Chương 11. Trung tâm bản thể

Chương 11. Trung tâm bản thể

Price:

Read more

Osho - Thế giới những Mật Điển
Chương 11. Trung tâm bản thể


Mật điển:
Ngắm nhìn đối tượng với yêu thương,
Ðừng chuyển hướng sang đối tượng khác.
Ngay tại đây trong trung tính là,
Phúc lạc.
Không cần tay, chân làm hậu thuẩn
ngồi thẳng trên  mông.
Bất ngờ,
Trung tâm xuất hiện
Trong chuyển động cơ động,
qua trải nghiệm lắc lư và nhịp nhàng.
Hay trong tình trạng bất động,
đu đưa chầm chậm trong vòng tròn vô hình.
Xuyên vào thân bằng kim có chất rượu,
nhẹ nhàng đâm thấu;
Và đạt đến thuần khiết bản thể.
Thân là cơ cấu đầy bí ẩn vận hành theo hai chiều. Hướng ngoại, tâm thông qua cảm thọ gặp gỡ thế giới ngoại biên và phát sinh cảm xúc là vận hành theo thân vật lý. Chiều  khác, hướng nội là đi sâu vào trạng thái. Nếu tâm hướng ngoại, bất cứ điều gì bạn biết đều là vật chất và hình tướng. Nếu hướng nội, bất cứ điều gì nhận biết đều là không hình tướng hay vô ngã.
Trong thực tại không có ranh giới giữa ngoại hay nội mà chỉ là tổng thể. Nhưng tính chất xác thực nếu nhìn bằng mắt, chúng ta có cảm giác vật thể xuất hiện như thực. Nhưng nếu hướng cái nhìn vào bên trong, không qua cảm xúc mà xuyên qua trung tâm thì ngoại biên tan biến.
Thực tại là một nhưng cái nhìn có hai chiều hướng. Và tất cả những kỹ thuật trung tâm là hướng dẫn bạn vào tận bên trong, nơi cảm xúc không vận hành, nơi bạn vượt ra khỏi tính khí hay sự chi phối của nghiệp lực.
Có ba điều căn bản cần am hiểu rõ ràng trước khi áp dụng kỹ thuật. Đầu tiên, khi nhìn qua mắt, mắt bạn không nhận tín hiệu, nó chỉ là cánh cửa đóng mở, người nhìn là phía sau con mắt. Đó là lí do tại sao nhắm mắt mà bạn vẫn nhìn thấy mộng, mô hình và ảo ảnh.
Người nhìn ẩn núp sau giác quan. Người ấy xuyên qua thị giác để hình thành thế giới khác. Nếu nhắm mắt lại, người nhìn vẫn lưu trú bên trong. Nếu tâm thức ở tại trung tâm, người nhìn sẽ nhận biết về chính mình. Khi đã ý thức về chính bạn, bạn sẽ ý thức toàn bộ cuộc sống bởi vì bạn và hiện thực không thể phân đôi.
Như thế, muốn rõ biết chính mình, con người cần có trung tâm, có nghĩa là tâm thức không bị phân tán theo nhiều chiều hướng. Nó không còn lang thang hay lãng đãng bất cứ nơi đâu. Hãy duy trì ngay trong bản thể, đừng chuyển di, cũng đừng dao động. Hãy cắm gốc rễ và duy trì ngay tại đó.
Rất khó khăn duy trì tâm thức hướng nội. Vì tâm thức, và ngay cả suy nghĩ hay tư tưởng đã biến dạng và trở thành quán tính nên lúc nào cũng chạy theo thế giới hiện tượng.
Khi bắt đầu suy nghĩ: "Làm thế nào?" có nghĩa là đã hướng ngoại bởi vì tư tưởng thuộc về thế giới ngoại biên hay hình tướng, và chẳng bao giờ hướng vào bên trong; bởi vì khi trở lại trung tâm, có nghĩa là suy nghĩ không còn tồn tại.
Tư tưởng là những đám mây. Nó xuất hiện nhưng không thuộc về bạn. Tư tưởng đến từ thế giới bên ngoài và không cần cứ điểm nào bên trong xuất phát. Bạn không thể nào chế tạo tư tưởng đơn độc từ bên trong hay không thể sáng tạo tư tưởng mà không có những tác động của ngoại cảnh.
Ngay việc tư duy về tự ngã cũng đã đưa bạn rời xa thực tại. Vì bạn thuộc về bầu trời trong vắt không có mây, thuộc về tính tự nhiên. Vậy phải làm gì? Làm sao để trở về tâm đơn giản bên trong?
Có vài phương cách áp dụng để bạn không làm gì cả. Do đó, kỹ thuật rất cần thiết, có thể ứng dụng để trở về trung tâm vì không thể nào đột nhập thẳng vào mà không cần kỹ thuật hỗ trợ. Thế nên cần phải hiểu tường tận và rất rõ ràng. Đây là điều hoàn toàn căn bản và rất cần thiết.
Bạn đang tham dự trò chơi, để sau đó diễn đạt: "Có cảm giác vui sướng và rất thoải mái. Niềm hạnh phúc nhẹ nhàng tồn đọng lại." Nếu có ai nghe được, họ cũng được chia sẻ niềm vui. Có thể ông ta có ý kiến: "Tôi cũng nên tham dự vào cho biết nếu như xuyên qua trò chơi tôi sẽ đạt phúc lạc."
Ông ta cũng tham dự trò chơi nhưng mục tiêu là hạnh phúc. Hạnh phúc đó là sản phẩm của tri thức. Nếu tham dự vào trò chơi một cách trọn vẹn tức thì niềm phúc lạc lại là kết quả. Nếu thường xuyên lặp lại cảm giác tìm hương vị để thỏa mãn, sẽ trở thành thói quen và là sự nghiện ngập.
Cũng như lắng nghe âm nhạc và ai đó nói: "Tôi cảm thấy có niềm nội hỷ." Nhưng nếu thường xuyên quan tâm đến hạnh phúc, bạn sẽ đánh mất nghệ thuật lắng nghe. Vì sự chú tâm, mong muốn hạnh phúc đã trở thành chướng ngại.
