Chương 3. Mật này là của bạn

Chương 3. Mật này là của bạn

Price:

Read more

Osho - Kinh nghiệm Mật Tông
Chương 3. Mật này là của bạn

Như mây nổi lên từ biển, hấp thu mưa, đất ôm choàng,
Cho nên, giống bầu trời, biển vẫn còn không tăng hay giảm
Cho nên từ tính tự phát duy nhất,
Tràn đầy với hoàn hảo của Phật,
Tất cả mọi sinh linh hữu tình được sinh ra,
Và trong nó đi tới nghỉ ngơi.
Nhưng nó không cụ thể không trừu tượng.
Họ bước đi con đường khác
Và do vậy từ bỏ phúc lạc thực,
Tìm kiếm vui sướng, khích động việc sinh đẻ.
Mật trong mồm họ, và với họ gần thế,
Sẽ tan biến nếu một khi họ không uống nó.
Con vật không hiểu thế giới, là một nơi đáng thương,
Người trí huệ không như vậy,
Người uống nước cam lồ cõi trời
Trong khi con vật ham muốn nhục dục
Mọi thứ đều thay đổi… và Heraclitus là đúng: bạn không thể bước vào trong cùng một dòng sông hai lần. Dòng sông đang thay đổi, bạn cũng đang thay đổi. Tất cả đều là chuyển động, tất cả đều là luồng chảy; mọi thứ đều vô thường, tạm thời. Chỉ một khoảnh khắc này nó có đấy, và thế rồi nó mất đi, và bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy nó lần nữa. Không có cách nào để tìm ra nó lần nữa. Một khi qua rồi, nó qua vĩnh viễn.
Và chẳng cái gì thay đổi cả - điều đó nữa cũng đúng. Chẳng cái gì đã từng thay đổi. Tất cả bao giờ cũng như cũ. Parmeneides cũng phải; ông ấy nói chẳng có gì mới dưới mặt trời. Làm sao có thể có được? Mặt trời già cỗi, mọi thứ cũng vậy. Nếu bạn hỏi Parmeneides, ông ấy sẽ nói bạn có thể bước vào bất kì dòng sông nào bạn muốn, nhưng bạn bao giờ cũng sẽ bước vào cùng dòng sông. Dù nó là sông Hằng hay sông Thames thì cũng chẳng khác biệt gì, nước vẫn là một, nó tất cả đều là H2O. Và dù bạn bước vào dòng sông hôm nay hay ngày mai hay sau một triệu năm, nó vẫn cùng là một dòng sông.
Và làm sao bạn có thể khác được? Bạn đã là đứa trẻ, bạn nhớ điều đó. Thế rồi bạn đã là thanh niên, bạn nhớ điều đó nữa. Thế rồi bạn trở nên già cả; điều đó nữa bạn cũng nhớ. Ai là người này, người cứ nhớ mãi thế? Phải có một phần tử không đổi trong bạn - không thay đổi, thường hằng, tuyệt đối thường hằng. Thời thơ ấu tới rồi đi; cũng vậy tuổi thanh xuân tới và đi, tuổi già cũng vậy - nhưng một cái gì đó vẫn còn như cũ, vĩnh hằng.
Bây giờ để tôi nói: Heraclitus và Parmeneides, cả hai đều đúng; trong thực tế cả hai đều cùng đúng. Nếu Heraclitus là đúng, đấy chỉ là một nửa chân lí; nếu Parmeneides là đúng, điều đó nữa cũng chỉ là một nửa của chân lí, và nửa chân lí không phải là điều đúng. Họ đang phát biểu nửa chân lí. Bánh xe chuyển động còn cái trục không chuyển động. Parmeneides nói về cái trục, Heraclitus nói về bánh xe - nhưng bánh xe không thể tồn tại nếu không có trục. Và trục có ích gì nếu không có bánh xe? Cho nên hai nửa chân lí có vẻ mâu thuẫn đó không phải là mâu thuẫn mà là bù cho nhau. Heraclitus và Parmeneides không phải là kẻ thù mà là bạn bè. Nửa kia có thể có giá trị chỉ nếu chân lí phần bù có đó, bằng không thì chẳng giá trị gì.
Thiền về trung tâm im lặng của cơn xoáy lốc…
Nhưng khoảnh khắc bạn bắt đầu cái gì đó, nhiều nhất nó chỉ có thể là một nửa chân lí. Không phát biểu nào có thể bao quát được chân lí toàn bộ. Nếu bất kì phát biểu nào muốn bao quát chân lí toàn bộ, thế thì phát biểu đó sẽ phải là, do sự cần thiết, tự mâu thuẫn, thế thì nó sẽ phải là, do sự cần thiết, phi logic. Thế thì phát biểu này sẽ có vẻ điên khùng.
Mahavira đã làm điều đó: ông ấy là người điên khùng nhất bởi vì ông ấy đã cố gắng để phát biểu chân lí toàn bộ và không cái gì ngoài chân lí toàn bộ. Ông ấy đưa bạn tới điên khùng, bởi vì mỗi phát biểu lại có theo sau ngay lập tức điều mâu thuẫn với nó. Ông ấy đã xây dựng cách phát biểu bẩy đường. Một phát biểu được tiếp nối với điều mâu thuẫn nó, điều đó lại được tiếp nối bởi điều mâu thuẫn nó nữa… cứ như vậy mãi. Ông ấy cứ tạo mâu thuẫn đến bẩy lần, và chỉ khi ông ấy đã nói bẩy điều khác nhau mâu thuẫn lẫn nhau bẩy lần thì ông ấy mới nói, "Bây giờ chân lí được nói một cách hoàn hảo" - nhưng thế thì bạn chẳng biết điều ông ấy đã nói.
Nếu bạn hỏi ông ấy, "Có Thượng đế không?" ông ấy sẽ nói, "Có," và ông ấy sẽ nói, "Không," và ông ấy sẽ nói, "Cả hai," và ông ấy sẽ nói, "Không cả hai," và cứ vân vân như thế ông ấy tiếp tục… Cuối cùng bạn chẳng đi tới kết luận nào. Bạn không thể kết luận được. Ông ấy không cho bạn bất kì cơ hội nào để kết luận cả; ông ấy bỏ bạn treo lơ lửng trên không trung. Đây là một khả năng, nếu bạn cứ khăng khăng về việc nói ra chân lí.
