Chương 14. Thức ăn và mạnh khoẻ

Chương 14. Thức ăn và mạnh khoẻ

Price:

Read more

Osho – Từ Thuốc tới Thiền
Chương 14. Thức ăn và mạnh khoẻ


Không con vật nào ăn như con người; mọi con vật đều có thức ăn được chọn lựa của nó. Nếu bạn đem trâu vào vườn và bỏ chúng đấy, chúng sẽ chỉ ăn một loại cỏ đặc biệt. Chúng sẽ không ăn mọi thứ và bất kì thứ gì – chúng rất chọn lựa. Chúng có cảm giác nào đó về thức ăn của chúng. Con người đã đánh mất hoàn toàn, đã không còn cảm giác về thức ăn của mình. Con người cứ ăn mọi thứ và bất kì cái gì. Trong thực tế bạn không thể nào tìm ra được cái gì mà con người không ăn ở đâu đó chỗ này chỗ khác. Tại một số nơi, kiến cũng bị ăn. Tại một số nơi, rắn cũng bị ăn. Tại một số nơi, chó cũng bị ăn. Con người ăn mọi thứ. Con người đơn giản phát điên. Con người không biết cái gì cộng hưởng với thân thể mình và cái gì không. Con người hoàn toàn lẫn lộn.
Một cách tự nhiên con người nên là người ăn chay, bởi vì toàn bộ thân thể được tạo nên từ thức ăn thực vật. Ngay cả các nhà khoa học cũng phải thừa nhận sự kiện là toàn bộ cấu trúc thân thể con người chứng tỏ rằng con người nên là người ăn chay. Con người tới từ khỉ. Khỉ ăn là kẻ chay – hoàn toàn chay. Nếu Darwin đúng thế thì con người nên là kẻ ăn chay. Bây giờ có cách để đánh giá xem liệu một loài vật nào đó có là ăn chay hay không ăn chay: điều đó tuỳ thuộc vào ruột, chiều dài ruột. Con vật không ăn chay có ruột rất nhỏ. Hổ, sư tử – chúng có ruột rất nhỏ, bởi vì thịt đã là thức ăn được tiêu hoá rồi. Không cần bộ ruột dài để tiêu hoá thịt. Công việc tiêu hoá đã được con vật tiến hành rồi. Bây giờ bạn ăn thịt con vật. Thịt đã được tiêu hoá rồi – ruột dài không cần. Con người có một trong những bộ ruột dài nhất: điều đó có nghĩa là con người là loại ăn chay. Việc tiêu hoá lâu dài là cần thiết, và nhiều chất xơ sẽ có đó phải được tống ra.
Nếu con người là loại ăn chay và người đó cứ ăn thịt, thì thân thể bị nặng gánh. Tại phương Đông, tất cả các thiền nhân vĩ đại – Phật, Mahavira – họ đều nhấn mạnh vào sự kiện này, không phải bởi vì bất kì khái niệm bất bạo lực nào, điều đó là phụ, nhưng bởi vì nếu bạn thực sự muốn đi sâu vào trong thiền, thân thể bạn cần vô trọng lượng, tuôn chảy tự nhiên. Thân thể bạn cần được dỡ bỏ gánh nặng; và thân thể của người không ăn chay rất nặng nề.
Quan sát điều xảy ra khi bạn ăn thịt: khi bạn giết con vật, điều gì xảy ra cho con vật khi nó bị giết? Tất nhiên, chẳng ai muốn bị giết cả. Cuộc sống muốn tự nó kéo dài ra; con vật không sẵn lòng chết. Nếu ai đó giết bạn, bạn sẽ chết một cách không sẵn lòng. Nếu con sư tử chồm lên bạn và giết bạn, điều gì sẽ xảy ra cho tâm trí bạn? Cùng điều ấy cũng xảy ra khi bạn giết con sư tử. Đau đớn, sợ hãi, chết chóc, khổ não, lo âu, giận dữ, bạo hành, buồn bã – tất cả những điều này xảy ra cho con vật. Bạo hành, đau đớn, khổ não lan khắp thân thể nó. Toàn bộ thân thể trở thành đầy những độc tố, chất độc. Tất cả các tuyến thân thể đều tiết ra chất độc bởi vì con vật đang chết một cách rất không sẵn lòng. Và thế rồi bạn ăn thịt – thịt đó mang tất cả mọi chất độc con vật đã tiết ra. Toàn bộ năng lượng là độc hại, thế rồi những chất độc đó được mang vào thân thể bạn.
Và thịt đó bạn đang ăn đã thuộc vào một thân thể con vật. Nó đã có một mục đích đặc biệt ở đó. Một kiểu tâm thức đặc biệt đã tồn tại trong thân thể con vật này. Bạn đang ở trên một bình diện cao hơn tâm thức con vật đó, và khi bạn ăn thịt con vật đó thì thân thể bạn lại đi xuống bình diện thấp hơn, tới bình diện thấp của con vật đó. Thế thì tồn tại lỗ hổng giữa tâm thức của bạn và thân thể bạn, và căng thẳng nảy sinh, và lo âu nảy sinh. Người ta nên ăn những thứ vốn tự nhiên – tự nhiên cho bạn. Quả, hạt, rau – ăn nhiều thoả sức. Và cái đẹp là ở chỗ bạn không thể nào ăn được những thứ này nhiều hơn mức cần thiết. Bất kì cái gì là tự nhiên, bao giờ cũng đem lại cho bạn thoả mãn, bởi vì nó làn no thân thể bạn, làm bão hoà bạn. Bạn cảm thấy mãn nguyện. Nếu điều gì đó không tự nhiên, nó chẳng bao giờ cho bạn cảm giác về mãn nguyện. Bạn cứ ăn kem mãi: bạn chẳng bao giờ cảm thấy rằng bạn no. Trong thực tế bạn càng ăn nhiều, bạn càng cảm thấy thích ăn hơn. Nó không phải là thức ăn. Tâm trí bạn bị chơi xỏ. Bây giờ bạn không ăn theo nhu cầu thân thể, bạn đang ăn chỉ để thưởng thức nó. Cái lưỡi đã trở thành người điều khiển.
Cái lưỡi không nên là người điều khiển. Nó chẳng biết gì về dạ dầy cả. Nó không biết gì về thân thể cả. Cái lưỡi có mục đích nhất định phải hoàn thành: thưởng thức thức ăn. Một cách tự nhiên, cái lưỡi phải đánh giá, đó là điều duy nhất, thức ăn nào dành cho thân thể – cho thân thể tôi – và thức ăn nào là không dành cho thân thể tôi. Nó chỉ là người gác cổng; nó không phải là người chủ. Và nếu người gác cổng trở thành người chủ, thế thì mọi sự sẽ bị lẫn lộn.
Bây giờ các nhà quảng cáo đều biết rõ rằng lưỡi có thể bị lừa, mũi có thể bị lừa. Và chúng không phải là người chủ. Bạn có thể không nhận biết: nhiều nghiên cứu về thức ăn đang tiến hành trên thế giới, và họ nói nếu mũi bạn bị bịt hoàn toàn và mắt bạn bị bịt lại, và thế rồi bạn được trao cho củ hành để ăn, bạn không thể nào biết được bạn đang ăn gì. Bạn không thể nào biết được hành hay táo nếu mũi bạn bị bịt lại hoàn toàn bởi vì một nửa việc nếm tới từ mùi vị, do mũi quyết định, và một nửa do lưỡi quyết định – và hai giác quan này đã trở thành kẻ điều khiển. Bây giờ chúng biết: kem có bổ dưỡng hay không cũng chẳng thành vấn đề. Nó có thể mang một mùi vị, nó có thể mang hoá chất nào đó thoả mãn cho lưỡi nhưng chẳng cần gì cho thân thể cả.
Con người bị lẫn lộn – còn bị lẫn lộn hơn cả trâu nữa. Bạn không thể nào thuyết phục con trâu ăn kem được. Cứ thử mà xem!
Thức ăn tự nhiên… và khi tôi nói ‘tự nhiên’ là tôi ngụ ý rằng cái thân thể bạn cần. Nhu cầu của hổ là khác; nó phải rất bạo hành. Nếu bạn ăn thịt hổ, bạn sẽ bạo hành, nhưng cái bạo hành của bạn sẽ được diễn đạt ở đâu? Bạn phải sống trong xã hội loài người chứ không trong rừng rậm. Thế thì bạn sẽ phải kìm nén cái bạo hành này. Một vòng luẩn quẩn bắt đầu. Khi bạn kìm nén bạo hành, điều gì xảy ra? Khi bạn cảm thấy giận dữ, bạo hành, năng lượng độc hại nào đó được tiết ra, bởi vì chất độc đó tạo ra tình huống bạn có thể thực sự bạo hành và giết ai đó. Năng lượng này đi vào tay bạn; năng lượng này đi vào răng bạn – đây là hai chỗ từ đó con vật trở nên bạo hành. Con người là một phần của vương quốc loài vật.
Khi bạn giận dữ, năng lượng được thoát ra – nó đi tới tay và răng, tới hàm – nhưng bạn đang sống trong xã hội con người và không phải bao giờ giận dữ cũng lợi. Bạn sống trong thế giới văn minh, và bạn không thể nào cư xử như con vật được. Nếu bạn cư xử như con vật, bạn sẽ phải trả giá nhiều về điều đó – mà bạn lại không sẵn sàng trả giá nhiều như thế. Thế thì bạn làm gì? Bạn kìm nén giận dữ trong bàn tay; bạn kìm nén giận dữ trong hàm răng – bạn cứ mỉm cười nụ cười giả dối, và răng bạn cứ tích luỹ giận dữ.
Tôi hiếm khi bắt gặp mọi người với quai hàm tự nhiên. Nó không tự nhiên – bị ngăn cản, cứng nhắc – bởi vì quá nhiều giận dữ có đó. Nếu bạn ấn vào quai hàm ai đó, giận dữ có thể thoát ra. Bàn tay trở nên xấu xí. Chúng mất vẻ duyên dáng, chúng mất sự linh động, bởi vì quá nhiều giận dữ bị kìm nén ở đấy. Những người đã làm việc trong xoa bóp sâu, họ đã đi tới biết rằng khi bạn chạm tay một cách sâu sắc, xoa bóp bàn tay, thì người này bắt đầu trở nên giận dữ. Không có lí do. Bạn đang xoa bóp người này và bỗng nhiên người đó bắt đầu cảm thấy cáu bẳn. Nếu bạn ấn vào quai hàm, người ta lại trở nên giận dữ. Họ đã mang cơn giận được tích luỹ.