Phúc lạc là sản phẩm, nhưng bạn không thể nắm bắt trực tiếp. Nó là hiện tượng rất vi tế và chỉ có thể tiếp cận bằng cách gián tiếp. Bạn cần làm cái gì đó và nó tự động xảy ra. Nhưng bạn không thể chụp lấy trực tiếp cho dù cố gắng.
Bất cứ điều gì thể hiện vẻ đẹp vĩnh hằng đều rất nhẹ nhàng, mong manh. Nếu cố gắng nắm bắt trực tiếp nó sẽ tự hủy diệt. Đó là ý nghĩa của ứng dụng kỹ thuật và phương pháp của con đường.
Kỹ thuật luôn luôn nói với bạn một điều: Những phương pháp bạn đang áp dụng đều không quan trọng, quan trọng là kết quả tối hậu. Nhưng ý thức lại cho rằng phải quan tâm đến hành động và kỹ thuật, chứ không phải kết quả.
Nên nhớ: Kết quả tự động sẽ xảy ra, có nghĩa là xảy ra bằng cách gián tiếp. Vì thế, đừng quan tâm tới kết quả. Hãy quan tâm thực hành kỹ thuật một cách trọn vẹn khi có thể và quên đi kết quả. Nếu không, chính bạn là chướng ngại vì chờ đợi là tác nhân cho sự việc không thể cấu thành. Nếu còn lưu ý đến kết quả, chẳng có gì xảy ra và sẽ trở thành xa lạ.
Có người đến hỏi tôi: "Ông nói nếu thiền định, nó sẽ xảy ra. Nhưng khi ứng dụng chẳng ra gì cả?" Họ nói đúng, nhưng lại quên một điều: "Không màng đến kết quả. Chúng ta chỉ cần thiền định trong sự không mong chờ; điều mới lạ mới có thể xảy ra." Chỉ nên nhất thiết là hành động không màng đến kết quả. Hay có thể nói thiền định không mục đích."
Chú tâm nhiều trong hành động chẳng bao lâu sự việc tự hiển lộ. Nhưng luôn luôn là gián tiếp. Bạn không thể nào cưỡng đoạt, vì đó là hiện tượng rất vi tế không cần tấn công hay phòng thủ. Nó chỉ đến khi nào bạn kết nối với không gian rộng mở, "Tánh không". Và tất cả kỹ thuật đều là môi trường gián tiếp làm bàn đạp cho các bạn trở về trạng thái linh thiêng.
Nhìn với tất cả yêu thương vào đối tượng.
Đừng chuyển hướng sang vật thể khác.
Ở ngay khoảng giữa vật thể là"phúc lạc"
Tình yêu là chìa khoá.
Có bao giờ bạn ngắm nhìn vật thể bằng sự yêu thương không. Trả lời: "Vâng." Nhưng có thể chưa hiểu rõ thế nào là: "Nhìn với tất cả yêu thương vào đối tượng." Bạn chỉ nhìn bằng dục vọng với sự mờ ảo, đó là sự khác biệt và tuyệt đối tương phản.
Một khuôn mặt dễ thương, một thân hình tuyệt vời. Hãy ngắm nhìn và cảm nhận bạn nhìn đối tượng với lòng yêu thương hay không. Nhưng tại sao phải nhìn với sự yêu thương trong khi bạn muốn chiếm hay tước đoạt cái gì đó ở đối tượng.
Đó chính là dục vọng, không phải tình yêu. Có phải bạn muốn nổ tung. Có phải bạn đang suy nghĩ làm sao tư hữu thân vật lý và muốn biến thân vật lý thành công cụ để thỏa mãn tính dục.
Dục lạc hay ảo giác có nghĩa là làm thế nào để có thể sử dụng vật thể cho khát vọng của thú vui ích kỷ. Trong tính dục là làm sao để tư hữu, để chiếm đoạt, để thỏa mãn. Còn trong tình yêu là cho đi. Cho nên tình yêu và dục lạc tương phản tuyệt đối trong tất cả mọi phương diện.
Nếu nhìn thấy khuôn mặt dễ thương và cảm thấy sự yêu thương hướng về người ấy. Tâm thức bạn muốn làm thế nào cho khuôn mặt họ tươi hơn, hạnh phúc hơn. Có nghĩa là sự quan tâm khi ấy không dành cho mình mà hoàn toàn cho đối tượng.
Trong tình yêu, người khác quan trọng hơn. Trong ảo giác dục vọng, bạn quan trọng hơn. Trong ảo tưởng, bạn tìm đủ phương cách, đủ mọi thủ đoạn làm thế nào đối tượng trở thành công cụ để phục vụ cho dục vọng.
Trong tình yêu, bạn tư duy, suy gẫm làm sao để dâng hiến trong hành động, làm sao để trở thành công cụ phục vụ cho người khác. Trong ảo giác, bạn hy sinh các đối tượng. Trong tình yêu, bạn là người phục vụ. Tình yêu cho đi và ảo giác thì chiếm hữu. Tình yêu là đơn độc, còn ảo giác là sự kết hợp, tổ chức với những mưu toan.
Vậy trong dục vọng, tình yêu hoàn toàn vô nghĩa. Ngôn ngữ không có giá trị. Thế nên đừng lừa dối và gạt gẫm. Hãy nhìn thẳng vào bên trong, sẽ hiểu trong cuộc đời chưa một lần bạn yêu thương mà đối tượng chỉ là những vật thể thay thế.
Thực sự, nếu nhìn trong tính chất yêu thương, vật thể sẽ trở thành con người. Nếu nhìn với tấm lòng tử tế, và tình yêu là chìa khoá chuyển hóa mọi sự trở thành con người. Nếu nhìn cây cỏ qua tính chất yêu thương, cây cỏ trở thành con người.