Khả năng khác là khả năng của Phật: ông ấy giữ im lặng, biết rằng bất kì điều gì bạn nói sẽ chỉ là một nửa. Và một nửa là nguy hiểm. Ông ấy không nói điều gì về chân lí tối thượng cả. Ông ấy sẽ không nói thế giới là một luồng, và ông ấy sẽ không nói rằng thế giới là thường hằng. Ông ấy sẽ không nói rằng bạn hiện hữu và ông ấy sẽ không nói rằng bạn không hiện hữu. Khoảnh khắc bạn hỏi điều gì đó về chân lí tuyệt đối, ông ấy chặn lại. Ông ấy nói, "Xin đừng hỏi, bởi vì bằng câu hỏi của ông thì ông sẽ làm cho ta rắc rối. Hoặc là ta phải mâu thuẫn, điều sẽ làm phát điên; hoặc là ta phải thốt ra chân lí một nửa, cái chẳng phải là chân lí và nguy hiểm; hay ta phải giữ yên tĩnh." Đây là ba khả năng. Phật đã chọn giữ im lặng.
Đây là điều đầu tiên cần được hiểu về lời kinh hôm nay, thế thì với hoàn cảnh này sẽ dễ dàng hiểu điều Saraha nói.
Lời kinh thứ nhất:
Như mây nổi lên từ biển, hấp thu mưa, đất ôm choàng,
Cho nên, giống bầu trời, biển vẫn còn không tăng hay giảm
Ông ấy đang nói với nhà vua: Bệ hạ nhìn lên trời xem. Có hai hiện tượng, bầu trời và mây. Mây tới và đi. Bầu trời chẳng bao giờ tới và chẳng bao giờ đi. Mây đôi khi có đó, và đôi khi không có đó; nó là hiện tượng thời gian, nó là tạm thời. Bầu trời bao giờ cũng có đó; nó là hiện tượng vô thời gian, nó là vĩnh hằng. Mây không thể làm biến chất nó, thậm chí mây đen cũng không thể làm biến chất nó. Không có khả năng nào làm biến chất cả; thuần khiết của nó là tuyệt đối, thuần khiết của nó là không thể bị động tới. Thuần khiết của nó bao giờ cũng trong trắng, bệ hạ không thể nào xâm phạm nó được. Mây có thể tới và đi, và chúng đã tới và đi, nhưng bầu trời vẫn thuần khiết tự bao giờ; thậm chí không một dấu vết nào để lại đằng sau.
Cho nên có hai điều trong sự tồn tại: cái gì đó giống như bầu trời và cái gì đó giống như mây. Hành động của bạn giống như mây, chúng tới và đi. Còn bạn? - bạn giống như bầu trời: bạn chưa bao giờ tới và bạn chưa bao giờ đi. Sinh của bạn, tử của bạn, đều giống như mây, chúng xảy ra. Còn bạn? - bạn chưa bao giờ xảy ra cả; bạn bao giờ cũng có đó. Mọi sự xảy ra trong bạn, bạn chưa bao giờ xảy ra.
Mọi sự xảy ra cũng giống như mây xảy ra trong bầu trời. Bạn là người ngắm nhìn im lặng về toàn bộ trò chơi của mây. Đôi khi chúng mầu trắng và đẹp và đôi khi chúng đen tối và buồn thảm và rất xấu. Đôi khi chúng đầy mưa và đôi khi chúng chỉ trống rỗng. Đôi khi chúng làm lợi rất nhiều cho đất, đôi khi chúng làm hại lớn. Đôi khi chúng đem tới lụt lội và tàn phá, và đôi khi chúng đem tới cuộc sống, xanh tươi hơn, nhiều mùa màng hơn. Nhưng bầu trời vẫn còn mọi lúc như một: tốt hay xấu, thiêng liêng hay gian tà, mây không làm biến chất nó.
Hành động là mây, việc làm là mây. Bản thể tựa như bầu trời.
Saraha đang nói: Bệ hạ nhìn bầu trời của ta! Đừng nhìn vào hành động của ta. Điều đó cần dịch chuyển nhận biết, không cái gì khác, chỉ dịch chuyển của nhận biết. Nó cần thay đổi động thái. Bệ hạ đang nhìn vào mây, bệ hạ đang tập trung vào mây, bệ hạ đã quên mất bầu trời. Thế rồi bỗng nhiên bệ hạ nhớ ra bầu trời. Bệ hạ không tập trung vào mây, bệ hạ tập trung vào bầu trời; thế thì mây thành không liên quan, thế thì bệ hạ ở trong một chiều hướng hoàn toàn khác.
Chỉ dịch chuyển sự tập trung… và thế giới khác đi. Khi bạn quan sát hành vi của một người, bạn tập trung vào mây. Khi bạn quan sát thuần khiết bên trong nhất của bản thể người đó, bạn đang quan sát bầu trời của người đó. Nếu bạn quan sát thuần khiết bên trong nhất, thế thì bạn sẽ chẳng bao giờ thấy bất kì ai là ác cả, thế thì toàn bộ sự tồn tại đều linh thiêng. Nếu bạn nhìn các hành động, thế thì bạn không thể thấy bất kì ai là linh thiêng được. Ngay cả người linh thiêng nhất cũng có xu hướng phạm phải nhiều lỗi khi có liên quan tới hành động. Nếu bạn quan sát hành động, bạn có thể thấy những hành động sai trong Jesus, trong Phật,  trong Mahavira, trong Krishna, trong Rama. Thế thì ngay cả thánh nhân vĩ đại nhất cũng giống như tội nhân.
Có nhiều sách viết về Jesus, ông ấy là đối tượng cho hàng nghìn nghiên cứu. Nhiều người đã viết có thiện cảm với ông ấy, chứng minh rằng ông ấy là đứa con duy nhất của Thượng đế. Tất nhiên họ có thể chứng minh được điều đó. Thế rồi nhiều người lại viết để chứng minh rằng ông ấy chỉ là kẻ loạn thần kinh chứ không gì khác - và họ cũng có thể chứng minh được điều đó. Và họ nói về cùng một con người. Điều gì xảy ra? Làm sao họ xoay xở được? Họ xoay xở giỏi lắm. Một bên chọn mây trắng, bên kia chọn mây đen - và cả hai đều có đó, bởi vì không hành động nào có thể chỉ là trắng hay chỉ là đen. Hiện hữu, nó phải là cả hai.