Đấy là những điều không thuần khiết trong thân thể: chúng phải được thoát ra. Nếu bạn không cho chúng thoát ra, thân thể sẽ vẫn còn nặng nề. Bài luyện tập yoga tồn tại để cho thoát ra tất cả mọi loại chất độc đã tích luỹ trong thân thể. Những chuyển động Yoga xả chúng ra; và thân thể nhà yoga có tính mềm mỏng của riêng nó. Các bài tập yoga hoàn toàn khác với các bài tập khác. Chúng không làm cho thân thể bạn mạnh mẽ; chúng làm cho thân thể bạn mềm mại hơn. Và khi thân thể bạn mềm mại hơn, bạn mạnh mẽ theo một nghĩa rất khác: bạn trẻ trung hơn. Chúng làm cho thân thể bạn linh động hơn, tuôn chảy hơn – không khối chắn nào trong thân thể. Toàn bộ thân thể tồn tại như một đơn vị hữu cơ, trong nhịp điệu sâu sắc của riêng nó. Nó không giống như tiếng ồn trong chợ, nó giống như dàn nhạc. Nhịp điệu sâu sắc bên trong, không khối chắn, thế thì thân thể là thuần khiết. Các bài tập yoga có thể cực kì có ích.
Mọi người đều đang mang nhiều rác rưởi trong dạ dầy, bởi vì đấy là chỗ duy nhất trong thân thể bạn có thể dồn nén mọi thứ. Không có chỗ khác. Nếu bạn muốn kìm nén bất kì cái gì thì nó phải bị dồn nén vào trong dạ dầy. Nếu bạn muốn khóc – vợ bạn chết, người yêu bạn chết, bạn thân của bạn chết – nhưng điều đó dường như có vẻ không tốt, dường như bạn yếu đuối, khóc vì đàn bà, bạn kìm nén nó. Bạn sẽ dồn nén cái khóc đó vào đâu? Một cách tự nhiên, bạn phải dồn nén nó vào trong dạ dầy. Đó là nơi duy nhất sẵn có trong thân thể, chỗ hổng duy nhất, nơi bạn có thể ép buộc nó vào.
Nếu bạn dồn nén vào trong dạ dầy… và mọi người đều đã dồn nén nhiều loại xúc động: về tình yêu, về dục, về giận dữ, về buồn bã, về khóc than – thậm chí cả tiếng cười. Bạn không thể cười khanh khách đến vỡ bụng được. Điều đó có vẻ bất lịch sự, có vẻ thô tục – thế thì bạn là người không văn hoá. Bạn phải dồn nén mọi thứ. Bởi vì dồn nén này, bạn không thể nào thở sâu được, bạn phải thở nông. Nếu bạn thở sâu thế thì những vết thương của việc dồn nén đó, chúng sẽ xả ra năng lượng của chúng. Bạn sợ. Mọi người đều sợ đi vào trong dạ dầy.
Mọi đứa trẻ, khi được sinh ra, đều thở qua bụng. Nhìn đứa trẻ ngủ: bụng nó phập phồng – ngực chẳng bao giờ thế. Không đứa trẻ nào thở từ ngực cả; chúng thở từ bụng. Bây giờ chúng hoàn toàn tự do, chẳng cái gì bị kìm nén cả. Dạ dầy của chúng trống rỗng, và cái trống rỗng đó có cái đẹp trong thân thể. Một khi dạ dầy có quá nhiều điều dồn nén trong nó, thân thể bị chia làm hai phần, phần thấp hơn và phần cao hơn. Thế thì bạn không là một; bạn là hai. Phần thấp hơn là phần bị bỏ đi. Tính thống nhất bị mất; nhị nguyên đã đi vào trong con người bạn. Bây giờ bạn không thể nào đẹp được nữa, bạn không thể nào duyên dáng được nữa. Bạn đang mang hai thân thể thay vì một – và bao giờ cũng còn lại lỗ hổng giữa hai thân này. Bạn không thể nào bước đi đẹp đẽ được. Dẫu sao thì bạn vẫn phải mang chân mình. Trong thực tế, nếu thân thể là một, chân bạn sẽ mang bạn đi. Nếu thân thể bị chia thành hai, bạn phải mang chân mình đi.
Bạn phải kéo lê thân thể mình. Điều đó giống như gánh nặng – bạn không thể nào tận hưởng điều đó. Bạn không thể nào tận hưởng việc đi bộ tốt, bạn không thể nào tận hưởng việc bơi tốt, bạn không thể nào tận hưởng việc chạy nhanh – bởi vì thân thể không phải là một. Với mọi chuyển động này, và để hưởng thú chúng, thân thể cần được thống nhất lại. Thống nhất phải được tạo ra lần nữa: dạ dầy sẽ phải được dọn sạch hoàn toàn.
Để dọn sạch dạ dầy cần tới việc thở rất sâu, bởi vì khi bạn hít vào sâu và thở ra sâu, dạ dầy tống ra tất cả những cái nó đang mang. Trong việc thở ra, dạ dầy tự xả bỏ cho nó. Do đó mới có tầm quan trọng của pranayam, thở nhịp điệu sâu. Việc nhấn mạnh nên vào việc thở ra để cho mọi thứ dạ dầy đã phải mang một cách không cần thiết được xả bỏ ra. Và khi dạ dầy không mang những xúc động bên trong, nếu bạn bị chứng táo bón, nó bỗng nhiên biến mất. Khi bạn kìm nén xúc động trong dạ dầy, sẽ có táo bón bởi vì dạ dầy không được tự do để có chuyển động của nó. Bạn đang kiểm soát nó sâu sắc; bạn không thể nào cho phép nó tự do được. Cho nên nếu các xúc động bị kìm nén, sẽ có táo bón. Táo bón là bệnh mang nhiều tính tinh thần hơn là bệnh thể chất. Nó thuộc về tâm trí nhiều hơn là thuộc về thân thể.
Nhưng nhớ lấy, tôi không phân chia tâm trí và thân thể làm hai đâu. Chúng là hai khía cạnh của cùng một hiện tượng. Tâm trí và thân thể không phải là hai thứ. Trong thực tế nói ‘tâm trí và thân thể’ là không tốt: ‘tâm – thân’ là cách diễn đạt đúng. Thân thể bạn là hiện tượng tâm lí. Tâm trí là phần tinh tế nhất của thân thể, còn thân thể là phần thô nhất của tâm trí. Và cả hai chúng đều ảnh hưởng lẫn nhau; chúng chạy song song. Nếu bạn đang kìm nén cái gì đó trong tâm trí, thân thể sẽ bắt đầu cuộc hành trình kìm nén. Nếu tâm trí xả ra mọi thứ, thân thể cũng xả ra mọi thứ. Đó là lí do tại sao tôi lại nhấn mạnh vào thanh tâm rất nhiều. Thanh tâm là quá trình dọn sạch.
Đây tất cả đều là cách thức khổ hạnh: nhịn ăn; ăn uống tự nhiên; thở nhịp điệu, sâu; bài tập yoga; sống cuộc sống ngày càng tự nhiên, linh động, mềm mỏng hơn; tạo ra ngày càng ít thái độ kìm nén; cho phép thân thể có tiếng nói riêng của nó; tuân theo trí huệ của thân thể…
Khi thân thể được thuần khiết, bạn sẽ thấy những năng lượng cực kì mới nảy sinh, những chiều hướng mới mở ra trước bạn, những cánh cửa mới bất thần mở ra, những khả năng mới. Thân thể có nhiều năng lực ẩn kín. Một khi nó được thả ra bạn sẽ không thể nào tin được nó, rằng thân thể mang nhiều thứ trong nó thế, và lại gần thế.
Theo những truyền thống huyền môn của phương Đông, tất cả những điều bạn nghĩ mình đang là, đều chẳng là gì ngoài thức ăn. Thân thể bạn là thức ăn, tâm trí bạn là thức ăn, linh hồn bạn là thức ăn. Bên ngoài linh hồn chắc chắn có cái gì đó không phải là thức ăn. Cái gì đó ấy được biết là anatta, vô ngã. Đó là sự trống rỗng hoàn toàn. Phật gọi nó là shunya, cái hư không. Nó là không gian thuần khiết. Nó không chứa gì ngoài bản thân nó; nó là tâm thức vô nội dung.
Khi nội dung vẫn còn, thức ăn cũng vẫn còn. Thức ăn được ngụ ý là cái được tiêu hoá từ bên ngoài. Thân thể cần thức ăn vật lí; không có nó, thân thể sẽ bắt đầu teo đi. Đây là cách nó tồn tại; nó không chứa gì ngoài thức ăn vật lí.
Tâm trí bạn chứa kí ức, ý nghĩ, ham muốn, ghen tị, quyền lực và cả nghìn lẻ một thứ. Tất cả những cái đó cũng là thức ăn; nó là thức ăn trên bình diện tinh tế hơn chút ít. Ý nghĩ là thức ăn. Do đó khi bạn có những ý nghĩ nuôi dưỡng, lồng ngực bạn nở ra, khi bạn có những ý nghĩ, cái đem lại cho bạn năng lượng, bạn cảm thấy tốt. Ai đó nói điều gì đó tốt lành về bạn, lời khen ngợi, nhìn điều xảy ra cho bạn mà xem: bạn được nuôi dưỡng. Còn ai đó nói điều gì đó sai về bạn, quan sát xem: cứ dường như cái gì đó bị tuột ra khỏi bạn, bạn yếu đuối hơn bạn trước đó.
Tâm trí là thức ăn dưới dạng tinh tế. Tâm trí không là gì ngoài phía bên trong của thân thể; do đó cái bạn ăn ảnh hưởng tới tâm trí bạn. Nếu bạn ăn thức ăn không chay, bạn sẽ có một loại tâm trí đặc biệt; nếu bạn ăn thức ăn chay, bạn chắc chắn có một loại tâm trí khác.
Bạn có biết sự kiện quan trọng mênh mông này về lịch sử Ấn Độ không? Ấn Độ chưa bao giờ tấn công bất kì nước nào trong toàn bộ lịch sử mười nghìn năm của nó. Chưa bao giờ – không một hành động xâm lăng nào. Làm sao điều đó lại có thể được? Tại sao? Cùng nhân loại đó tồn tại ở đây như tồn tại ở mọi nơi khác. Nhưng chính là một loại thân thể khác đã tạo ra tâm trí khác.