Tôi nói chuyện này với Vikek. Cô bắt nhận và nói khi di chuyển đến thành phố mới (Ashram). Chúng ta sẽ đặt tên cho từng loại cây. Bạn có bao giờ nghe ai đặt tên cho cây cối chưa. Không một ai, vì họ chưa biết yêu thương. Bạn đặt tên gọi cho chó, mèo... và nó trở thành con người. Nó không còn là con chó. Nó trở thành một cá nhân riêng biệt và hoàn toàn độc lập.
Phản diện cũng là sự thực. Bất cứ khi nào bạn ngắm nhìn với đôi mắt khát vọng, ham muốn hướng về ai đó, người đó sẽ trở thành công cụ. Đó là lí do tại sao với đôi mắt dục vọng chỉ là sự thỏa mãn ham muốn vì không một ai muốn mình trở thành thành công cụ của người khác, nên đau khổ hình thành từ tư hữu.
Khi bạn nhìn vợ, chồng hay bất cứ ai cho dù nam, nữ với cái nhìn ái dục. Người đối diện sẽ có cảm giác đau lòng và buồn bã. Bạn đang làm gì đó? Bạn đang thay đổi người sống sang trạng thái chết. Có nghĩa là bạn nghĩ làm thế nào để sử dụng họ. Thế là họ bị hủy diệt. Đó là cái nhìn ảo hóa chứa đầy những lạnh lùng và xấu xa.
Khi nhìn bằng sự yêu thương, đối tượng sẽ được thăng hoa và bay bổng. Họ trở thành độc lập và hoàn toàn riêng biệt. Vì thoáng chốc đã trở lại con người đầy sinh động. Vì con người thì không thể thay thế, chỉ vật thể mới có thể xếp đặt.
Duy chỉ tình yêu mới có thể chuyển biến mọi sự. Đó là lý do không có tình yêu bạn sẽ mất đi lòng tử tế vì chưa bao giờ bạn cảm nhận mình là đơn nhất; ngoại trừ có ai yêu bạn thực sự sâu sắc. Bạn chỉ là một phần tử trong tổng thể. Bạn chỉ là số lượng hay dữ kiện. Vì thế có thể sẽ thay đổi.
Thí dụ: Bạn là thư ký văn phòng, giáo sư hay giảng sư đại học. Nghề nghiệp có thể thay thế. Nếu bạn chết ngay giây phút này, người khác sẽ thay thế, sẽ sẵn sàng lấp vào guồng máy vận hành như thay một chi tiết. Sự vận hành vẫn tiếp tục vì bạn là con số và số khác sẽ thay thế khi bạn không còn hữu dụng.
Nếu yêu say đắm người thư ký chẳng hạn. Bất ngờ, nghề nghiệp họ mất đi trở lại con người trần trụi. Và khi "con người thư ký" chết đi, con người bạn đã từng yêu quý không thể nào thay thế.
Chiếc "Fiat" của bạn đang lái và bạn thực sự yêu thương nó. Nó sẽ chuyển hóa và sinh động như một con người. Không gì có thể thay thế được vì sự liên hệ của bạn đã sáng tạo ra nó. Bấy giờ, bạn cảm thấy chiếc xe là người bạn thân thiết hay như một bộ phận của thân thể.
Nếu có chút gì trục trặc, chỉ cần một âm thanh nhỏ nhẹ vẫn có thể cảm nhận. Tính chất của xe tuy thay đổi bất thường nhưng bạn vẫn nhận biết rõ ràng cho dù một dao động nhỏ nhất. Bạn vẫn cảm nhận được tình trạng tốt hay xấu. Có nghĩa là nó đã được nhân cách hóa và đồng điệu với con người.
Tại sao thế? Vì với sợi dây liên hệ của tình yêu; bất cứ vật thể gì cũng có thể trở thành bộ phận của con người. Nhưng nếu liên hệ về dục vọng, ham muốn, con người lại chuyển hóa thành vật thể. Hành động vô nhân nhất là biến tấu con người trở thành công cụ tính dục.
Khi ngắm nhìn với tất cả yêu thương, bạn có thể làm gì? Trước tiên hãy quên mình, có nghĩa là hoàn toàn quên tự ngã. Nhìn hoa và quên ngay mình lập tức. Hãy để hoa hiện thực và ta thì hoàn toàn vắng mặt. Có nghĩa là không có người thưởng thức. Cảm nhận và thưởng thức trong tình yêu sâu lắng tuôn chảy từ tâm thức đến cánh hoa. Hãy để tâm duy chỉ một tư tưởng: "Làm sao giúp hoa tươi hơn, đẹp hơn và hạnh phúc hơn." Như thế bạn có thể làm gì?
Không có nghĩa: Có thể làm hay không vì đó là mâu thuẩn. Nên với cảm nhận nhức nhối, hay trong cơn đau dữ dội; để tự hỏi: "Bạn có thể làm gì cho hoa thêm sắc thái, tuyệt vời hơn, nhiều sức sống hơn?"
Hãy để tư tưởng này chấn động toàn diện trong trạng thái. Hãy để từng tế bào thân và tâm cảm nhận. Bạn bàng hoàng khi xuyên qua sự ngây ngất vì đóa hoa đã là con người sống động.
Đừng chuyển sang đối tượng khác,
Bạn không thể chuyển động.
Như yêu ai trong tập thể,
Bạn quên hết chung quanh.
Chỉ còn khuôn mặt duy nhất.
Thực sự bạn không còn nhìn thấy ai khác.
Họ vẫn có đó,
Nhưng chỉ là cái bóng.
Nếu yêu,
Duy nhất còn lại một khuôn mặt
Và bạn không thể chuyển di.
Trong trung tính đối tượng trở thành phúc lạc. Bạn hoàn toàn vắng mặt, không còn chú tâm về mình. Bạn quên chính mình và chỉ nghĩ về người khác. Vì họ trở thành trung tâm tình yêu. Với lòng bi sâu sắc, với cảm nhận sâu lắng của tình yêu, bạn nghĩ: "Tôi có thể làm gì cho người tôi yêu thương được hạnh phúc hơn, có được nhiều niềm vui hơn?" Trong trạng thái này, bất ngờ trong trung tính, đối tượng là phúc lạc. Đột ngột như sự phóng chiếu, niềm hoan hỷ xuất hiện. Bạn trở thành trung tâm. Có vẻ như mâu thuẫn.