Bất kì điều gì bạn làm đều sẽ mang cái gì đó tốt vào trong thế giới này và sẽ mang cái gì đó xấu vào trong thế giới này - bất kì cái gì bạn làm. Ngay chính chọn lựa mà bạn đã làm điều gì đó - nhiều điều sẽ tốt và nhiều điều sẽ sai sau đó. Bạn nghĩ về bất kì hành động nào: bạn đi và bạn cho người ăn xin ít tiền - bạn đang làm điều tốt, nhưng người ăn xin đi và mua thuốc độc nào đó và tự tử. Bây giờ ý định của bạn là tốt nhưng kết quả toàn bộ là xấu. Bạn giúp một người - người đó ốm, bạn phục vụ người đó, bạn đưa người đó tới bệnh viện. Và thế rồi người đó mạnh khoẻ, khỏi, và người đó tự tử. Bây giờ không có giúp đỡ của bạn thì đã không có thêm một người chết trên thế giới. Ý định của bạn là tốt, nhưng kết quả toàn bộ lại xấu.
Cho nên liệu phải đánh giá theo ý định hay đánh giá theo kết quả? Và ai biết được về ý định của bạn? Ý định là bên trong… có thể sâu bên dưới bạn đang hi vọng rằng khi người đó mạnh khoẻ, người đó sẽ tự tử. Và đôi khi điều xảy ra là ý định của bạn xấu nhưng kết quả lại tốt. Bạn ném đá vào một người, và người đó đã bị chứng đau nửa đầu từ nhiều năm, và hòn đá đập vào đầu người đó và từ đó chứng đau nửa đầu biến mất - bây giờ phải làm gì? Phải nói gì về hành động của bạn? - đạo đức, vô đạo đức? Bạn muốn giết người này, bạn chỉ có thể giết chết chứng đau nửa đầu.
Đó là cách châm cứu đã ra đời. Một khoa học lớn lao thế! Ích lợi thế! một trong những ân huệ lớn nhất cho nhân loại - nhưng nó đã được sinh ra theo cách này. Một người chịu đau đầu từ nhiều năm. Và một ai đó, kẻ thù của người này, muốn giết anh ta. Nấp đằng sau cây, kẻ thù bắn một mũi tên; mũi tên cắm trúng chân người này, người này ngã xuống, nhưng đau đầu của người này biến mất. Những người chăm nom người này, lang y của thành, rất lấy làm phân vân làm sao điều đó lại xảy ra được. Họ bắt đầu nghiên cứu. Tình cờ, ngẫu nhiên, người này đã bị bắn trúng vào một điểm huyệt ngay trên chân; một điểm nào đó trên chân bị mũi tên bắn vào, bị mũi tên đâm vào, và dòng điện bên trong của năng lượng thân thể người này bị thay đổi. Và bởi vì luồng điện bên trong bị thay đổi nên chứng đau đầu của người này biến mất.
Đó là lí do tại sao khi bạn đi tới nhà chân cứu và bạn nói, "Tôi bị đau đầu," người đó không chạm tới đầu bạn chút nào. Người đó có thể bắt đầu ấn vào chân bạn hay tay bạn, hay người đó có thể châm kim vào tay bạn hay lưng bạn. Và bạn sẽ ngạc nhiên, "Ông làm cái gì thế? Bởi vì đầu tôi mới có chuyện, chứ không phải là lưng tôi!" Nhưng người đó biết rõ hơn. Toàn bộ thân thể là hiện tượng điện liên thông với nhau; có bẩy trăm huyệt, và người đó biết phải ấn vào đâu thì năng lượng đổi luồng. Mọi thứ đều được liên thông… nhưng đây là cách chân cứu được sinh ra.
Bây giờ người đã bắn mũi tên vào kẻ thù mình, người đó là thánh nhân vĩ đại hay là tội nhân? Khó mà nói, rất khó nói. Nếu bạn quan sát hành động, thế thì đấy là tuỳ ở bạn. Bạn có thể chọn hành động tốt, bạn có thể chọn hành động xấu. Và trong thực tại toàn bộ, mỗi hành động đem tới cái gì đó tốt và cái gì đó xấu. Trong thực tế, đây là hiểu biết của tôi, thiền về nó đi: bất kì điều gì bạn làm, tính tốt của nó và tính xấu của nó bao giờ cũng cùng tỉ lệ. Để tôi nhắc lại: nó bao giờ cũng cùng tỉ lệ - bởi vì tốt và xấu là hai mặt của cùng một đồng tiền. Bạn có thể làm việc tốt, nhưng cái gì đó xấu nhất định xảy ra bởi vì mặt kia sẽ đi đâu? Bạn có thể làm điều xấu, nhưng điều tốt nhất định xảy ra bởi vì mặt kia sẽ đi đâu? Đồng tiền tồn tại với cả hai mặt. Và một mặt thì không thể tồn tại một mình.
Cho nên tội nhân đôi khi có ích và thánh nhân đôi khi rất tai hại. Thánh nhân và tội nhân cả hai đều trong cùng một thuyền! Một khi bạn hiểu điều này, thay đổi là có thể; thế thì bạn không nhìn vào hành động nữa. Nếu tỉ lệ này là như nhau dù bạn làm điều tốt hay xấu, thế thì phỏng có ích gì mà đánh giá một người theo hành động của người đó? Thế thì thay đổi toàn bộ nhấn mạnh đi, thế thì chuyển sang động thái khác - bầu trời.
Đó là điều Saraha đang nói với nhà vua. Anh ta đang nói: Bệ hạ phải đấy! Mọi người đã nói với bệ hạ và họ cũng không sai. Ta chạy như con chó điên. Vâng, nếu bệ hạ chỉ quan sát hành động thì bệ hạ sẽ bị lạc lối, bệ hạ sẽ không có khả năng hiểu ta. Quan sát bầu trời bên trong ta. Quan sát ưu tiên bên trong của ta, quan sát cốt lõi bên trong của ta; đó là cách duy nhất để thấy chân lí. Vâng, ta sống với người phụ nữ này - và việc sống bình thường với phụ nữ ngụ ý điều nó ngụ ý. Bây giờ Saraha nói: Quan sát! Đây không phải việc sống bình thường! Không có mối quan hệ đàn ông - đàn bà chút nào. Nó chẳng liên quan gì tới bản năng dục cả. Chúng tôi sống với nhau như hai không gian, chúng tôi sống với nhau như hai sự tự do; chúng tôi sống với nhau như hai con thuyền rỗng. Nhưng bệ hạ phải nhìn vào bầu trời, đừng nhìn vào mây.