Bạn có thể tự mình quan sát điều đó. Ăn cái gì đó rồi quan sát, ăn cái gì đó khác rồi quan sát. Ghi chép lại, và bạn sẽ trở nên nhận biết và ngạc nhiên thấy rằng mỗi thứ bạn tiêu hoá không chỉ là phần vật lí, nó có một phần tâm lí của nó. Nó làm cho tâm trí bạn thành mong manh với những ý tưởng nào đó, với những ham muốn nào đó. Do đó, qua nhiều thời đại, đã từng có việc tìm kiếm loại thức ăn sẽ không làm mạnh cho tâm trí nhưng sẽ giúp nó cuối cùng tan biến đi; một loại thức ăn mà, thay vì làm mạnh cho tâm trí, sẽ làm mạnh cho thiền, vô trí. Không thể nêu ra được những qui tắc chắc chắn và cố định, bởi vì mọi người đều khác nhau và từng người đều phải quyết định cho bản thân mình.
Và quan sát điều bạn cho phép đi vào trong tâm trí mình. Mọi người hoàn toàn không nhận biết; họ cứ đọc mọi thứ và bất kì cái gì, họ cứ xem ti vi, bất kì cái gì ngu si, xuẩn ngốc. Họ cứ nghe đài, họ cứ tán gẫu, huyên thuyên với mọi người, và họ tất cả đều trút rác rưởi vào đầu người khác. Rác rưởi là tất cả những cái họ có.
Tránh những tình huống trong đó bạn bị nặng gánh không cần thiết bởi rác rưởi. Bạn đã có quá nhiều rác rưởi như nó đang có đấy; bạn cần được nhẹ gánh khỏi nó. Và bạn cứ thu thập nó dường như nó là cái gì đó quí giá. Nói ít đi, chỉ nghe điều bản chất, thấu cảm trong nói và nghe. Nếu bạn nói ít, nếu bạn nghe ít, dần dần bạn sẽ thấy rằng một sự sạch sẽ, một cảm giác thuần khiết, cứ dường như bạn vừa mới tắm, sẽ bắt đầu nảy sinh bên trong bạn. Điều đó trở thành mảnh đất cần thiết cho thiền nảy sinh. Bạn đừng cứ đọc đủ mọi loại vô nghĩa.
Có lần tôi sống trong một ngôi nhà mà hàng xóm là một người điên, người rất quan tâm tới báo chí. Người đó ngày nào cũng tới để thu lượm tất cả các báo chí từ tôi. Nếu đôi khi người đó ốm hay tôi không có nhà, thế thì người đó sẽ tới muộn về sau. Có lần chuyện xảy ra, tôi vắng nhà mất mười ngày. Và khi tôi quay về thì người đó lại tới để thu thập tất cả các báo chí. Tôi nói với người đó, “Nhưng bây giờ tất cả báo đều cũ cả rồi – cũ mất mười ngày.”
Người đó nói, “Có vấn đề gì đâu? Đấy toàn là rác rưởi cả! Chỉ có ngày tháng thay đổi mà thôi.”
Đấy phải là một khoảnh khắc rất lành mạnh trong cuộc đời người điên đó. Vâng, có những khoảnh khắc điên loạn trong cuộc sống của cái gọi là người lành mạnh, và ngược lại. Người đó đang nói ra chân lí, nói rằng, “Đấy cùng là điều vô nghĩa cũ mèng. Có vấn đề gì đâu? Tôi có thời gian, và tôi phải vẫn còn bận bịu.”
Tôi hỏi người đó, “Ông đã làm gì trong mười ngày qua?” Người đó nói, “Tôi đọc báo cũ – đọc đi đọc lại chúng.”
Để ra vài lỗ hổng trong tâm trí mình không bị bận rộn. Những khoảnh khắc của tâm thức không bận rộn đó là những thoáng nhìn đầu tiên về thiền, thấm nhuần đầu tiên của cõi bên kia, ánh chớp loé đầu tiên của vô trí. Và thế thì nếu bạn có thể xoay xở làm được điều này, điều khác là chọn thức ăn vật lí không giúp cho cái hung hăng và bạo hành, cái không mang tính độc.
Bây giờ thậm chí các nhà khoa học cũng đồng ý với điều này, rằng khi bạn giết con vật, từ nỗi sợ nó sẽ tiết ra mọi loại chất độc. Cái chết là không dễ dàng. Khi bạn giết một con vật, từ nỗi sợ một run rẩy lớn phát sinh bên trong. Con vật muốn tồn tại: tất cả mọi loại chất độc bị tiết ra.
Khi bạn trong sợ hãi bạn cũng tiết chất độc ra thân thể. Những chất độc này là có ích: chúng giúp bạn hoặc đánh nhau hoặc bỏ chạy. Đôi khi việc xảy ra là trong giận dữ bạn có thể làm được những việc bạn không bao giờ có thể hình dung ra mình làm được. Bạn có thể di chuyển một tảng đá mà bình thường bạn thậm chí không thể nào lay nổi nó, nhưng giận dữ có đó và chất độc được tiết ra. Trong sợ hãi, mọi người có thể chạy nhanh đến mức thậm chí vận động viên chạy Olympic cũng bị bỏ lại đằng sau. Nghĩ về mình chạy nếu ai đó đang đuổi sát sau bạn với lưỡi dao găm để giết bạn. Bạn sẽ làm điều tốt nhất bạn có thể làm được, toàn bộ thân thể bạn sẽ phục vụ cho việc đó ở mức tối ưu của nó.
Khi bạn giết con vật, có giận dữ, có lo âu, có sợ hãi. Cái chết đang đối diện nó: tất cả các tuyến của con vật đều tiết ra nhiều loại chất độc. Do đó ý tưởng hiện đại là ở chỗ trước khi giết con vật, làm cho nó vô ý thức đi, làm mê nó đi. Trong các lò mổ hiện đại, người ta dùng tới thuốc mê. Nhưng điều đó cũng chẳng tạo ra khác biệt gì mấy, chỉ một khác biệt rất nông cạn, bởi vì ở cốt lõi sâu nhất nơi không thuốc mê nào có thể đạt tới được, cái chết phải bị đương đầu. Điều đó có thể không ý thức, con vật có thể không nhận biết về điều sắp xảy ra, nhưng điều đó xảy ra như trong giấc mơ. Nó trải qua cơn ác mộng. Và ăn thịt là ăn thức ăn đã bị nhiễm độc.
Tránh bất kì cái gì bị nhiễm độc trên bình diện vật lí, tránh bất kì cái gì bị nhiễm độc trên bình diện tinh thần. Và trên bình diện tinh thần mọi điều còn phức tạp hơn. Nếu bạn nghĩ bạn là người Hindu, bạn bị nhiễm độc rồi; nếu bạn nghĩ bạn là người Mô ha mét giáo, thì bạn đã bị nhiễm độc rồi. Nếu bạn nghĩ bạn là người Ki tô giáo, người Jaina, Phật tử, bạn đã bị nhiễm độc rồi. Và bạn đã bị nhiễm độc từ từ – chậm đến mức bạn trở nên hài hoà với nó. Bạn thành nghiện nó. Bạn đã được nuông chiều từ ngay ngày đầu tiên; từ bầu vú mẹ, bạn đã bị nhiễm độc rồi. Mọi loại huấn luyện đều là chất độc. Nghĩ bản thân mình là người Hindu là nghĩ bản thân mình đối lập với nhân loại. Nghĩ mình là người Đức, người Trung quốc, là nghĩ bản thân mình đối lập với nhân loại; là nghĩ dưới dạng thù hằn, không thân thiện.
Nghĩ bản thân mình chỉ là con người thôi. Nếu bạn có bất kì thông minh nào, nghĩ về bản thân mình như một con người đơn giản. Và khi thông minh của bạn phát triển thêm chút ít nữa, thậm chí bạn còn vứt bỏ luôn cả cái tính từ ‘người’ đi. Bạn sẽ nghĩ bản thân mình chỉ như sự hiện hữu. Và sự hiện hữu này bao hàm tất cả – cây cối và núi non và dòng sông và các vì sao và chim chóc và con vật.
Trở nên lớn hơn, trở thành khổng lồ. Tại sao bạn sống trong đường hầm? Tại sao bạn bò trong những hố đen tối nhỏ bé? Nhưng bạn nghĩ mình sống trong những hệ thống ý thức hệ vĩ đại. Bạn không sống trong những hệ thống ý thức hệ vĩ đại đâu, bởi vì chẳng có hệ thống ý thức hệ vĩ đại nào cả. Không lí tưởng nào đủ vĩ đại để chứa đựng con người: tính con người không thể bị hàm chứa bởi bất kì khái niệm nào. Tất cả mọi khái niệm đều què quặt và tê liệt.
Bạn đừng là người Cơ đốc giáo và đừng là người cộng hoà – chỉ là con người – đấy tất cả đều là chất độc, đấy tất cả đều là định kiến. Và qua nhiều thời đại bạn đã bị thôi miên trong những định kiến này. Chúng đã trở thành một phần máu bạn, xương bạn, chính tuỷ bạn.  Bạn sẽ phải rất tỉnh táo để gạt bỏ tất cả mọi sự nhiễm độc này.
Thân thể bạn không bị nhiễm độc nhiều như tâm trí bạn bị nhiễm. Thân thể là hiện tượng đơn giản, nó có thể dễ dàng được tẩy sạch. Nếu bạn ăn thức ăn không chay, điều đó có thể được dừng lại, đấy không phải là cách xử trí lớn lắm. Và nếu bạn dừng ăn thịt, trong vòng ba tháng thân thể bạn sẽ hoàn toàn thoát khỏi mọi chất độc do thức ăn không chay gây ra. Điều đó đơn giản. Thể chất không phải rất phức tạp. Nhưng vấn đề nảy sinh với tâm lí. Sư Jaina không bao giờ ăn bất kì thức ăn nhiễm độc nào, không bao giờ ăn bất kì cái gì không chay. Nhưng tâm trí người đó lại bị ô nhiễm và nhiễm độc bởi đạo Jaina mà không người nào khác bị nhiễm cả.
Tự do thực sự là tự do khỏi mọi ý thức hệ. Bạn không thể sống đơn giản không ý thức hệ nào được sao? Ý thức hệ có phải là cần thiết không? Tại sao ý thức hệ lại cần thiết nhiều đến thế? Nó được cần tới bởi vì nó giúp cho bạn vẫn còn ngu xuẩn, nó được cần tới bởi vì nó giúp cho bạn vẫn còn không thông minh. Nó được cần tới bởi vì nó cung cấp cho bạn câu trả lời có sẵn và bạn không cần tìm ra câu trả lời của riêng mình.