Nhưng mật điển nói rằng:
"Hoàn toàn quên hẳn mình,
quên tự ngả hướng về người khác trọn vẹn"
và đức Phật nói:
"Khi cầu nguyện,
hãy dâng hiến lời cầu nguyện tốt đẹp cho mọi người.
Chẳng bao giờ cho bạn hay cho bản ngả vị kỷ.
Ngược lại,
Sự cầu nguyện trở thành vô nghĩa."
Có người đến gặp đức Phật: "Con chấp thuận tất cả giáo lý của ngài, duy chỉ một điều khó khăn; vì ngài nói: ‘Bất cứ khi nào cầu nguyện, đừng nghĩ cho chính mình, đừng yêu cầu, van xin, mà phải hướng sự tốt lành cúng dường khắp tất cả. Nếu niềm hạnh phúc xảy ra cũng cúng dường khắp mọi nơi.’ Tất cả đều tốt đẹp, nhưng con có thể tạo ra một ngoại lệ không?"
Tâm trí là trung tâm bản ngã. Vì thế đức Phật nói: "Sự cầu nguyện của ông không có giá trị và hữu ích. Không có gì để mất nếu sẵn sàng cho đi tất cả. Mang tất cả ra phân phối hết, thì ông sẽ có tất cả. Trong tình yêu, ông nên quên đi con người vị kỷ. Vì đó là con người của bản ngã."
Trong tình yêu nên quên chính mình, dường như có vẻ mâu thuẩn. Và khi nào và làm thế nào xảy ra tại trung tâm với trạng thái chú tâm hoàn toàn vào người, với hạnh phúc của người? Khi hoàn toàn quên hẳn bạn và chỉ còn đối tượng, bất ngờ bạn rơi vào cảm giác phúc lạc, hay niềm an lạc. Tại sao? Bởi vì không còn cái riêng tư, bạn trở thành trống không và rỗng rang. Không gian nội tại rộng mở và bản thể hình thành. Đó là nguyên lý hành vận của tánh không.
Khi tâm thức hoàn toàn hướng lòng tử tế về người khác; lúc ấy không còn tư tưởng nào tồn đọng lại bên trong. Vì duy chỉ trong quan kiến: "Làm sao có thể giúp họ hạnh phúc hơn, nhiều niềm vui và tràn đầy sức sống hơn thế nữa?"
Thức không thể tiếp diễn những sự việc gì khác vì bạn không còn muốn làm gì khác. Tư tưởng dừng lại. Thức phô diễn dừng lại. Bạn cảm nhận mình hoàn toàn bất lực và không đủ sức để ôm trọn cuộc đời. Tâm trí đã dừng lại và nếu còn suy gẫm: "Còn có thể làm gì khác hơn?" có nghĩa là vẫn còn tư duy về tự ngã.
Khi yêu ai, bạn hoàn toàn bất lực và là niềm đau cực điểm của tình yêu. Con người không cảm nhận được những gì đang làm. Chúng ta muốn làm tất cả mọi việc. Muốn mang cả thế giới cho người mình yêu thương nhưng không thể.
Nếu nghĩ nên làm điều này hay điều nọ; bạn không còn liên hệ với tình yêu. Vì tình yêu là sự bất lực. Hoàn toàn bất lực và chỉ có bất lực mới có thể thể hiện được cái "Đẹp". Khi hoàn toàn bất lực; có nghĩa là đang thuận theo trật tự bốn mùa. Thực sự, khi yêu ai, Thiền định không còn cần thiết nhưng thực sự không một ai biết yêu là gì. Do đó mới có 112 kỹ thuật. Có người hỏi: "Kỹ thuật trong mật điển cho tôi nhiều hy vọng. Lần đầu tiên tôi được biết có 112 phương cách. Nhưng tôi lại có câu hỏi rất mâu thuẩn: Chỉ có 112 thôi sao. Nếu không phù hợp với 112 kỹ thuật này, còn kỹ thuật nào khác hơn không?"
Ông nói đúng. Nếu 112 kỹ thuật không được ứng dụng phù hợp với sự vận hành chuyển hoá tâm thức, đừng nên phí thời gian tìm kiếm và tu tập. Kỹ thuật rất cần thiết, vì kỹ thuật cơ bản đã bị lãng quên nhưng khi bạn có thể yêu, kỹ thuật sẽ không cần thiết nữa.
Tình yêu chính nó đã là phương pháp tối hậu. Nhưng bằng tình yêu rộng mở không ràng buộc lại rất khó khăn. Tình yêu là đặt để chính bạn hay trung tâm bản ngã tách rời khỏi ý thức. Hãy để người khác thay mình hiện hữu. Như thế mới gọi là tình yêu. Có nghĩa là bạn không còn tồn tại và duy chỉ đối tượng còn hiện diện.
Jean Paul Sartre nói: "Người khác là thế giới của địa ngục." Ông nói đúng. Những người khác sáng tạo địa ngục nhưng ông vẫn nhầm lẫn một điều: Ngược lại, họ cũng có thể sáng tạo thiên đàng.
Nếu sống trong ảo giác, người khác là thế giới địa ngục. Vì muốn chiếm hữu hay hủy diệt họ. Bạn cố gắng chuyển biến con người thành vật thể. Tức thì họ phản kháng và cũng muốn biến bạn thành món đồ. Thế là thế giới địa ngục được hình thành.
Vợ hay chồng luôn hình thành thế giới địa ngục vì ai cũng muốn chiếm hữu người khác làm tài sản riêng tư. Tư hữu hay cưỡng bách chỉ có giá trị với vật dụng; không thể với con người. Không bao giờ. Nếu tôi biến bạn thành vật thể, bạn sẽ ứng xử với tôi như là kẻ thù, và cố gắng tạo ra điều gì đó để tước đoạt từ nơi tôi.