Như mây nổi lên từ biển, hấp thu mưa, đất ôm choàng, Cho nên, giống bầu trời, biển vẫn còn không tăng hay giảm.
Một điều khác anh ta nhắc nhở nhà vua: Quan sát biển. Hàng triệu đám mây nổi lên từ biển, biết bao nhiêu nước bay hơi, nhưng biển vẫn không giảm bởi vì điều đó. Và thế rồi mây sẽ mưa xuống đất, và dòng suối nhỏ sẽ trở thành dòng sông lớn, và nhiều dòng sông sẽ dâng ngập nước, và nước sẽ xô ngược trở lại đại dương, hướng ra biển… mọi dòng sông trên đất sẽ đổ nước của chúng ra biển, nhưng điều đó không làm cho biển tăng lên - biển vẫn còn như cũ. Dù cái gì đó được lấy ra khỏi nó hay cái gì đó được rót vào nó thì cũng chẳng tạo ra khác biệt gì; hoàn hảo của nó đến mức bạn không thể lấy bất kì cái gì ra khỏi nó và bạn cũng không thể thêm bất kì cái gì vào nó.
Anh ta đang nói: Bệ hạ nhìn xem! bản thể bên trong hoàn hảo đến mức hành động của bệ hạ có thể là hành động của tội nhân, nhưng chẳng cái gì bị lấy đi cả. Và hành động của bệ hạ có thể là hành động của thánh nhân, nhưng chẳng cái gì được thêm vào bệ hạ. Bệ hạ vẫn còn như cũ.
Đấy là lời nói cực kì cách mạng, đó là một phát biểu lớn lao. Anh ta nói: Không cái gì có thể được thêm vào cho con người và không cái gì có thể bị xoá đi khỏi con người, hoàn hảo bên trong của người đó là như vậy. Bạn không thể làm cho con người đẹp hơn và bạn không thể làm cho con người xấu đi. Bạn không thể làm cho người đó giầu hơn, bạn không thể làm cho người đó nghèo. Người đó giống như biển cả.
Trong một trong những kinh Phật, Vaipulya Sutra, có một phát biểu rằng có hai báu vật rất đắt trong đại dương: một báu vật ngăn cản đại dương khỏi ít đi khi nước bị rút ra khỏi nó, và báu vật kia ngăn cản nó khỏi quá lớn khi nước chảy vào nó. Hai báu vật vĩ đại có đó trong đại dương, và hai báu vật vĩ đại đó ngăn cản nó; nó chưa bao giờ trở nên ít hơn và nó chưa bao giờ trở nên nhiều hơn, nó chỉ vẫn còn như cũ. Nó bao la thế, không thành vấn đề bao nhiêu mây nảy sinh từ nó và bao nhiêu nước bay hơi khỏi nó. Nó bao la thế, không thành vấn đề bao nhiêu dòng sông đổ vào nó và đem tới khối lượng nước vĩ đại. Nó chỉ vẫn còn như cũ.
Cốt lõi bên trong của con người cũng vậy. Cốt lõi bên trong của sự tồn tại cũng vậy. Tăng và giảm là ở ngoại vi, không ở trung tâm. Bạn có thể trở thành con người của hiểu biết lớn lao hoặc bạn có thể vẫn còn là người dốt nát; điều đó chỉ là trên ngoại vi. Không tri thức nào có thể làm cho bạn biết nhiều hơn bạn hiện hữu. Không cái gì có thể được thêm vào cho bạn. Thuần khiết của bạn là vô hạn, không có cách nào để làm tăng tiến nó.
Đây là tầm nhìn Mật tông. Đây là chính cốt lõi của thái độ Mật tông - rằng con người là như người đó đang hiện hữu, không có khao khát để cải thiện. Không phải là con người đã trở thành tốt, không phải con người phải thay đổi cái này cái nọ; con người phải chấp nhận tất cả - và nhớ tới bầu trời của người đó! Và nhớ tới biển cả của người đó! Và dần dần một hiểu biết phát sinh, khi bạn biết mây là gì và bầu trời là gì, sông là gì và biển là gì. Một khi bạn trong hài hoà với biển của mình, mọi lo âu biến mất, tất cả mọi mặc cảm biến mất. Bạn trở thành hồn nhiên như đứa trẻ.
Nhà vua đã biết tới Saraha: anh ta là con người vĩ đại của hiểu biết và bây giờ anh ta hành xử như người dốt nát. Anh ta đã chấm dứt việc đọc Veda, anh ta không còn thực hành nghi lễ mà tôn giáo qui định - thậm chí anh ta không còn thiền nữa. Anh ta chẳng làm điều gì mà thường mọi người vẫn coi là tôn giáo. Anh ta đang làm gì ở đây khi sống tại bãi hoả thiêu, nhảy múa như người điên, ngồi như người điên, và làm nhiều điều không theo tín ngưỡng? Tri thức của anh ta đã mất đi đâu rồi?
Và Saraha nói: Bệ hạ có thể lấy đi mọi tri thức của ta, điều đó chẳng tạo ra khác biệt gì bởi vì ta không nhỏ bé đi bởi điều đó. Hay bệ hạ có thể đem tới tất cả mọi kinh sách của thế giới và đổ chúng vào ta; điều đó chẳng tạo ra khác biệt gì bởi vì ta không trở thành nhiều hơn bởi điều đó. Anh ta đã là một người rất được kính trọng, cả vương quốc đều kính trọng anh ta; bây giờ bỗng nhiên anh ta đã trở thành một trong những người không đáng trọng nhất.
Và Saraha đang nói: Bệ hạ có thể cho ta mọi danh vọng có thể có, và chẳng cái gì được thêm vào ta cả. Và bệ hạ có thể lấy đi mọi danh vọng, và bệ hạ có thể sỉ nhục ta, và bệ hạ có thể làm bất kì cái gì bệ hạ muốn để phá huỷ kính trọng của ta - chẳng cái gì xảy ra cả. Tất cả vẫn như cũ, ta vẫn còn như cũ. Ta là cái không bao giờ tăng và không bao giờ giảm. Bây giờ ta biết rằng ta không là mây, ta là bầu trời.