Con người thực sự của thông minh sẽ không níu bám vào bất kì ý thức hệ nào – để làm gì? Người đó sẽ không mang tải trọng của những câu trả lời làm sẵn. Người đó biết rằng mình có đủ thông minh để cho dù bất kì tình huống nào nảy sinh, người đó sẽ có khả năng đáp ứng lại nó. Tại sao lại mang tải trọng không cần thiết từ quá khứ? Phỏng có ích gì mà mang nó?…
Nếu bạn thay đổi thức ăn độc của mình, bạn sẽ ngạc nhiên: thông minh mới sẽ thoát ra trong bạn. Và thông minh mới này sẽ làm cho nó có khả năng không tọng vào bạn những thứ vô nghĩa nữa. Thông minh mới này sẽ làm cho bạn có khả năng vứt bỏ quá khứ và những kí ức về nó, vứt bỏ những ham muốn và mơ mộng không cần thiết, vứt bỏ ghen tị, giận dữ, chấn thương và đủ mọi loại vết thương tâm lí.
Bởi vì bạn không thể vứt bỏ đi những vết thương tâm lí, nên bạn mới trở thành nạn nhân của dối trá tâm lí. Thế giới này đầy những nhà phân tâm đủ loại, họ tới theo mọi hình dáng và kích cỡ. Thế giới này đầy các loại trị liệu tâm lí. Nhưng sao cần tới nhiều cách trị liệu tâm lí thế? Chúng được cần tới bởi vì bạn không đủ thông minh để chữa lành vết thương riêng của mình. Thay vì chữa lành chúng, thay vì mở chúng cho gió và mặt trời, bạn cứ che giấu chúng. Bạn cần các nhà trị liệu tâm lí giúp mình mở vết thương ra dưới mặt trời để cho chúng có thể được chữa lành, để cho chúng có thể được phép chữa lành. Nhưng rất khó tìm ra nhà trị liệu tâm lí thực sự. Trong một trăm nhà trị liệu tâm lí, chín mươi chín người là lừa dối tâm lí, không phải là nhà trị liệu tâm lí.
Bạn sẽ ngạc nhiên biết rằng nhiều nhà trị liệu tâm lí và nhà phân tâm tự tử hơn người ở các nghề khác. Con số gần gấp đôi. Bây giờ đây là loại người gì vậy? Và làm sao họ giúp cho người khác được? Họ đã làm gì trong cả đời mình khi giúp cho người khác? Nhiều nhà phân tâm phát điên, phát rồ, hơn mọi người trong bất kì nghề nào khác trên thế giới. Số lượng gần như gấp đôi. Tại sao? Và họ giúp cho người khác hướng tới lành mạnh, trong khi bản thân họ thì lại điên khùng. Có mọi khả năng là họ trở nên quan tâm tới trị liệu tâm lí bởi vì cái điên khùng của mình. Đấy là một nỗ lực để chữa cho chính họ. Và bạn sẽ ngạc nhiên biết rằng các nhà trị liệu tâm lí thuộc loại này lại đi trị liệu tâm lí tại nhà trị liệu tâm lí thuộc loại khác. Người theo Freud đi tới người theo Jung, người theo Jung tới người theo Freud, và cứ thế mãi. Điều này là một tình huống rất kì lạ.
Nếu thông minh thoát ra trong bạn, bạn sẽ có khả năng làm tất cả những điều cần thiết. Bạn sẽ có khả năng chữa lành cho vết thương riêng của mình, bạn sẽ có khả năng thấy vết thương của riêng mình, bạn không cần phải đi đến nhà trị liệu nguyên thuỷ.
Tôi cho phép mọi loại trị liệu trong công xã của tôi. Trong thực tế, không có nơi nào khác trên thế giới nhiều phép trị liệu tâm lí có sẵn như vậy – tất cả sáu mươi loại. Tại sao tôi lại cho phép những trị liệu này? Chỉ bởi vì các bạn thôi, bởi vì các bạn vẫn còn chưa sẵn sàng để thông minh của mình được thoát ra. Khi công xã này đi ngày càng sâu hơn vào trong việc hiểu biết bên trong, trị liệu có thể bị loại bỏ. Khi công xã này đã thực sự nở hoa, sẽ không cần bất kì phép trị liệu nào nữa. Thế thì tình yêu là phép trị liệu; thông minh là phép trị liệu. Thế thì việc sống hết ngày nọ sang ngày kia, hết khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia, nhận biết và tỉnh táo, là việc trị liệu rồi. Thế thì mọi thứ bạn làm trong ngày, lau chùi và nấu bếp cùng giặt dũ, tất cả chúng đều là trị liệu.
Các phép trị liệu ở đây chỉ để cho thời gian hiện hữu. Cái ngày tôi trở nên bị thuyết phục rằng bây giờ phần lớn các bạn đều đã vượt ra ngoài trị liệu, trị liệu sẽ biến mất, bởi vì thế thì phần lớn các bạn sẽ có khả năng kéo phần thiểu số vào trong thông minh nữa.
Chúng ta đang cố gắng tạo ra một loại thông minh của cuộc sống. Tôi không thiên về người tôn giáo, tôi không phải là thánh nhân, tôi chẳng liên quan gì tới tâm linh cả. Tất cả những phân loại đó đều không liên quan gì tới tôi. Bạn không thể phân loại tôi, bạn không thể nhét tôi vào ô nào được. Nhưng có thể nói một điều, rằng toàn bộ nỗ lực của tôi là để giúp cho bạn làm thoát ra cái năng lượng vẫn được gọi là tình yêu-thông minh. Nếu tình yêu-thông minh được thoát ra, bạn được chữa lành.
Và kiểu thức ăn nhiễm độc thứ ba là tâm linh. Đó là điều cái ta là gì. Cái ta cần sự chú ý liên tục: nó được nuôi dưỡng bằng chú ý, chú ý là thức ăn của nó. Không chỉ có chính khách mới khao khát sự chú ý, ngày càng nhiều sự chú ý từ ngày càng nhiều người – cái gọi là thánh nhân của bạn cũng làm cùng điều đó. Không có khác biệt giữa thánh nhân và chính khách và diễn viên, không khác biệt chút nào. Nhu cầu cơ bản là như nhau – sự chú ý: “Nhiều người hơn nên chú ý tới tôi, nhiều người hơn nên nhìn vào tôi.” Điều đó trở thành thức ăn cho bản ngã, và nó là loại thức ăn nhiễm độc…
Vật lí, tâm lí, tâm linh… Để thân thể sinh lí được thuần khiết khỏi mọi chất độc và độc tố, và tâm trí bạn được hết nặng gánh khỏi mọi rác rưởi và đồ tạp nham. Và để cho linh hồn bạn được tự do khỏi ý tưởng về cái ngã. Khi linh hồn được tự do khỏi ý tưởng về cái “tôi” bạn đã tới không gian bên trong đó vẫn được gọi là vô ngã, anatta. Đó là tự do, đó là niết bàn, đó là chứng ngộ. Bạn đã về tới nhà. Bây giờ chẳng có đâu mà đi cả; bây giờ bạn có thể lắng đọng, nghỉ ngơi và thảnh thơi. Bây giờ bạn có thể tận hưởng hàng triệu niềm vui mà sự tồn tại vẫn đang mưa rào lên bạn.
Khi ba thức ăn nhiễm độc này bị loại bỏ, bạn trở thành trống rỗng. Nhưng trống rỗng này lại không phải là loại trống rỗng phủ định. Bạn trống rỗng theo nghĩa là tất cả các chất độc, tất cả các nội dung, đều mất đi. Nhưng bạn lại tràn đầy – tràn đầy cái gì đó không thể nào gọi tên được, tràn đầy cái gì đó mà những người sùng kính gọi là ‘Thượng đế.’
Có hai kiểu thức ăn. Một là cái bạn thích, cái bạn hâm mộ, mà về nó bạn tưởng tượng ra. Chẳng có gì sai trong nó, nhưng bạn sẽ phải học một mẹo nhỏ về nó. Có những thức ăn cực kì quyến rũ. Quyến rũ đó không phải bởi vì bạn thấy rằng thức ăn này là có sẵn. Bạn vào khách sạn, vào nhà hàng, và bạn thấy thức ăn nào đó – mùi thơm bốc lên từ phòng sau, mầu sắc và hương vị của thức ăn này. Bạn đã không nghĩ về thức ăn và bỗng nhiên bạn lại quan tâm tới nó – điều này sẽ chẳng ích gì. Đây không phải là ham muốn thực sự của bạn. Bạn có thể ăn cái này và nó sẽ không thoả mãn cho bạn. Bạn sẽ ăn và ăn và chẳng có gì sẽ bắt nguồn từ nó cả; không thoả mãn nào bắt nguồn từ nó. Mà thoả mãn lại là điều quan trọng nhất. Chính việc không thoả mãn mới tạo ra nỗi ám ảnh.
Đơn giản thiền hàng ngày trước khi bạn ăn. Nhắm mắt và chỉ cảm thấy điều thân thể bạn cần – dù nó là bất kì cái gì! Bạn không thấy bất kì thức ăn nào – không thức ăn nào có sẵn cả; bạn đơn giản cảm thấy con người riêng của mình, điều thân thể bạn cần, điều bạn cảm thấy thích, điều bạn khao khát.
Tiến sĩ Leonard Pearson gọi điều này là ‘thức ăn chủ chốt’ – thức ăn chủ yếu cho bạn. Bạn cứ tới và ăn thật nhiều nó thoả thích, nhưng trung thành với nó. Thức ăn khác ông ấy gọi là ‘thức ăn chào mời’: khi nó trở thành sẵn đấy, bạn trở nên quan tâm tới nó. Thế thì nó là một thứ của tâm trí và nó không phải là nhu cầu của bạn. Nếu bạn lắng nghe thức ăn chủ chốt, bạn có thể ăn bao nhiêu tuỳ thích và bạn sẽ không bao giờ khổ cả, bởi vì nó sẽ thoả mãn bạn. Thân thể đơn giản ham muốn cái nó cần; nó không bao giờ ham muốn bất kì cái gì khác. Điều đó sẽ là thoả mãn, và một khi có thoả mãn, người ta sẽ không bao giờ ăn thêm nữa. Vấn đề chỉ nảy sinh nếu bạn ăn thức ăn là thức ăn chào mời: bạn thấy chúng sẵn có và bạn trở nên quan tâm và bạn ăn. Chúng không thể nào thoả mãn bạn được bởi vì không có nhu cầu trong thân thể về chúng. Khi chúng không thoả mãn bạn, bạn cảm thấy không được thoả mãn. Cảm thấy không được thoả mãn, bạn lại ăn thêm, nhưng dù bạn ăn nhiều đến đâu, điều đó cũng vẫn cứ không thoả mãn bởi vì không có nhu cầu ngay chỗ đầu tiên.