Bạn ngồi đơn độc trong phòng và ý thức có ai đang rình rập và nhìn qua ổ khoá. Quan sát vài phút việc gì xảy ra. Bạn có thay đổi cảm xúc không? Tại sao giận dữ với người rình rập? Ông ta làm gì để bạn nổi nóng? Vì ông ta biến bạn thành vật dụng quan sát làm bạn thấy bất an.
Nếu đến gần lổ khoá và nhìn lại, đối tượng sẽ bị cú sốc bất ngờ. Giây phút trước người đó là chủ thể. Là người rình rập và bạn là người bị theo dõi. Bây giờ ông ta đã trở thành sự vật bị quan sát. Tất cả đều cùng một tâm trạng: kẻ bị rình rập.
Khi ai rình rập, bạn cảm thấy mất tự do và bị khuấy động. Đó là lí do tại sao khi yêu, bạn không thể nhìn chăm chăm. Vì cái nhìn không thanh nhã, thô bạo. Nếu thực sự sâu lắng trong tình yêu, cái nhìn trực tiếp và chăm chú lại là điều dễ thương vì cái nhìn không còn muốn biến đổi đối tượng thành vật thể.
Thông qua tình yêu, cái nhìn bạn làm cho đối tượng cảm thức sống động, một con người thực sự. Đó là lí do tại sao cái nhìn say đắm trong tình yêu chân chính lại tuyệt vời và cực đẹp. Còn ngược lại, tình yêu trở thành cái chết.
Nếu tôi nhìn khi bạn thoáng đi qua, không hình thành sự liên hệ. Không có sự xúc phạm, cái thoáng nhìn có thể được xin lỗi. Nhưng nếu bất ngờ, bạn dừng lại và nhìn thẳng vào tôi. Bạn trở thành người quan sát, cái nhìn trở thành soi mói và phiền toái. Tôi cảm thấy sỉ nhục: "Bạn làm gì? Tôi là con người không phải là món đồ, không nên nhìn khiếm nhã như thế."
Khi yêu, bạn dễ dàng trần truồng, khoảnh khắc đó thân trở thành vật thể và quần áo không còn cần thiết. Nhìn thẳng vào tấm thân trần trụi nhưng không có một chút ý tưởng nào đúng sai phải trái. Nếu không yêu, cái nhìn chuyển biến thân và tâm thành vật thể. Khi yêu, không bao giờ xấu hổ khi trần trụi trước đối tượng.
Hơn thế nữa, bạn trần trụi vì tình yêu ngập tràn và thấm nhuần trong sự sống. Muốn thay đổi con người thành công cụ, đó là hành động và suy nghĩ vô nhân. Nếu rót đầy tình yêu vào đối tượng, ngay giây phút này, phúc lạc sẽ xuất hiện và bạn bắt đầu định hướng quay trở về trung tâm bản thể.
Trạng thái trung tính cùng đối tượng, niềm phúc lạc. Bất ngờ bạn quên mất mình. Và chỉ người khác hiện diện ngay trong bạn. Đúng vào thời điểm, bạn không còn hiện diện. Bạn hoàn toàn vắng mặt, đối tượng cũng vắng mặt. Thế là khoảng giữa hai người là môi trường tương tác, chính là lúc phúc lạc xảy ra.
Khi hai nguời yêu nhau gặp gỡ, từ từ cả hai không còn hiện hữu. Chỉ còn lại sức sống thuần khiết của tình yêu. Thức không còn can thiệp, không còn mâu thuẫn. Những gì cô đọng lại là sự truyền thông. Trong sự chia sẻ đầy cảm thông, bạn nhận ngay niềm hạnh phúc tràn đầy phúc lạc.
Thực sự vẫn có thể ngộ nhận và hoàn toàn sai lầm khi cho rằng: Chính người khác mang hạnh phúc đến cho bạn. Phúc lạc chỉ xảy đến khi nào bạn đi vào kỹ thuật thiền định sâu lắng trong tình yêu mà không cần ý thức hay xác định trước.
Bạn có thể hành động trong rõ biết. Tình yêu sâu lắng vì không còn bị ám ảnh bởi đối tượng. Sự việc xảy ra mỗi ngày. Nếu yêu ai, không vì bất kỳ đối tượng nào mà chỉ vì tình yêu. Tại sao? Vì phúc lạc xảy ra, thế thôi. Đó là lý do mật điển xuất hiện.
Khi bạn bị ám ảnh đối tượng "A": Bởi vì có "A" phúc lạc mới xảy ra; bạn bắt đầu suy nghĩ: "Làm sao để tư hữu được "A"? Vắng sự hiện diện của "A", tôi không có thể hạnh phúc." Bạn trở nên ganh tỵ và nếu ai chiếm hữu "A", người ấy hạnh phúc còn mình thì đau khổ.
Vậy bạn sử dụng tất cả khả năng hay mưu đồ để chiếm đoạt A. Chỉ có bạn mới là chủ nhân của A, vì bạn có thoáng nhìn thế giới qua A. Giây phút cố gắng cưỡng bức, bạn đã hủy diệt toàn diện nền tảng chân thiện mỹ và hiện tượng.
Khi hai người tình đồng tư hữu, tình yêu tự chấm dứt. Vì người yêu chỉ là công cụ hay vật thể. Bạn có thể sử dụng nhưng hạnh phúc, niềm vui chẳng bao giờ đến. Phúc lạc chỉ xảy ra khi đối tượng là con người. Cả hai đều là con người trong đối tượng. Không ai là công cụ và hai chủ thể gặp nhau. Hai con người thực sự gặp nhau, không phải tương tác giữa con người và công cụ.
Giây phút tư hữu, chắc chắn phúc lạc không thể xảy ra. Thức luôn luôn bức bách, vì nó nghĩ về những tham lam, và khát vọng: "Phúc lạc sẽ xảy ra cho tôi, và phải xảy ra mỗi ngày. Vì thế tôi phải đoạt bằng được."
Phúc lạc chỉ xảy ra khi không còn tư hữu. Niềm nội hỷ xảy ra không vì đối tượng mà thực sự vì chính bạn. Vì bạn tan biến vào đối tượng, bạn đã biến mất. Thế là phúc lạc xuất hiện.