Cho nên ta không lo nghĩ nhiều liệu mọi người nghĩ mây là đen hay trắng, bởi vì ta không phải là mây. Và ta không phải là dòng sông nhỏ, dòng sông tí xíu, hay ao nước tí xíu… Ta không là chén trà. Bão tố tới trong chén trà rất dễ dàng, nó nhỏ nhoi thế. Chỉ lấy một thìa ra khỏi nó là cái gì đó mất đi, rót thêm một thìa và nó lại quá nhiều và có tràn ngập.
Anh ta nói: Ta là biển cả bao la. Bây giờ bệ hạ lấy bất kì cái gì bệ hạn muốn lấy, hay cho bất kì cái gì bệ hạ muốn cho - không thành vấn đề theo cách nào cả.
Nhìn vào cái đẹp của nó! Khoảnh khắc không cái gì là vấn đề, bạn đã về nhà. Nếu cái gì đó vẫn còn là vấn đề, bạn còn ở xa nhà. Nếu bạn vẫn quan sát và tinh ranh và láu lỉnh về hành động của mình - bạn phải làm điều này và bạn không phải làm điều này - và vẫn có những cái phải làm và không phải làm, thế thì bạn còn xa với nhà. Bạn vẫn nghĩ về bản thân mình dưới dạng tạm thời và không dưới dạng vĩnh hằng. Bạn vẫn chưa nếm trải Thượng đế.
Giống bầu trời và giống biển cả… là bạn. Lời kinh thứ hai:
Cho nên từ tính tự phát duy nhất,
Tràn đầy với hoàn hảo của Phật,
Tất cả mọi sinh linh hữu tình được sinh ra,
Và trong nó đi tới nghỉ ngơi.
Nhưng nó không cụ thể không trừu tượng.
Cho nên từ tính tự phát duy nhất… Trước hết, trong Mật tông tính tự phát có giá trị lớn nhất, chỉ tự nhiên, cho phép tự nhiên xảy ra… không cản trở nó, không che giấu nó; không làm sao lãng nó, không đưa nó đi theo hướng khác, nơi nó không định đi theo cách của nó. Buông xuôi cho tự nhiên, tuôn chảy với nó - không đẩy dòng sông, mà đi với nó theo mọi cách, bất kì nơi đâu nó đưa tới - tin cật này là Mật tông. Tự phát là mật chú của nó, nền tảng lớn nhất của nó.
Tự phát có nghĩa bạn không can thiệp, bạn trong buông bỏ. Bất kì điều gì xảy ra, bạn đều quan sát, bạn là nhân chứng cho nó. Bạn biết nó đang xảy ra nhưng bạn không nhảy vào trong nó, và bạn không cố gắng thay đổi quá trình của nó. Tính tự phát có nghĩa bạn không có bất kì cai quản nào. Tính tự phát có nghĩa bạn không có bất kì mục đích nào để đạt tới. Nếu bạn có mục đích nào đó để đạt tới thì bạn không thể tự phát được. Làm sao bạn có thể tự phát được nếu bỗng nhiên bản tính của bạn đi theo một đường và mục đích của bạn không có đó? Làm sao bạn có thể tự phát được? Bạn sẽ kéo lê bản thân mình hướng theo mục đích đó.
Đó là điều hàng triệu người đang làm - kéo lê bản thân mình hướng tới mục đích tưởng tượng nào đó. Và bởi vì họ đang kéo lê bản thân mình hướng tới mục đích tưởng tượng nào đó, nên họ đang bỏ lỡ định mệnh tự nhiên, cái là mục đích duy nhất! Và đó là lí do tại sao có nhiều thất vọng thế và nhiều khổ thế và nhiều địa ngục thế, bởi vì bất kì điều gì bạn làm sẽ chẳng bao giờ thoả mãn cho bản tính mình.
Đó là lí do tại sao mọi người mụ mẫm và chết. Họ sống đấy, vậy mà họ lại không sống. Họ đang di chuyển như tù nhân, bị xiềng xích. Chuyển động của họ không phải là chuyển động của tự do, chuyển động của họ không phải là chuyển động của điệu vũ; nó không thể thế bởi vì họ đang đánh nhau, họ đang liên tục trong tranh đấu với chính mình. Có xung đột từng khoảnh khắc: bạn muốn ăn cái này, còn tôn giáo của bạn lại không qui định điều đó; bạn muốn đi với người đàn bà này, nhưng điều đó sẽ không được kính trọng. Bạn muốn sống theo cách này, nhưng xã hội cấm đoán điều đó. Bạn muốn theo cách này, bạn cảm thấy rằng đó là cách bạn có thể nở hoa, nhưng mọi người khác đều chống lại nó.
Cho nên bạn nghe bản thể mình hay bạn nghe lời khuyên của mọi người khác? Nếu bạn nghe lời khuyên của mọi người khác, cuộc sống của bạn sẽ là cuộc sống trống rỗng chẳng có gì ngoài thất vọng. Bạn sẽ kết thúc mà chưa hề sống, bạn sẽ chết mà thậm chí chẳng biết cuộc sống là gì.
Nhưng xã hội đã tạo ra ước định như vậy trong bạn mà nó lại không chỉ ở bên ngoài, nó ngồi ở bên trong bạn. Đó là điều lương tâm tất cả là gì. Bất kì điều gì bạn muốn làm, lương tâm bạn đều nói, "Đừng làm điều đó!" Lương tâm là tiếng nói bố mẹ của bạn; các tu sĩ và chính khách nói qua đó. Đấy là thủ đoạn lớn. Họ đã tạo ra lương tâm trong bạn: chính tuổi thơ của bạn khi bạn còn chưa nhận biết chút nào về cái gì được làm cho bạn, họ đã đặt lương tâm vào bạn. Cho nên bất kì khi nào bạn đi ngược lại lương tâm, bạn cảm thấy mặc cảm.
Mặc cảm nghĩa là bạn đã làm điều gì đó mà người khác không muốn bạn làm. Cho nên bất kì khi nào bạn tự nhiên, bạn mặc cảm, và bất kì khi nào bạn không mặc cảm, bạn không tự nhiên. Đây là điều khó xử, đây là sự phân đôi, đây là vấn đề.
