn là lửa còn chưa lan tới nơi họ đang đứng. Người què thì không thể bước đi nhưng có thể thấy lửa đang lan tới. Hai người này phải là những người khôn ngoan, mặc dầu bình thường những người như thế không được như vậy. Làm sao bạn có thể trông đợi người mù khôn ngoan khi người đủ mắt còn không khôn ngoan? Làm sao người què có thể khôn ngoan khi người đủ chân không khôn ngoan? Nhưng hai người này quả là khôn ngoan và họ đi tới hiểu biết. Người què nói, “Nếu chúng ta muốn cứu mạng mình chỉ còn mỗi một cách. Để tôi ngồi lên vai bác. Chúng ta sẽ dùng mắt của tôi và chân của bác. Tôi sẽ hướng dẫn và bác sẽ bước theo.” Do đó họ cứu được tính mạng mình.
Hành trình cuộc sống cũng là một loại hiểu biết sâu sắc giữa thân thể và linh hồn vậy. Đó là cuộc hành trình của người mù và người què. Linh hồn có kinh nghiệm - nó kinh nghiệm - nhưng không cái gì xảy ra cả; việc xảy ra là trong thân thể, nhưng thân thể không kinh nghiệm. Tất cả mọi kinh nghiệm đều do linh hồn cảm nhận; và mọi điều xảy ra đều diễn ra trong thân thể, nhưng thân thể không kinh nghiệm chúng. Do đó tất cả những điều này là rắc rối!
Ngày đó cũng rắc rối nào đó phải đã nảy sinh, nhưng Aesop, người đã viết ra câu chuyện người mù và người què này, đã không nhắc gì đến điều đó. Điều cần đối với hai người này là vội vã, cho nên khi người mù chạy thật nhanh còn người què nhìn thật chóng, rất có thể là người mù cảm thấy, “Tôi có thể thấy,” còn người què cảm thấy, “Tôi đang chạy.”
Điều này đích xác là điều xảy ra với chúng ta. Chính điều xảy ra này cần phải bị phá vỡ. Cả hai nên được phân biệt cho rõ ràng. Cả hai nên tách bạch ra, bằng không dây dợ của chúng ta sẽ bị bắt chéo. Mọi việc xảy ra đều diễn ra trong thân thể, và linh hồn kinh nghiệm chúng. Bạn sẽ bắt đầu hiểu thấu lời kinh về vidya khi bạn tách bạch hai phần này ra. Thế thì cuộc hành trình của bạn hướng tới điều bất tử sẽ bắt đầu.
Đủ cho hôm nay. Chúng ta sẽ lại nói vào sáng mai. Bây giờ chúng ta bắt đầu cuộc hành trình hướng tới điều bất tử.
Xem tiếp Chương 13 - Quay về Mục lục

Ads Belove Post