Niềm vui có thể xảy ra với hoa hồng, sỏi đá, cây cỏ, với tất cả... Một khi đã sáng tỏ trong nhận thức. Phúc lạc có thể xảy ra vào bất cứ nơi nào. Bạn rõ biết khi không còn ta, tự ngã sẽ biến mất.
Với tình yêu chân chính, sâu lắng, bạn hướng về đối tượng, đến người yêu, cây cỏ, bầu trời, với những vì sao hay tất cả... Khi hoàn toàn trọn vẹn trong sự sáng trong và hòa điệu vào đối tượng, bản ngã tự tách rời và tan biến. Trong sự vắng mặt toàn diện của ngã chính là niềm hoan hỉ.
Ngồi trên mông không cần hậu thuẩn chân tay,
Chỉ đơn giản ngồi trên mông.
Bất ngờ trung tâm xuất hiện.
Kỹ thuật này được ứng dụng trong Taoist; ở Trung quốc qua nhiều thời đại. Đây là kỹ thuật rất thú vị; cũng là phương pháp đơn giản và dễ dàng nhất.
Bạn cần làm những gì? Chỉ cần hai điều. Đầu tiên là sự bén nhạy của thân, nếu không, bạn chỉ là tử thi biết đi. Làm cho thân mềm và nhẹ nhàng hơn, bén nhạy hơn, nếu không, kỹ thuật chẳng giúp ích gì cho bạn.
Thông thường phần mông ít bén nhạy nhất, vì bạn sử dụng nó suốt cả ngày. Nếu quá nhạy cảm cũng rất khó khăn. Không cần thiết quá mẫn cảm khi xúc chạm. Chỉ cần nhạy cảm hơn. Và nhất là bạn chưa bao giờ ý thức đang ngồi trên mông.
Ngồi trên ghế thoải mái, buông lỏng và thư giãn.
Nhắm mắt lại cảm nhận bàn tay trái hay tay phải.
Khi cảm nhận bàn tay trái;
Và hoàn toàn quên những gì còn lại trên cơ thể.
Chú tâm vào tay trái,
Bạn cảm nhận trọng lượng hình như nặng hơn.
Tiếp tục cho đến khi chính bạn là bàn tay trái.
Chú ý để nhận thức việc gì xảy ra trong cánh tay;
Cho dù bất cứ cảm giác gì.
Thực tập mỗi ngày và ít nhất trong vòng ba tuần.
Bất cứ thời gian nào thuận tiện khoảng 15 phút, ghi nhận cảm giác bàn tay trái, quên hẳn thân vật lý. Sau đó bạn cảm nhận những gì mới lạ, và mẫn cảm hơn. Khi bạn thực tập bàn tay hoàn mãn sẽ chuyển sang mông.
Thử nhắm mắt và cảm nhận chỉ còn mông hiện hữu, nghĩa là bạn không còn nữa. Hãy để toàn bộ sự rõ biết xuống mông. Không khó khăn lắm đâu. Nếu bạn thực tập sẽ nhận ra nó rất là tuyệt diệu. Bạn cảm nhận được sự sống bên trong.
Khi cảm nhận mông, nó trở nên nhạy cảm hơn và có thể cảm nhận bất cứ bộ phận nào trong thân. Sự chuyển động nhẹ nhàng, cơn đau mong manh. Bạn nhận thức rõ ràng tâm kết nối và hòa điệu với mông.
Ba tuần tập tay, ba tuần tập ngồi trên mông. Sau đó tập trên giường, hãy quên thân vật lý và đặt tâm vào hai mông. Cảm nhận sự va chạm, tấm drap mát lạnh từ từ chuyển sang ấm áp. Hãy cảm nhận nó, như lúc đang nằm trong bồn tắm, quên mất mình có thân.
Chỉ cần nhớ tới phần mông, rồi cảm nhận. Đứng dựa mông vào tường với cảm nhận sự mát lạnh của bức tường. Đứng cùng người yêu, chồng hay vợ, mông chạm mông, cảm nhận mông của đối tượng. Đây là sự sáng tạo để có cảm giác nhạy bén hơn.
Thế ngồi của đức Phật cũng thế. Ngồi trên mông. Nhắm mắt lại và cảm nhận mông chạm mặt đất. Mông phải mẫn cảm, bạn cần ngồi trong tư thế quân bình trên hai mông. Đừng để trọng lượng lệch phải hay trái.
Quân bình có nghĩa là hai mông có cảm giác như nhau, trọng lượng ngang nhau, nhạy bén như nhau. Khi hai mông ở ngay giữa, bất ngờ trung tâm xuất hiện. Với điểm trung tính, bạn rơi xuống trung tâm rún một cách tự nhiên ngay trung tâm bản thể. Bạn sẽ quên cả mông và thân vì đang trong trung tâm nội tại.
Đó là lí do tại sao tôi nói điểm trung tâm không cần thiết là một điểm duy nhất. Có nghĩa là có thể xảy ra tại đầu, trái tim hay mông. Bạn nhìn thấy đức Phật ngồi. Bạn không thể mô phỏng ngài ngồi quân bình trên hai mông. Thường khi bạn ngồi không quân bình, bất ngờ lấy lại quân bình, trung tâm bỗng dưng xuất hiện.
Khi du lịch trên xe lửa hay xe kéo, kỹ thuật này thích ứng với xe kéo hơn. Khi xe di chuyển, toàn thân bạn chuyển động theo sự chuyển di. Bất cứ lúc nào bạn ngồi trên xe kéo hay xe chạy bạn luôn luôn phòng thủ.
Xe kéo nghiêng bên trái, bạn tự động nghiêng về phải theo định luật cân bằng. Như thế lúc nào bạn cũng trong trạng thái tự nhiên thiết lập cân bằng. Ngồi trên xe kéo có nghĩa bạn đang chơi trò chơi với chuyển động.