Nếu bạn lắng nghe tính tự nhiên của riêng mình, bạn cảm thấy mặc cảm; thế thì có khổ. Bạn bắt đầu cảm thấy bạn đã làm cái gì đó sai, bạn bắt đầu che giấu, bạn bắt đầu bảo vệ mình, bạn bắt đầu liên tục giả vờ rằng bạn không làm điều đó. Và bạn sợ - ai đó nhất định bắt bạn dù sớm hay muộn. Bạn sẽ bị bắt… và lo âu, và mặc cảm, và sợ hãi… và bạn mất tất cả tình yêu với cuộc sống.
Bất kì khi nào bạn làm điều gì đó chống lại người khác, bạn đều cảm thấy mặc cảm. Và bất kì khi nào bạn làm điều gì đó mà người khác nói, bạn chẳng bao giờ cảm thấy hạnh phúc khi làm điều đó, bởi vì điều đó không bao giờ là việc riêng của bạn cần làm. Giữa hai điều này con người bị bắt giữ.
Tôi vừa mới đọc được một giai thoại…
"Đâu là nguy cơ gấp đôi mà hiến pháp giả thiết đảm bảo người ta chống lại?" Roland hỏi người bạn luật sư của mình Milt.
Người kia nói, "Điều đó giống thế này, Rollie: nếu anh luống cuống lái xe và cả vợ anh cùng mẹ anh đang ngồi hàng ghế sau cứ bảo anh cách lái xe, đấy là nguy cơ gấp đôi. Và anh có quyền hiến pháp quay lại và nói, 'Bây giờ, ai là cái đứa chết tiệt đang lái xe này, em hay mẹ em?'"
Bạn có thể ở tay lái, nhưng bạn lại không lái xe. Có nhiều người ngồi ở hàng ghế sau - bố mẹ bạn, bố mẹ của bố mẹ bạn, tu sĩ, chính khách, người lãnh đạo, mahatma, thánh nhân, họ tất cả đều ngồi ở hàng ghế sau. Và tất cả họ đều đang cố gắng khuyên bạn: "Làm cái này! Đừng làm cái kia! Đi đường này! Không đi đường kia!" Họ đang làm bạn phát điên, còn bạn đã được dạy phải tuân theo họ. Nếu bạn không tuân theo họ, thế nữa cũng tạo ra sợ trong bạn rằng cái gì đó sai: làm sao bạn có thể đúng được khi bao nhiêu người đang khuyên nhủ thế? Và họ bao giờ cũng khuyên điều tốt cho riêng bạn! Làm sao bạn có thể một mình đúng khi cả thế giới đang nói, "Làm điều này!" Tất nhiên họ là đa số và họ đúng.
Nhưng nhớ: vấn đề không phải là đúng hay sai, vấn đề cơ bản là có tự phát hay không. Tự phát là đúng! Bằng không bạn sẽ trở thành kẻ bắt chước, và kẻ bắt chước chẳng bao giờ là con người mãn nguyện cả.
Bạn muốn là hoạ sĩ, nhưng bố mẹ bạn nói, "Không! bởi vì hội hoạ sẽ không cho con đủ tiền, và hội hoạ sẽ không cho kính trọng nào trong xã hội cả. Con sẽ trở thành thợ rong và con sẽ là kẻ ăn mày. Cho nên đừng bận tâm về hội hoạ. Trở thành chánh án đi!" Thế là bạn đã trở thành chánh án. Bây giờ bạn không cảm thấy hạnh phúc nào cả. Nó là thứ đồ nhựa, việc là chánh án này. Và sâu bên dưới bạn vẫn muốn vẽ.
Trong khi ngồi ở toà án, sâu bên dưới, bạn vẫn vẽ. Có thể bạn đang nghe kẻ tội phạm, nhưng bạn đang nghĩ về khuôn mặt anh ta, anh ta có khuôn mặt đẹp làm sao, và bức tranh đã có thể đẹp làm sao. Bạn đang nhìn vào mắt anh ta và mầu xanh của đôi mắt anh ta, và bạn nghĩ tới mầu sắc… và bạn là chánh án! Cho nên bạn thường xuyên không thoải mái, căng thẳng cứ theo bạn. Và dần dần bạn cũng sẽ bắt đầu cảm thấy mình là người đáng kính và thế này thế nọ. Bạn chỉ là sự bắt chước, bạn do con người làm ra.
Tôi đã từng nghe…
Một phụ nữ bỏ hút thuốc khi con vẹt nuôi của cô ấy cứ bị ho mãi. Cô ấy lo nghĩ; tự nhiên cô ấy nghĩ đấy phải là do việc hút thuốc… rằng cô ấy hút thuốc liên tục trong nhà và điều đó không hợp với con vẹt. Thế là cô ấy đem con vẹt tới bác sĩ thú y. Bác sĩ thú y kiểm tra kĩ lưỡng con chim này và phát hiện ra rằng nó không bị viêm phổi hay virut vẹt gì. Chẩn đoán cuối cùng là ở chỗ nó đã bắt chước việc ho của người chủ hút thuốc lá! Nó không hút thuốc, nó chỉ bắt chước: người phụ nữ này ho và con vẹt đã học ho.
Quan sát! Cuộc sống của bạn có thể chỉ giống như con vẹt. Nếu nó giống như con vẹt thế thì bạn đang bỏ lỡ cái gì đó cực kì có giá trị - bạn bỏ lỡ cuộc sống của mình. Bất kì cái gì bạn thu được đều sẽ không chứng minh có giá trị gì nhiều lắm, bởi vì chẳng có gì giá trị hơn cuộc sống của bạn.
Cho nên Mật tông coi tự phát là đức hạnh đầu tiên, đức hạnh nền tảng có giá trị nhất. Cho nên từ tính tự phát duy nhất… bây giờ một điều nữa Mật tông nói, và điều đó phải được hiểu rất, rất kĩ lưỡng. Tính tự phát có thể có hai kiểu: nó có thể chỉ từ bốc đồng, nhưng thế thì nó không thật duy nhất; nếu nó là từ nhận biết, thế thì nó có phẩm chất của tính duy nhất, phẩm chất Phật.