Kiểu ham muốn thứ nhất phải được đáp ứng, thế thì kiểu ham muốn thứ hai sẽ biến mất. Điều mọi người đang làm là ở chỗ họ chẳng bao giờ nghe ham muốn thứ nhất, cho nên ham muốn thứ hai trở thành vấn đề. Nếu bạn lắng nghe thức ăn chủ chốt, thức ăn chào mời sẽ biến mất. Ham muốn thứ hai là vấn đề chỉ bởi vì bạn đã hoàn toàn quên mất rằng bạn phải lắng nghe ham muốn bên trong của mình, và mọi người đã từng được dạy đừng lắng nghe nó. Họ đã được dạy, ‘Ăn cái này, đừng ăn cái kia” – những qui tắc cố định. Thân thể không biết tới những qui tắc cố định.
Họ đã thấy rằng nếu trẻ nhỏ được bỏ lại một mình với thức ăn, chúng sẽ chỉ ăn cái cần cho thân thể chúng; và họ đã ngạc nhiên. Nhiều phát kiến tâm lí bây giờ đã có sẵn; chúng đơn giản đáng ngạc nhiên. Nếu đứa trẻ đang bị một bệnh nào đó, và nếu táo là tốt cho bệnh đó, đứa trẻ sẽ chọn táo. Tất cả các thức ăn khác có đấy nhưng đứa trẻ này sẽ chỉ đi tới táo.
Đó là điều mọi con vật đều làm; chỉ con người mới quên mất ngôn ngữ đó. Bạn đem tới một con trâu và để nó trong vườn. Cả khu vườn có đó – tất cả cây cỏ đều sẵn có; nó chẳng bận tâm. Hoa và cây có thể vẫy mời nhưng nó sẽ chẳng bận tâm tới chúng. Nó sẽ đi tới bãi cỏ, cái lôi kéo nó, và nó sẽ chọn chỉ loại cỏ nào đó là nhu cầu của nó. Bạn không thể đánh lừa trâu được; bạn chỉ có thể đánh lừa được người thôi.
Con người đã sa ngã thậm chí thấp dưới con trâu. Bạn không thể lừa khỉ được – nó sẽ ăn thức ăn của nó. Con người bị lừa. Tại mọi nơi qua quảng cáo, ảnh mầu, ti vi, phim, bạn đang bị hấp dẫn và phân tán khỏi thân thể chủ yếu của mình. Một số công ti quan tâm tới việc bán cái gì đó cho bạn. Cái đó là vì quyền lợi của công ti, nó đem lại lợi nhuận cho công ti, không phải cho bạn.
Công ti Coca-Cola nào đó đang quan tâm tới việc bán Coca-Cola cho bạn. Điều đó chẳng liên quan gì tới thân thể bạn cả; nó quyến rũ bạn. Dù bạn đi bất kì đâu, đều có Coca-Cola; Coca Cola dường như là một trong những thứ phổ dụng nhất. Thậm chí ở nước Nga Xô viết – không cái gì khác của Mĩ là được phép, nhưng Coca-Cola lại có đó. Từ mọi nơi cái chai này đang vẫy gọi bạn, đang chào mời, “Lại đây đi.” Và bỗng nhiên bạn bắt đầu cảm thấy khát. Cái khát đó là giả. Tôi không nói đừng uống Coca-Cola – nhưng để cho nó là cái bản chất; làm cho nó thành vấn đề.
Sẽ phải mất vài ngày, thậm chí vài tuần cho bạn để đi tới cảm thấy cái gì hấp dẫn bạn. Ăn thật nhiều tuỳ thích cái hấp dẫn bạn. Đừng bận tâm về điều người khác nói. Nếu kem hấp dẫn bạn, thì ăn kem. Ăn cho tới mức thoả mãn bạn, cho tới mức thoả mãn ham muốn của con tim bạn, và thế rồi bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng có thoả mãn. Và khi bạn cảm thấy được thoả mãn, ham muốn về thứ đó sẽ biến mất. Chính trạng thái không được thoả mãn mới làm cho bạn cứ tọng thứ đó vào mình thêm nữa không có mục đích nào cả. Bạn cảm thấy tràn đầy và vẫn không thoả mãn, cho nên vấn đề mới phát sinh.
Cho nên trước hết bắt đầu học điều gì đó là tự nhiên và điều đó sẽ tới bởi vì chúng ta chỉ quên mất: nó có đó trong thân thể. Khi bạn sắp ăn sáng, nhắm mắt lại và thấy điều bạn muốn; cái thực sự là ham muốn của bạn. Đừng nghĩ về cái có sẵn; đơn giản nghĩ về ham muốn của bạn là gì, và thế rồi đi và tìm cái đó và ăn nó. Ăn thật nhiều tuỳ thích. Trong vài ngày chỉ đi cùng nó. Dần dần bạn sẽ thấy rằng bây giờ chẳng thức ăn nào vẫy mời bạn nữa.
Điều thứ hai: khi bạn ăn, nhai cho kĩ. Đừng nuốt nó vội vàng, bởi vì nếu nó đang trong miệng, tận hưởng nó trong miệng, vậy tại sao không nhai nó thêm nữa? Nếu bạn cắn cái gì đó mười cắn, bạn có thể tận hưởng thêm một cái cắn nữa, nhai nó thêm mười lần nữa. Gần như có thể cắn mười lần nếu tận hưởng của bạn chỉ về  vị giác.
Chuyện xảy ra là có lần một người uống cốc cà phê nóng ở đâu đó tại Nhật Bản và người đó làm bỏng họng mình bên trong. Rắc rối phát sinh và họng người đó bị cắt đứt hoàn toàn với bên trong; lối chuyển thức ăn phải bị đóng lại nếu không người này sẽ chết. Các bác sĩ đặt một cái ống vào trong dạ dầy người đó để cho người đó phải nhai thức ăn, rồi nhét thức ăn vào trong ống đó, và ống đó sẽ đưa thức ăn vào trong dạ dầy.
Người này ngạc nhiên bởi vì người đó liên tục thấy thích thức ăn như trước đây. Và thậm chí các bác sĩ cũng ngạc nhiên. Ban đầu họ cảm thấy rất thông cảm với người đó bởi vì con người đáng thương này không còn được tận hưởng thức ăn nữa. Nhưng người này cứ tiếp tục thưởng thức ăn. Trong thực tế người đó lại còn thích thú ăn nhiều hơn bởi vì bây giờ người đó sẽ nhai nó và nếu người đó không muốn đưa vào trong dạ dầy, người đó đơn giản chỉ nhè nó ra. Bây giờ người đó có thể ăn nhiều tuỳ ý. Không cần phải đưa nó vào trong dạ dầy: cái mồm và cái dạ dầy hoàn toàn tách biệt.
Cho nên bất kì khi nào bạn ăn, nhai nhiều hơn, bởi vì thưởng thức ở phía trên cổ họng. Phía dưới họng không có vị giác – không có gì thuộc loại như thế – cho nên sao phải vội vàng? Nhai nó thêm chút nữa, nếm nó thêm chút nữa. Và làm việc nếm này thật mạnh mẽ, làm tất cả những gì có thể làm được. Khi bạn ăn cái gì đó, trước hết ngửi nó. Tận hưởng mùi vị của nó bởi vì một nửa vị giác là khứu giác.
Nhiều thực nghiệm đã được tiến hành. Nếu mũi bạn bị bịt hoàn toàn và thế rồi bạn được trao cho cái gì đó, bạn không thể nào nếm được nó. Thế thì bạn sẽ hiểu rằng thức ăn cần nhiều khứu giác hơn là vị giác. Nếu mắt bạn nhắm, bạn không thể nào nếm được nó tới mức đó, bởi vì mầu sắc, cái hấp dẫn với con mắt, không còn có đó. Người ta đã làm những thực nghiệm hay: mắt nhắm, mũi bị bịt lại hoàn toàn, và thế rồi họ đưa cho bạn cái gì đó; bạn thậm chí không thể nào nói được nó là gì. Họ có thể đưa cho bạn củ hành và bạn không thể nào nói rằng nó là củ hành bởi vì nhiều điều phụ thuộc vào khứu giác. Đó là lí do tại sao khi bạn bị cảm bạn không thể nào thưởng thức được thức ăn, bởi vì khứu giác không có đó, vị giác không có đó. Khi người ta đang bị cảm lạnh họ bắt đầu ăn thức ăn cay bởi vì chỉ thế thì họ mới có thể cảm thấy chút ít rân rân.
Cho nên ngửi thức ăn, nhìn thức ăn đi. Chẳng vội gì… để thời gian. Làm cho nó thành việc thiền. Cho dù mọi người có cho là bạn đã phát điên, cũng đừng lo nghĩ. Nhìn nó từ mọi phía. Chạm vào nó với mắt nhắm, chạm vào nó bằng má bạn. Cảm nó theo mọi cách; ngửi đi ngửi lại nó. Thế rồi cắn miếng nhỏ và nhai nó, thưởng thức nó; để cho điều đó thành việc thiền. Một lượng rất nhỏ thức ăn sẽ đủ và sẽ cho bạn nhiều thoả mãn hơn.
Tôi ghét quá nặng cân nhưng không thể nào làm giảm trọng lượng được rất lâu mặc cho mọi chế độ ăn kiêng tôi đã thử…
Bạn có một ý tưởng rất cầu toàn về thân thể phải thế nào, về bạn phải thế nào. Bạn có một mục đích rất rõ ràng, và bởi vì mục đích rõ ràng đó mà bạn không đạt tới và bạn không thể nào chấp nhận được bản thân mình, bạn cứ bác bỏ. Và từ việc bác bỏ đó, bạn cảm thấy khổ.