Khi áp dụng kỹ thuật này, đừng chống đối. Tốt hơn hết là chuyển động theo sự vận hành, lúc lắc, đu đưa nhẹ nhàng theo sự vận hành của nó. Hãy trở thành phần tử của chiếc xe. Đồng hoá mình vào chiếc xe. Cho dù bất cứ vận hành nào của xe chuyển động như thế nào trên con đường. Đừng chống trả. Đó là lý do những đứa bé ít khi mệt mõi trong hành trình.
Poonam đến Lodon với hai con suốt hành trình 20 tiếng. Cô ta yếu đuối, mệt mõi còn hai đứa bé vẫn tươi cười. Cô bước vào phòng trông như xác chết, còn những đứa bé vẫn nô đùa vì những đứa trẻ không học cách phản kháng lại cuộc đời.
Người say rượu ngồi trên xe kéo suốt ngày đêm, sáng hôm sao ông cảm nhận sự trong lành, mới lạ chưa bao giờ được như thế vì ông đã say khướt nên không còn khả năng chống đối. Như thế rơi vào sự chuyển động tự nhiên theo vận hành của chiếc xe. Không tranh đấu, không chống trả. Vì thế ông và xe trở thành một.
Gurdjieff hình thành đoàn vũ công dựa trên kỹ thuật này. Tất cả vũ công được huấn luyện chuyển động nhịp nhàng tạo thành đường cong theo vòng tròn. Tất cả ở trong vòng tròn và chuyển động theo đường cong. Tất cả quay vòng vòng nhưng vẫn giữ ý thức bên trong. Và từ từ làm cho những vòng tròn thu nhỏ lại. Ngay cả lúc thân dừng hoạt động, nhưng tâm thức vẫn tiếp tục chuyển động.
Nếu bạn du lịch trên xe lửa khoảng 20 tiếng, sau khi về đến nhà. Nếu nhắm mắt lại, bạn vẫn cảm nhận còn ngồi trên xe lửa. Tuy thân dừng chuyển động nhưng tâm trí vẫn còn dao động.
Gurdjieff hình thành đoàn vũ công rất tuyệt vời. Trong thế kỷ này ông đã làm được một việc rất huyền diệu. Không phải là pháp thuật Satya Sai Baba kỳ diệu, mà chỉ là ảo thuật. Gurdjieff mới thực sự sáng tạo điều mới lạ đầy bí ẩn.
Ông chuẩn bị một nhóm khoảng 100 người thiền định về nhảy múa, và buổi trình diễn đầu tiên diễn ra tại New Jork. Một trăm vũ công quay vòng trên khán đài, ngay cả những khán giả tưởng tâm thức cũng quay theo.
Đoàn vũ công với trang phục bằng màu trắng. Khi ông ra hiệu , họ múa quay vòng và ngay khoảng khắc ông nói: "Dừng" Sự yên lặng của cái chết xuất hiện. Đó là sự dừng lại dành riêng cho khán giả. Không phải dành cho vũ công.
Đối với vũ công, tuy thân dừng lại; nhưng tâm thức vẫn còn chuyển động. Một cái nhìn tuyệt đẹp, với mô hình 100 vũ công thoáng chốc trở thành bức tượng. Đây là một cú sốc dành cho khán giả. Bạn nhìn họ chuyển động quay vòng và nhảy, bất ngờ dừng lại như sự chết tràn đầy sinh động. Và phút chốc tư tưởng khán giả cũng hoàn toàn bất động.
Rất nhiều người cho hiện tượng này là quái dị và không thể tin. Trong khi tư tưởng họ dừng lại ngay tức khắc, còn đoàn vũ công vẫn chuyển động bên trong. Đến khi những vòng quay thu nhỏ dần và trở thành trung tâm.
Có lần, đoàn vũ công đến mép khán đài. Chỉ thêm một bước họ sẽ té xuống sàn nhảy. Tất cả khán giả đều hồi hộp và chờ đợi. Bất ngờ ông ra lệnh dừng lại và quay lưng đốt xì gà. Cả nhóm té nhào xuống sàn nhà gạch đá.
Cả toàn thể khán giả đứng dậy, la hét, sợ hãi; vì nghĩ rằng nhiều người sẽ gãy xương. Hiện tượng xảy ra giống như tai nạn, nhưng không một ai thương tích, và không ai có vết bầm nào.
Khán giả hỏi Gurdjieff việc gì đã xảy ra và sao không một ai bị thương tích. Chỉ với nguyên nhân duy nhất: Họ không còn trụ vào thân vật lý. Từ từ chuyển động và chậm dần về trung tâm. Và chỉ có ông nhìn thấy, ngay lúc đoàn vũ công không còn bám vào thân. Ông quyết định để cho họ té.
Nếu quên thân thì không còn phản kháng hay chống đối. Bạn bị thương tích là do phòng thủ. Nếu té, bạn chống lại; có nghĩa là chống lại lực hút. Nếu té xuống, cứ theo sức hút bạn có thể hòa điệu với nó, và không đau đớn.
Bạn có thể thực hành bằng cách chạy vòng vòng cho đến khi té xuống. Nhưng đừng bao giờ dừng lại. Vẫn tiếp tục chạy, ngay cả khi té xuống. Nhắm mắt quay vòng vòng để được gần và gần hơn nữa. Thế là bất ngờ, trung tâm xuất hiện.
Những đứa trẻ thích chạy vòng vòng, vì nó không có chút quan niệm gì về thân vật lý hay cảm nhận trung tâm. Riêng chúng ta lại thấy khó khăn. Bởi vì thân và tâm vật lý của đứa trẻ gần như không tách rời. Có thể chỉ là một khoảng cách rất nhỏ.
Khi còn trong tử cung, đứa trẻ không được tạo hình ngay tức thời. Tất cả cần phải có thời gian. Khi đứa trẻ được sinh ra, nó chưa cố định. Tâm và thân có khoảng cách. Đó là lý do rất nhiều việc đứa trẻ không thể làm được.
Thân sẵn sàng làm việc nhưng tâm thì chưa. Nếu quan sát, bạn sẽ nhận thấy đứa trẻ mới sinh không nhìn bằng hai mắt. Nó luôn luôn nhìn bằng một mắt. Bằng con mắt nào có tròng lớn hơn.