Nhiều lần lắng nghe tôi bạn nghĩ bạn đang trở thành tự phát, trong khi bạn đơn giản trở thành bốc đồng. Đâu là khác biệt giữa bốc đồng và tự phát? Bạn có hai điều trong mình, thân thể và tâm trí. Tâm trí bị xã hội điều khiển còn thân thể bị sinh học của bạn điều khiển. Tâm trí bị xã hội bạn điều khiển bởi vì xã hội có thể đặt ý nghĩ vào tâm trí bạn; còn thân thể bạn bị trưởng thành sinh học hàng triệu năm điều khiển.
Thân thể là vô ý thức, cũng vậy tâm trí vô ý thức; bạn là người quan sát ở ngoài cả hai. Cho nên nếu bạn chấm dứt việc nghe tâm trí và xã hội, có mọi khả năng bạn sẽ bắt đầu lắng nghe sinh học. Cho nên đôi khi bạn cảm thấy thích giết ai đó, và bạn nói, "Mình sẽ tự phát - Osho đã nói 'tự phát!' cho nên mình phải làm điều đó, mình phải tự phát." Bạn đã hiểu lầm - điều đó sẽ không làm cho cuộc sống của bạn đẹp đẽ, phúc lạc. Bạn sẽ liên tục lại trong xung đột, bây giờ với người bên ngoài.
Với tự phát Mật tông ngụ ý tự phát đầy nhận biết. Cho nên điều đầu tiên: tự phát là đầy nhận biết. Khoảnh khắc bạn nhận biết, bạn không mắc bẫy của tâm trí mà cũng không mắc bẫy của thân thể. Thế thì tự phát thật tuôn chảy từ chính linh hồn bạn - từ bầu trời, từ biển cả tính tự phát của bạn tuôn chảy. Bằng không thì bạn có thể đổi chủ mình: từ thân thể bạn có thể đổi sang tâm trí, hay từ tâm trí bạn có thể đổi sang thân thể.
Thân thể đang ngủ say; theo thân thể sẽ theo người mù. Và tính tự phát sẽ chỉ đưa bạn sa hố. Nó sẽ chẳng có ích gì cho bạn cả. Bốc đồng không phải là tự phát. Vâng, bốc đồng có tính tự phát nào đó, nhiều tự phát hơn tâm trí, nhưng nó không có phẩm chất mà Mật tông muốn bạn hấp thu.
Đó là lí do tại sao Saraha nói: Cho nên từ tính tự phát duy nhất… Anh ta thêm từ duy nhất - duy nhất có nghĩa không bốc đồng nhưng có nhận biết, có ý thức.
Chúng ta sống vô ý thức. Dù chúng ta sống trong tâm trí hay trong thân thể thì cũng không khác biệt gì-chúng ta sống vô ý thức.
"Sao anh xé phần sau của cuốn sách mới đó?" bà vợ kiên nhẫn của ông bác sĩ lãng trí hỏi.
"Anh xin lỗi, em yêu," nhà giải phẫu nổi tiếng nói, "Phần em nói có nhãn là 'Phụ lục*' và anh xé nó ra mà chẳng nghĩ gì."
* Từ tiếng Anh 'appendix' có hai nghĩa là phụ lục và ruột thừa
Cả đời ông ấy việc lấy ruột thừa ra khỏi thân thể mọi người… phải đã trở thành một thói quen vô ý thức. Thấy 'Phụ lục' (ruột thừa) là ông ấy phải lấy nó ra. Đấy là cách chúng ta tồn tại và làm việc. Đấy là cuộc sống vô ý thức. Tự phát vô ý thức thì chẳng là tự phát mấy...
Một người say loạng choạng ra khỏi quán rượu và bắt đầu bước với một chân trên phố và một chân trên vỉa hè. Sau khi đi được một hai khối nhà, một cảnh sát chặn anh ta lại, "Này," viên cảnh sát nói, "anh say rồi!"
Người say thở dài nhẹ nhõm. "Kì quái chưa!" anh ta nói, "Có gì sai sao? Tôi nghĩ tôi bị què."
Khi bạn đang dưới ảnh hưởng của thân thể, bạn dưới ảnh hưởng của hoá chất. Lần nữa… bạn ra ngoài cái bẫy nhưng bạn lại vào trong cái bẫy khác. Từ cái rãnh này bạn chui ra; bạn lại ngã xuống cái rãnh khác.
Khi bạn thực sự muốn thoát ra khỏi tất cả mọi cái rãnh và vào tự do, bạn sẽ phải trở thành nhân chứng của thân thể và tâm trí cả hai. Khi bạn là việc chứng kiến, và bạn tự phát từ việc chứng kiến của mình, thế thì có tính tự phát duy nhất.
Cho nên từ tính tự phát duy nhất,
Tràn đầy với hoàn hảo của Phật…
Và Saraha nói: Tính tự phát thật sự là tràn đầy với hoàn hảo của Phật. Hoàn hảo của Phật là gì? Hai từ: pragyan và karuna - trí huệ và từ bi. Đây là hai hoàn hảo của Phật. Nếu hai hoàn hảo này có đó, phản ánh trong tự phát của bạn, thế thì nó là duy nhất.
Trí huệ không có nghĩa tri thức. Trí huệ nghĩa là nhận biết, mang tính thiền, im lặng, mang tính quan sát, chăm chú.
Và từ chăm chú đó, từ im lặng đó, từ bi tuôn chảy cho mọi sinh linh.
Toàn thế giới đều khổ. Ngày bạn bắt đầu tận hưởng phúc lạc bạn sẽ bắt đầu cảm thấy cho người khác nữa. Họ cũng có thể tận hưởng; họ chỉ đang đứng ở cửa của điện thờ và chưa bước vào trong, và bị xô đẩy từ bên ngoài. Họ có kho báu, cùng kho báu mà bạn đã đạt tới; họ đang mang nó, nhưng họ không dùng nó bởi vì họ không nhận biết về nó.
Khi một người trở nên chứng ngộ, toàn thể bản thể của người đó trở nên tràn đầy từ bi hướng tới mọi sinh linh. Toàn thể sự tồn tại được tràn ngập bởi từ bi của người đó. Dòng sông từ bi bắt đầu tuôn chảy từ người đó và bắt đầu đạt tới mọi người khác - tới đàn ông, tới đàn bà, tới con vật, tới chim chóc, tới cây cối, tới dòng sông, tới núi non, tới các vì sao. Toàn thể sự tồn tại bắt đầu chia sẻ từ bi của người đó.