Bỏ các mục đích và lí tưởng đó đi: những lí tưởng và mục đích đó bạn đã giữ trong tâm trí mình về cách thức mọi việc đáng phải thế, cách thức bạn đáng phải thế. Vứt chúng đi! Và chẳng có gì mất cả, chẳng cái gì thiếu cả; năng lượng của bạn bắt đầu tuôn chảy. Một khi bạn trong khoảnh khắc này, thân thể bạn bắt đầu giảm trọng lượng. Chính việc đối kháng liên tục với thân thể mới làm cho nó béo ra, bởi vì khi bạn liên tục chống lại thân thể thì thân thể cảm thấy bất an, và từ bất an mà nó cứ ăn mãi.
Nó cũng giống như đứa trẻ không thể nào tin cậy vào mẹ nó. Nếu đứa trẻ không thể nào tin cậy được vào người mẹ, một khi nó vớ được vú mẹ nó sẽ không rời ra bởi vì nó không thể nào tin cậy được; nó không biết khi nào nó sẽ lại có được bầu vú lần nữa. Điều đó là không chắc chắn, nó không thể nào vẫn còn an toàn trong điều đó – cho nên nó sẽ nắm giữ. Nó sẽ cứ bú thật nhiều hết sức. Nó sẽ nốc đầy sữa bởi vì tương lai là không chắc chắn. Khi đứa trẻ biết người mẹ yêu nó và biết người mẹ sẽ có đấy – bất kì khi nào nó cần tới mẹ, mẹ đều có sẵn đấy – nó chẳng bận tâm tọng đầy mình. Nó có thể nghỉ ngơi, nó có thể ăn đủ mức cần thiết trong khoảnh khắc đó, không có nhu cầu phải tích trữ.
Trong thực tế, béo chính là tích trữ; vì tương lai không chắc chắn nào đó mà người ta cứ tích trữ. Con người có thể sống ba tháng không có thức ăn, người ta có thể thu thập nhiều mỡ như thế. Đấy là thói quen cũ, cổ điển, sinh học. Đã có thời, hàng nghìn năm trước đây, khi con người còn là thợ săn và thức ăn không chắc chắn. Hôm nay thức ăn có đấy, và thừa thãi, và trong nhiều ngày lại chẳng có gì cả. Con người mang thói quen sinh học đó. Điều đó liên kết với bất an. Bây giờ không có vấn đề gì – ít nhất là không vấn đề gì ở Mĩ: bạn có đủ thức ăn. Lần đầu tiên xã hội có đủ thức ăn. Người Mĩ không nên béo chút nào. Người Ấn Độ có thể được phép béo bởi vì thức ăn là không chắc chắn.
Điều tôi đang nói là ở chỗ bây giờ thức ăn có sẵn, thức ăn ngon, nuôi dưỡng tốt, không có nhu cầu vật lí để ăn thêm, nhưng bây giờ bất an tâm lí lại làm lẩy cò cho cơ cấu của thân thể, và thân thể bắt đầu cảm thấy bất an. Nó chỉ biết một cách để tránh bất an, và đó là ăn nhiều hơn, cứ ăn và tọng vào mình. Điều đó trở thành mối bận tâm.
Vứt mọi lí tưởng đi! Không có gì bạn phải cải tiến; bạn đẹp hoàn hảo như bạn hiện hữu. Và bắt đầu sống! Thay vì nghĩ rằng bạn sẽ sống trong tương lai khi bạn hoàn hảo, khi bạn giống thế này, giống thế nọ, bạn sẽ sống khi bạn đã đạt tới một chuẩn nào đó tương ứng với tâm trí bạn… Nhưng cuộc sống là ở đây bây giờ và đang tuột dần khỏi tay ta. Ngày mai có cái chết – chỉ hôm nay mới có cuộc sống… nó bao giờ cũng là hôm nay.
Bắt đầu sống và bắt đầu tận hưởng đi. Bạn càng tận hưởng nhiều, bạn càng sẽ ăn ít. Người hạnh phúc thực sự không ăn nhiều. Chính từ khổ, từ đau đớn, từ trống rỗng, từ vô nghĩa người ta mới muốn nắm bắt cái gì đó – ít nhất là thức ăn, cái gì đó.
Thân thể đã tích luỹ nhiều trí huệ, thân thể rất trí huệ. Nếu bạn ăn quá nhiều thân thể nói, “Dừng lại!” Tâm trí không trí huệ được đến thế. Tâm trí nói, “Hương vị này ngon lắm – ăn thêm chút nữa.” Và nếu bạn nghe lời tâm trí, thế thì tâm trí trở nên phá hoại thân thể, theo cách này hay cách khác. Nếu bạn nghe tâm trí, ban đầu nó sẽ nói, “Ăn nữa đi,” bởi vì tâm trí ngu xuẩn, trẻ con. Nó không biết nó đang nói gì. Nó là kẻ mới tới, nó không có học. Nó không trí huệ, nó vẫn là kẻ ngu xuẩn. Lắng nghe thân thể đi. Khi thân thể nói, “Đói rồi,” thì ăn. Khi thân thể nói, “Dừng lại,” thì dừng.
Nếu bạn nghe theo tâm trí, điều đó cũng như là đứa trẻ nhỏ đang dẫn ông già đi – họ cả hai sẽ ngã xuống cống. Và nếu bạn nghe tâm trí, thế thì ban đầu bạn sẽ dính líu quá nhiều vào các giác quan, và thế rồi bạn sẽ phát ngán. Và mọi giác quan sẽ mang đến cho bạn khổ, và mọi giác quan sẽ đem đến cho bạn nhiều lo âu, xung đột, đau đớn. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ có đau bụng và sẽ nôn mửa, và cả thân thể bị rối loạn. Thế thì tâm trí nói, “Ăn là xấu, cho nên phải nhịn ăn” Và nhịn ăn cũng nguy hiểm. Nếu bạn lắng nghe thân thể mình, nó sẽ không bao giờ ăn quá mức, nó sẽ không bao giờ ăn thiếu mức – nó sẽ đơn giản tuân theo Đạo.
Vài nhà khoa học đã làm việc trên vấn đề này và họ đã phát hiện ra một hiện tượng rất hay: trẻ nhỏ ăn bất kì khi nào chúng cảm thấy đói, chúng ngủ bất kì khi nào chúng cảm thấy giấc ngủ tới – chúng lắng nghe thân thể mình. Nhưng bố mẹ quấy rối chúng, họ cứ ép buộc: bây giờ là giờ ăn tối, hay giờ ăn trưa, hay thế này thế nọ, hay giờ đi ngủ – làm đi! Họ không cho phép thân thể chúng. Cho nên một nhà thực nghiệm đã thử để trẻ con theo ý chúng. Người đó làm việc với hai mươi nhăm đứa trẻ. Chúng không bị bắt buộc khi nào phải đi ngủ, chúng không bị bắt buộc khi nào phải dậy. Chúng không bị bắt buộc chút nào trong sáu tháng. Và một hiểu biết rất sâu sắc đã tới.
Chúng ngủ ngon. Chúng có ít giấc mơ hơn – không ác mộng, bởi vì ác mộng tới thông qua bố mẹ người bắt buộc chúng. Chúng ăn ngon, nhưng không bao giờ quá nhiều – không bao giờ ít hơn sự cần thiết, không bao giờ nhiều hơn sự cần thiết. Chúng hưởng thú việc ăn và đôi khi chúng sẽ không ăn chút nào. Khi thân thể không cảm thấy khoẻ chúng sẽ không ăn, và chúng không bao giờ bị ốm bởi vì việc ăn. Và một điều nữa mà không ai đã từng hoài nghi, lại đi tới được hiểu ra, và đó là điều huyền bí. Chỉ Tăng Xán mới có thể hiểu, hay Lão Tử hay Trang Tử, bởi vì họ là những bậc thầy về Đạo. Đây là một khám phá như vậy: họ đã đi tới hiểu ra rằng nếu đứa trẻ ốm, thế thì nó sẽ không ăn những thức ăn đặc biệt. Thế rồi họ cố gắng hiểu tại sao nó lại không ăn những thức ăn đó. Các thức ăn này được phân tích ra và người ta tìm thấy rằng với bệnh đó, những thức ăn này là nguy hiểm. Làm sao đứa trẻ quyết định được? Chỉ là thân thể.
Và khi đứa trẻ lớn lên, bất kì thứ gì cần cho sự phát triển của nó, nó sẽ ăn nhiều thứ ấy. Thế rồi họ phân tích và họ thấy rằng những chất đó là có ích. Và thức ăn này sẽ thay đổi, bởi vì nhu cầu đã thay đổi. Hôm nay đứa trẻ ăn cái gì đó và cũng đứa trẻ đó ngày hôm sau sẽ không ăn cái đó. Và các nhà khoa học cảm thấy rằng có trí huệ-thân thể.
Nếu bạn cho phép thân thể có tiếng nói của nó, bạn đang đi trên con đường phải đấy, đường lớn đấy. Và điều này cũng không chỉ với thức ăn thôi – điều này cũng là như vậy với toàn bộ cuộc sống. Dục của bạn đi sai bởi vì tâm trí, dạ dầy bạn đi sai bởi vì tâm trí bạn. Bạn can thiệp vào thân thể. Đừng can thiệp! Cho dù bạn có thể làm điều đó trong ba tháng – cũng đừng can thiệp, và bỗng nhiên bạn sẽ trở nên lành mạnh thế, và mạnh khoẻ sẽ giáng xuống bạn.
Nhịn ăn giúp cho sảng khoái của thân thể thế nào?
Bất kì khi nào bạn đang nhịn ăn thân thể không làm việc tiêu hoá nữa. Trong thời kì đó thân thể có thể làm việc bằng cách vứt bỏ các tế bào chết, các độc tố. Cũng như một hôm, chủ nhật hay thứ bẩy, bạn đang trong ngày nghỉ và bạn về nhà và bạn lau chùi nhà cả ngày. Khi thân thể không có gì để tiêu hoá, bạn không ăn gì cả, thân thể bắt đầu tự dọn dẹp mình. Một quá trình bắt đầu một cách tự phát và thân thể bắt đầu vứt đi tất cả những gì không cần thiết, cái giống như tải trọng. Nhịn ăn là phương pháp làm thuần khiết. Đôi khi nhịn ăn là hay – không làm gì cả, không ăn, chỉ nghỉ. Uống thật nhiều chất lỏng và chỉ nghỉ, và thân thể sẽ được tẩy rửa.