Tâm thức đứa bé có vẻ chưa tập trung và lỏng lẻo. Từ từ bắt đầu ổn định nó nhìn trọn hai mắt. Nó chưa cảm nhận thân nó và người khác nhau. Nó chưa hoàn chỉnh nhưng từ từ sẽ ổn định.
Thiền định là sáng tạo khoảng cách. Bởi vì bạn đồng hóa, và bám chặt vào thân vật lý. Bạn cảm nhận: "Tôi là thân này." Nếu khoảng cách hình thành, có thế bạn mới nhận thức thân này không phải là bạn, một cái gì đó vượt ra khỏi thân. Vì thế quay vòng vòng hay chuyển động, lắc lư một cách hữu ích, vì kỹ thuật giúp chúng ta nhận thức thân và tâm không hề liên quan với nhau.
Mật điển nói:
"Xuyên vào thân với chất rượu..."
Thân bạn không phải là bạn. Nó chỉ dung chứa bạn, bạn là cam lồ. Khi đâm nhẹ vào thân, bạn không bị chích mà chỉ có thân. Nếu ngược lại sẽ cảm thấy đau đớn. Nếu ý thức thân bị châm chích. Bạn không đau nhói mà cảm thấy vui sướng. Cũng không cần thiết phải dùng kim, vì rất nhiều sự việc xảy ra trong mỗi ngày, có thể ứng dụng trong thiền định.
Với những cơn đau trong thân. Chỉ cần làm một điều: Quên hẳn thân, chỉ chú tâm vào phần đau. Bạn sẽ nhận thấy: Khi chú tâm vào phần đau, chỉ còn chỗ đau đớn bị thắt lại. Đầu tiên cảm nhận đau nhức cả chân. Khi cơn đau lên quá mức, hình như chỉ còn ở đầu gối. Chú tâm thêm chút nữa, còn lại một điểm vi tế. Chú tâm nhiều hơn nữa ngay điểm vi tế, quên hẳn thân. Nhắm mắt lại và thiền định tâm không tán loạn để tìm nguồn gốc cơn đau ở đâu.
Bất ngờ điểm vi tế tan biến, phúc lạc rót đầy trong bạn. Thay vì đau đớn là niềm ân sủng và hạnh phúc. Tại sao thế? Vì bạn và thân không phải là một. Người thiền định là bạn và vật thể đau đớn là đối tượng thiền định.
Khi thiền định, khoảng cách đồng hóa bạn và thân bị sụp đổ. Sự chú tâm làm bạn chuyển động bên trong, tách rời khỏi thân vật lý. Khi chú tâm vào cơn đau, lúc ấy bạn quên sự đồng hóa và quên hẳn mình đang đau.
Bạn là người quan sát cơn đau. Người quan sát không hề cảm nhận cơn đau. Sự thay đổi từ cơn đau chuyển sang trạng thái quan sát hình thành một khoảng cách. Khoảng cách lớn dần và bất ngờ bạn quên hẳn thân. Chỉ còn sự rõ biết.
Nếu có cơn đau, đầu tiên chú tâm trên vùng đau, từ từ còn lại một điểm nhỏ. Dùng kim đâm trên những vùng nhạy cảm. Bạn nhận ra có những vùng chết, bạn không cảm thấy đau.
Nếu bạn đến một trong những làng nhỏ ở Ấn độ, tổ chức lễ hội tôn giáo. Họ xuyên qua má bằng mũi nhọn. Như là sự huyền diệu, nhưng không phải. Trên má có hai điểm chết. Nếu đâm qua vùng đó không hề chảy máu, và đau đớn.
Sau lưng có nhiều vùng chết những nơi không có cảm giác. Đừng nhận cơn đau là mình, đừng đồng hóa với cơn đau. Chỉ cần chích mình bằng cây kim. Nhắm mắt lại và quan sát cơn đau. Thực sự cơn đau bên trong chỉ là do chính bạn.
Có thể dùng cây kim tây, tâm thức sẽ dễ chú tâm hơn. Ngay điểm đau ứng dụng quan sát. Đó là lối tiếp cận rất nhẹ nhàng hài hòa với hành động đâm chích; đễ đạt sự trong suốt bản thể.
Nếu tiếp tục quan sát có khoảng cách, đừng cảm nhận cơn đau đâm bạn mà quan sát kim tây đâm xoáy trong thân. Chỉ là người quan sát, bạn sẽ khám phá được tính tự nhiên, bản thể thuần tịnh.
Trải nghiệm một lần, bạn nhận thức thân này không phải bạn. Toàn thể cuộc đời sẽ thay đổi. Toàn bộ cuộc sống bạn không còn bám chặt vào thân. Khi ý thức được, bạn không còn tiếp tục đời sống tẻ nhạt và vô vị, chỉ vì trung tâm bị lãng quên.
Khi rõ biết bạn không phải là thân này, nghĩa là đã sáng tạo một đời sống mới lạ khác xưa. Đời sống của sự tỉnh thức. Đó là thay đổi toàn diện cuộc sống. Và bây giờ bạn hiện hữu trong thế giới vô ngã.
Nếu hiện hữu như thân có thực. Bạn hình thành thế giới vật chất và làm tăng trưởng sự khát vọng, tham lam, ganh tỵ và dục tính. Đó là hình thành thế giới xung quanh, thế giới ngoại vật.
Khi rõ biết bạn không phải là thân vật lý. Toàn thế giới sụp đổ. Bạn không còn bám chặt đời sống nhị nguyên nữa. Thế giới mới sẽ xuất hiện cùng bạn. Thế giới của yêu thương và lòng tử tế. Thế giới của tình yêu. Thế giới của"Chân Thiện Mỹ". Thế giới hồn nhiên và ngây thơ. Trung tâm chuyển động không còn trụ trong thân vật lý, và bây giờ bạn hiện hữu ngay thực tại trong tâm thức sáng tỏ toàn vẹn.
Tôi nghĩ, như thế cũng đủ cho ngày hôm nay.

Ads Belove Post