Đôi khi, nếu bạn cảm thấy rằng nhịn ăn lâu hơn là cần thiết, bạn cũng có thể thực hiện nhịn ăn lâu hơn – nhưng ở sâu trong tình yêu với thân thể. Và nếu bạn cảm thấy nhịn ăn có hại cho thân thể theo bất kì cách nào, dừng việc đó lại. Nếu nhịn ăn giúp ích cho thân thể, bạn sẽ cảm thấy nhiều năng lượng hơn; bạn sẽ cảm thấy sống động hơn; bạn sẽ cảm thấy sảng khoái hơn, đầy sinh khí hơn. Điều này nên là tiêu chuẩn: nếu bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn đang trở nên yếu hơn, nếu bạn bắt đầu cảm thấy rằng run rẩy tinh tế đang tới trong thân thể, thế thì nhận biết – bây giờ sự việc không còn là làm thuần khiết nữa, nó đã trở thành huỷ hoại. Dừng nó lại.
Nhưng người ta nên học toàn bộ khoa học về nó. Trong thực tế người ta nên tiến hành nhịn ăn gần ai đó, người đã từng nhịn ăn trong thời gian dài và người biết toàn bộ con đường này rất rõ, người biết tất cả các triệu chứng: nếu nó trở thành huỷ hoại cái gì sẽ xảy ra; nếu nó không huỷ hoại thế thì cái gì sẽ xảy ra. Sau việc nhịn ăn làm thuần khiết, thực sự, bạn sẽ cảm thấy mới mẻ, trẻ hơn, sạch hơn, vô trọng lượng, hạnh phúc hơn; và thân thể sẽ vận hành tốt hơn bởi vì bây giờ nó không bị tải trọng nữa. Nhưng nhịn ăn chỉ tới nếu bạn đã ăn sai. Nếu bạn không ăn sai thì chẳng cần phải nhịn ăn. Nhịn ăn là cần thiết chỉ khi bạn đã làm điều sai với thân thể – và tất cả chúng ta đều đã ăn sai.
Tôi không phải là người tin vào nhịn ăn, tôi tin vào thích ăn. Toàn bộ cách tiếp cận của tôi là cách tiếp cận của lễ hội. Tôi không chống lại thú vui của các bạn – chúng không phải là tất cả, người ta nên vượt ra ngoài chúng, nhưng trong bản thân chúng thì chúng là đẹp. Con người không nên phủ nhận điều gì, bởi vì phần bị phủ nhận sẽ báo thù. Khoảnh khắc bạn bắt đầu phủ nhận thì bạn đi ngược lại Đạo. Đạo là tự nhiên – là thích ăn và không nhịn ăn. Việc nhịn ăn có thể được dùng tới chỉ khi nó tới một cách tự nhiên.
Đôi khi con vật nhịn ăn. Đôi khi bạn có thể đã quan sát con chó nhịn ăn: bạn đặt thức ăn xuống mà nó không ăn. Nhưng nó không phải là người Jaina, nó không phải là người tin vào nhịn ăn; nó không cảm thấy thích ăn. Đấy không phải là vấn đề nguyên tắc, đấy không phải là triết lí. Nó đang ốm, toàn thể bản thể nó chống lại việc ăn – thay vì ăn, nó sẽ nôn ra. Nó sẽ đi và ăn cỏ và nôn ra. Nó muốn làm nhẹ mình, dạ dầy nó không trong hoàn cảnh sẵn sàng tiêu hoá thêm nữa. Nhưng nó không phải là kẻ nhịn ăn. Điều đó là tự nhiên.
Cho nên, nếu đôi khi bạn cảm thấy rằng việc nhịn ăn tới một cách tự nhiên – không phải như luật, không như nguyên tắc, không như triết lí phải theo, không như kỉ luật bị áp đặt, mà là từ cảm giác tự nhiên của bạn với nó – tốt. Thế nữa, bao giờ cũng nhớ rằng nhịn ăn là để phục vụ cho thích ăn, để cho bạn có thể ăn lại ngon hơn. Mục đích của việc nhịn ăn là như phương tiện, không bao giờ như cứu cánh; và điều đó hiếm khi xảy ra, hoạ hoằn lắm. Và nếu bạn hoàn toàn nhận biết trong khi bạn ăn, và hưởng thú nó, bạn sẽ không bao giờ ăn quá nhiều.
Nhấn mạnh của tôi không phải vào chế độ ăn kiêng mà vào nhận biết. Ăn cho ngon, tận hưởng việc ấy thật nhiều. Nhớ, qui tắc là: nếu bạn không tận hưởng thức ăn, bạn sẽ phải ăn nhiều để bù lại. Nếu bạn tận hưởng thức ăn bạn sẽ ăn ít, sẽ không cần phải bù vào. Nếu bạn ăn chậm, nếm từng miếng nhỏ, nhai kĩ, bạn hoàn toàn bị hấp thu vào trong nó. Ăn nên là thiền.
Tôi không chống lại việc thưởng thức ăn bởi vì tôi không chống lại giác quan. Nhạy cảm là thông minh, nhạy cảm là sống động. Cái gọi là tôn giáo của bạn đã cố gắng để làm bạn mất nhạy cảm, làm bạn đờ đẫn. Họ chống lại việc thưởng thức ăn, họ muốn bạn làm cho lưỡi mình hoàn toàn vô cảm để bạn không thưởng thức việc ăn được. Nhưng điều đó không phải là trạng thái mạnh khoẻ; lưỡi trở thành vô cảm chỉ trong lúc ốm. Khi bạn bị sốt, lưỡi trở thành vô cảm. Khi bạn mạnh khoẻ lưỡi nhạy cảm, sinh động, rộn ràng, đập cùng với năng lượng. Tôi không chống lại việc thưởng thức ăn, tôi ủng hộ việc thưởng thức ăn. Ăn cho ngon, thưởng thức cho ngon; thưởng thức ăn là điều thiêng liêng.
Và cũng vậy, cũng hệt như thưởng thức ăn, bạn phải nhìn vào cái đẹp và thưởng thức; bạn phải lắng nghe âm nhạc và thưởng thức; bạn phải chạm vào đá và lá cây và con người – hơi ấm, đường viền – và thưởng thức. Dùng tất cả các giác quan của mình, dùng chúng đến mức tối đa của chúng, thế thì bạn sẽ thực sự sống động và cuộc sống của bạn sẽ bắt lửa. Nó sẽ không đờ đẫn, nó sẽ bắt lửa với năng lượng và sinh khí. Tôi không ủng hộ cho những người đã từng dạy bạn giết chết các giác quan của mình; họ chống lại thân thể.
Và nhớ, thân thể là ngôi đền của bạn, thân thể là món quà thiêng liêng. Nó tinh tế thế và nó tuyệt vời thế và nó kì diệu thế – giết chết nó là vô ơn với Thượng đế. Thượng đế đã trao cho bạn vị giác; bạn không tạo ra nó, nó chẳng liên quan gì tới bạn cả. Thượng đế đã trao cho bạn đôi mắt và Thượng đế đã làm thế giới phiêu diêu này với nhiều mầu sắc thế, và ngài đã cho bạn đôi mắt. Để có mối giao cảm lớn giữa mắt và mầu sắc của thế giới… Mọi thứ đều trong sự hài hoà mênh mông. Đừng phá vỡ hài hoà này.
Cái gọi là các mahatma này chỉ là vị kỉ, và cách tốt nhất để cảm thấy rằng bạn vĩ đại là chống lại thân thể. Trẻ con làm điều đó. Trẻ con cảm thấy rằng buồn ỉa đang tới; nó kìm điều đó lại, nó cảm thấy mạnh mẽ bởi vì nó cảm thấy ý chí của mình: nó sẽ không nhường thân thể. Bóng đái nó căng đầy và nó kìm lại. Nó muốn chứng tỏ cho thân thể “Ta không phải là kẻ hầu của mi, ta là chủ mi.” Nhưng đây là những thói quen huỷ hoại.
Lắng nghe thân thể. Thân thể không phải là kẻ thù bạn, và khi thân thể đang nói điều gì đó, làm theo tương ứng đi, bởi vì thân thể có trí huệ của riêng nó. Bạn đừng quấy rối nó, đừng cứ đi theo con đường tâm trí. Đó là lí do tại sao tôi không dạy bạn bất kì việc ăn kiêng nào, tôi chỉ dạy bạn nhận biết. Ăn với nhận biết hoàn toàn, ăn một cách thiền, và thế thì bạn sẽ không bao giờ ăn nhiều và bạn sẽ không bao giờ ăn ít cả. Nhiều cũng xấu như ít vậy. Ăn quá nhiều là xấu, cũng hệt như nhịn ăn quá nhiều; chúng là các cực đoan. Tự nhiên muốn bạn được cân bằng, trong một loại thăng bằng nào đó, ở giữa, không ít không nhiều. Bạn đừng đi vào cực đoan.
Đi vào cực đoan là bị thần kinh. Cho nên có hai kiểu người thần kinh về thức ăn: những người cứ ăn mãi, chẳng chịu nghe lời thân thể – thân thể cứ kêu la “Dừng lại đi!” mà họ cứ tiếp tục. Đây là những người thần kinh. Và thế rồi lại có loại khác: thân thể cứ kêu la “Tôi đang đói đây!” còn họ cứ nhịn. Chẳng ai tôn giáo cả, cả hai loại người này đều thần kinh, cả hai đều bệnh hoạn – họ cần được trị liệu, họ cần đưa vào bệnh viện. Người tôn giáo là người cân bằng: trong bất kì cái gì người đó làm, người đó bao giờ cũng ở giữa. Người đó không bao giờ đi vào các cực đoan bởi vì mọi cực đoan đều sẽ tạo ra căng thẳng, lo âu. Khi bạn ăn quá nhiều có lo âu bởi vì thân thể nặng gánh. Khi bạn không ăn đủ có lo âu bởi vì thân thể đói. Người tôn giáo là người biết chỗ cần dừng lại; và điều đó nên bắt nguồn từ nhận biết của bạn, không từ giáo lí nào.
Nếu tôi bảo bạn phải ăn bao nhiêu, điều đó sẽ là nguy hiểm bởi vì điều đó sẽ chỉ là con số trung bình. Ai đó rất gầy và ai đó rất béo, và nếu tôi bảo bạn phải ăn bao nhiêu – “ba chappatis” thế thì với ai đó điều đó có thể quá nhiều và đối với ai đó điều đó có thể chẳng là gì. Cho nên tôi không dạy các qui tắc cứng nhắc, tôi đơn giản trao cho bạn khả năng phán đoán với nhận biết. Lắng nghe thân thể bạn: bạn có một thân thể khác. Và thế thì có các kiểu năng lượng khác nhau, các kiểu tham dự khác nhau. Ai đó là giáo sư đại học; người đó không dùng nhiều năng lượng khi có liên quan tới thân thể mình. Người đó sẽ không cần nhiều thức ăn, và người đó sẽ cần loại thức ăn khác. Ai đó là người lao động; người đó sẽ cần nhiều thức ăn, và loại thức ăn khác. Bây giờ một nguyên tắc cứng nhắc sẽ thành nguy hiểm. Không qui tắc nào có thể được đưa ra làm qui tắc phổ quát cả.
George Bernard Shaw đã nói rằng chỉ có một qui tắc vàng, rằng không có qui tắc vàng nào cả. Nhớ điều đó, không có qui tắc vàng nào cả – không thể có được, bởi vì mỗi cá nhân đều duy nhất đến mức không ai có thể qui định được. Cho nên tôi đơn giản cho bạn khả năng phán đoán… Và khả năng phán đoán của tôi cũng không phải là nguyên tắc, không phải là luật; cách tiếp cận của tôi là của nhận biết, bởi vì hôm nay bạn có thể cần nhiều thức ăn và ngày mai bạn có thể không cần nhiều thức ăn đó. Đấy không chỉ là vấn đề về bạn khác người khác – mọi ngày trong cuộc sống của bạn đều khác với mọi ngày khác. Cả ngày bạn đã nghỉ, bạn có thể không cần nhiều thức ăn. Cả ngày bạn đã làm việc trong vườn đào hố, bạn có thể cần nhiều thức ăn. Người ta nên tỉnh táo và người ta nên có khả năng lắng nghe điều thân thể đang nói. Đi theo thân thể.
Thân thể không phải là chủ mà thân thể cũng không phải là nô lệ; thân thể là người bạn của bạn – thân thiện với thân thể mình đi. Người ăn quá nhiều và người ăn kiêng cả hai đều trong cùng một bẫy. Cả hai đều điếc; họ không lắng nghe điều thân thể đang nói…
Ăn vì niềm vui của việc ăn; thế thì bạn là người, con người, sinh linh cao hơn. Yêu lấy niềm vui của tình yêu; thế thì bạn là người, là sinh linh cao hơn. Lắng nghe niềm vui của việc lắng nghe và bạn sẽ thoát khỏi hạn chế của bản năng.
Tôi không chống lại hạnh phúc, tôi hoàn toàn ủng hộ cho nó. Tôi là người theo chủ nghĩa hoan lạc, và đây là hiểu biết của tôi: tất cả những người tâm linh vĩ đại trên thế giới bao giờ cũng là người hoan lạc. Nếu ai đó không phải là người hoan lạc và giả vờ làm người tâm linh, người đó không phải vậy – thế thì người đó là người bị bệnh tâm thần, bởi vì hạnh phúc là chính mục đích, chính cội nguồn, chính cái đích của mọi điều. Thượng đế đang tìm kiếm hạnh phúc qua bạn, trong hàng triệu hình dạng. Cho phép ngài trong tất cả mọi hạnh phúc có thể có và giúp ngài đi lên các đỉnh cao hơn, đạt tới cao hơn, của hạnh phúc. Thế thì bạn mang tính tôn giáo, và thế thì ngôi đền của bạn sẽ trở thành nơi của lễ hội và nhà thờ của bạn sẽ không buồn bã và xấu xí thế, u ám thế, chết chóc thế, như bãi tha ma vậy. Thế thì sẽ có tiếng cười và sẽ có bài ca và sẽ có điệu vũ và sẽ có hân hoan lớn.
Tôn giáo bị tổn hại rất nhiều bởi những người vẫn đang thuyết giảng về tự hành xác. Tôn giáo phải được thoát khỏi tất cả những điều vô nghĩa này. Rất nhiều rác rưởi đã trở nên bám dính vào tôn giáo. Tôn giáo tinh hoa không là gì khác hơn ngoài vui vẻ. Cho nên bất kì cái gì đem lại cho bạn vui vẻ đều đức hạnh cả; bất kì cái gì làm cho bạn buồn, bất hạnh, khổ sở đều là tội lỗi. Để điều đó làm tiêu chuẩn.
Và tôi không trao cho bạn những qui tắc cứng nhắc bởi vì tôi biết cách thức tâm trí con người vận hành. Một khi qui tắc cứng nhắc được trao cho, bạn quên mất nhận biết và bạn bắt đầu tuân theo qui tắc cứng nhắc đó. Qui tắc cứng nhắc không phải là vấn đề – bạn có thể tuân theo qui tắc đó và bạn sẽ chẳng bao giờ trưởng thành cả.
Nghe vài giai thoại:
Benny về tới nhà thấy trong bếp một đống mảnh sứ vỡ.
“Chuyện gì thế này?” anh ta hỏi vợ.
“Có điều gì đó sai với sách nấu ăn này,” cô ta giải thích. “Sách nói rằng chiếc cốc cũ không quai cầm sẽ có tác dụng để đong đo – và em phải mất mười một lần để đập cái quai cầm ra mà không làm vỡ cốc.”
Bây giờ nếu sách nấu ăn nói điều đó, điều đó phải được làm. Tâm trí con người thật là ngu xuẩn – nhớ điều đó. Một khi bạn có qui tắc cứng nhắc, bạn tuân theo nó.
Đám đông đi đón một anh chàng quan trọng, và điều anh chàng quan trọng này đã nói, phải thực hiện. Chuông vang lên và người phục vụ đi ra để canh cổng. Người đó nhòm qua khung cửa, và nhận ra khách thăm, bèn ra hiệu cho người đến tham gia hội họp lùi lại.
“Để ô của các ông ở cửa ấy,” người phục vụ bảo với vị khách thăm.
“Tôi không có ô,” vị khách trả lời.
“Thế thì về nhà lấy ô đi. Ông chủ bảo tôi là mọi người đều phải để ô ngoài cửa. Nếu không thì tôi sẽ không cho ông vào đâu.”
Qui tắc là qui tắc…
Đấy là cuộc săn đuổi vô vọng nhưng chiếc xe cảnh sát đang đuổi theo các tên trộm nhà băng bỗng nhiên quẹo vào một trạm xăng, tại điểm đó viên cảnh sát lái xe gọi điện về cho sếp.
“Bắt được chúng rồi chứ?” Viên sếp hỏi một cách kích động.
“Chúng may đấy,” viên cảnh sát trả lời. “Chúng tôi đang khép lại lỗ hổng, chỉ còn cách nửa dặm nữa thôi, nhưng tôi để ý thấy xe đã đi quá năm trăm dặm rồi và chúng tôi phải dừng lại để thay dầu.”
Bạn có thể làm gì khi phải thay dầu cứ sau mỗi năm trăm dặm và năm trăm dặm đã tới số rồi? Bạn phải thay dầu trước đã.
Tôi chưa bao giờ trao cho bạn các qui tắc cứng nhắc bởi vì tôi biết tâm trí con người ngu xuẩn thế nào và nó có thể ngu xuẩn thế nào. Tôi đơn giản trao cho bạn một cảm giác, một khả năng phán đoán chiều hướng. Nhận biết và sống qua nhận biết.
Thông thường bạn đang sống một cuộc sống rất không ý thức. Bạn ăn quá nhiều bởi vì bạn vô ý thức – bạn không biết bạn đang làm gì. Bạn trở nên ghen tị, bạn trở nên sở hữu, bởi vì bạn vô ý thức và bạn không biết mình đang làm gì. Bạn phát điên trong giận dữ, bạn trở thành gần như bị quỉ ám khi bạn trong cơn phẫn nộ, và bạn làm những việc mà bạn chẳng biết điều mình đang làm.
Jesus nói trên cây thánh giá – lời cuối cùng của ông ấy, nhưng cực kì quan trọng – ông ấy nói: “Xin Cha tha thứ cho những người này bởi vì họ không biết điều họ đang làm.” Bây giờ Ki tô giáo chưa bao giờ diễn giải được những lời cực kì trọng đại này cho đúng. Thông điệp của Jesus thật là đơn giản. Ông ấy đang nói: Những người này là những người vô ý thức. Họ không nhận biết chút nào, cho nên họ không thể chịu trách nhiệm. Bất kì điều gì họ làm, họ đều làm trong giấc ngủ; họ là kẻ mộng du, người đi trong khi ngủ. Xin tha thứ cho họ. Họ không thể chịu trách nhiệm được.
Cho nên khi bạn ăn quá nhiều, tôi cầu nguyện Thượng đế, “Xin Cha tha thứ cho con người này. Người đó không biết điều mình đang làm.” Khi bạn nhịn ăn, tôi lại phải cầu nguyện Thượng đế, “Xin tha thứ cho người này bởi vì người đó không biết điều mình đang làm.” Vấn đề thực sự không phải là làm mà là đem nhận biết vào trong bản thể bạn, và nhận biết đó sẽ thay đổi mọi thứ. Bạn đang giống như kẻ say khướt.
Tôi đã từng nghe: Mike bảo Pat anh ta sẽ đi thức canh người chết, và Pat đề nghị được đi theo. Trên đường Pat gợi ý hãy uống một hay hai cốc rượu và cả hai sẽ đủ say. Kết quả là Mike không thể nào nhớ nổi địa chỉ chỗ canh. “Nhà của bạn cậu ở đâu?” Pat hỏi.
“Tớ quên mất số nhà rồi, nhưng tớ chắc chắn đây là phố ấy.”
Họ bước dọc phố đến vài phút cho tới khi Mike liếc mắt nhìn vào một cái nhà anh ta nghĩ là đúng chỗ. Thế là họ loạng choạng đi vào cái phòng tối. Họ mở cửa và phát hiện ra phòng khách, cũng tối đen ngoại trừ tia sáng le lói yếu ớt của cây nến đặt trên chiếc piano. Họ đi tới trước chiếc piano, quì xuống và cầu nguyện. Pat dừng mắt khá lâu nhìn vào chiếc piano. “Mike,” anh ta nói, “Tớ không biết anh bạn của cậu, nhưng anh ấy chắc chắn là có bộ răng đẹp.”
Đây là tình huống đó. Đây là cách thức con người hiện hữu. Điều duy nhất tôi muốn trao cho bạn là khả năng phán đoán có nhận biết. Điều đó sẽ làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của bạn. Đây không phải là vấn đề đưa bạn vào kỉ luật, đây là vấn đề làm cho bạn sáng lên từ bên trong.

Ads Belove Post