Hai điều này là phẩm chất của Phật: rằng ông ấy hiểu, và rằng ông ấy cảm và chăm nom.
Khi tính tự phát của bạn thực sự là từ nhận biết, bạn không thể làm gì chống lại từ bi; bạn không thể giết người. Mọi người tới tôi và họ hỏi, "Thưa Osho, thầy nói phải tự phát, nhưng đôi khi tôi muốn giết vợ - thế thì sao?" Bạn không thể giết người được. Làm sao bạn có thể giết người được? Vâng, thậm chí không là vợ bạn… bạn không thể giết người được.
Khi tính tự phát của bạn là tỉnh táo, khi nó là chói sáng, làm sao bạn thậm chí có thể nghĩ tới việc giết người được? Bạn sẽ biết rằng không có khả năng nào: không ai bao giờ bị giết cả. Bản thể là bầu trời; bạn chỉ có thể làm tan mây, nhưng bạn không thể giết người. Cho nên vấn đề là gì? Và làm sao bạn có thể giết người được nếu bạn tỉnh táo thế và tự phát thế? Từ bi sẽ tuôn chảy bên cạnh, theo cùng tỉ lệ. Khi bạn trở nên nhận biết, theo cùng tỉ lệ có từ bi.
Phật đã nói: Nếu có từ bi mà không nhận biết, điều đó là nguy hiểm. Đó là điều có trong những người chúng ta gọi là người làm từ thiện. Họ có từ bi, nhưng không nhận biết. Họ làm điều thiện, và thậm chí điều thiện đó cũng không xảy ra thậm chí cho bản thể riêng của họ. Họ giúp người khác, và bản thân họ cần nhiều sự giúp đỡ. Bản thân họ ốm yếu, và họ cứ giúp người khác… điều đó là không thể được. Các bác sĩ điều trị, trước hết chữa lành cho mình đi!
Phật nói: Nếu bạn có từ bi mà không nhận biết, từ bi của bạn sẽ có hại. Người làm điều thiện là người gây tác hại nhất trên thế giới. Họ không biết điều họ đang làm, nhưng họ bao giờ cũng làm điều gì đó này khác để giúp người khác.
Có lần một người tới tôi… người đó đã dành cả đời mình, bốn mươi, năm mươi năm - người đó đã bẩy mươi tuổi. Khi người đó hai mươi, người đó đã tới dưới ảnh hưởng của Mahatma Gandhi và trở thành một người từ thiện. Gandhi đã tạo ra rất nhiều người làm điều thiện ở Ấn Độ; Ấn Độ vẫn đang chịu đựng từ những người làm điều thiện này và dường như khó mà loại bỏ được họ. Con người này, dưới ảnh hưởng của Mahatma Gandhi, đã tới một bộ lạc nguyên thuỷ ở Bastar và bắt đầu dạy cho những người nguyên thuỷ - nỗ lực của bốn mươi năm, nỗ lực của năm mươi năm. Ông ấy đã mở nhiều trường học, trường trung học, và bây giờ ông ấy mở trường cao đẳng.
Ông ấy tới tôi, ông ấy muốn có hỗ trợ của tôi cho trường cao đẳng này. Tôi nói, "Nói cho tôi một điều. Năm mươi năm ông đã ở cùng họ: ông có thể nói chắc chắn rằng giáo dục là tốt, rằng họ tốt hơn họ đã từng khi chưa được giáo dục không? Ông có thể chắc chắn rằng công trình năm mươi năm của ông đã làm cho họ thành con người đẹp hơn không?"
Ông ấy có chút phân vân. Ông ấy bắt đầu vã mồ hôi; ông ấy nói, "Tôi chưa bao giờ nghĩ theo cách đó, nhưng có thể ông có cái gì đó. Không, họ không tốt hơn. Trong thực tế với giáo dục họ trở nên tinh ranh, họ đã trở thành hệt như những người khác hiện thế. Khi tôi tới họ năm mươi năm trước đây, họ là những người cực kì đẹp đẽ. Vâng, không giáo dục, nhưng họ có nhân phẩm. Năm mươi năm trước đây không có lấy một kẻ giết người. Và đôi khi nếu điều đó xảy ra thì kẻ giết người sẽ tới toà án và trình báo lại. Không có ăn cắp; và nếu đôi khi ai đó ăn cắp, người đó sẽ tới tộc trưởng và thú nhận rằng, 'Tôi đã ăn cắp bởi vì tôi đói, nhưng hãy phạt tôi.' Không có khoá cửa năm mươi năm trước đây trong những thôn làng ấy. Họ bao giờ cũng sống theo cách rất im lặng, an bình."
Thế là tôi hỏi ông ta, "Nếu giáo dục của ông đã không giúp ích cho họ, thế thì ông nghĩ lại đi. Ông đã bắt đầu làm điều tốt cho người khác mà không biết ông đã làm gì. Ông chỉ nghĩ giáo dục là tốt."
D.G. Lawrence đã nói rằng nếu con người phải được cứu thế thì trong một trăm năm mọi đại học nên bị đóng cửa lại; hoàn toàn đóng cửa! Trong một trăm năm không ai nên được trao cho bất kì giáo dục nào. Trong một trăm năm tất cả các trường học, cao đẳng, đại học biến mất; lỗ hổng một trăm năm. Và đó là cách duy nhất để cứu con người, bởi vì giáo dục đã làm cho mọi người rất tinh ranh - tinh ranh để khai thác  nhiều hơn,  tinh ranh  để dùng  người khác như phương tiện nhiều hơn, tinh ranh để vô đạo đức.
"Nếu ông không biết ông đang làm gì, ông có thể nghĩ rằng ông đang làm việc tốt, nhưng điều tốt không thể xảy ra được."
Phật nói: Từ bi là tốt khi nó đi theo nhận biết, bằng không nó không tốt. Từ bi mà không có nhận biết là nguy hiểm, và nhận biết mà không từ bi là ích kỉ. Cho nên Phật nói: vị phật hoàn hảo sẽ có cả hai, nhận biết và từ bi. Nếu bạn trở nên nhận biết và bạn quên mất người khác và bạn nói, "Sao tôi phải bận tâm? Bây giờ tôi hạnh phúc" - bạn nhắm mắt lại, bạn không giúp người khác, bạn không giúp người khác để trở nên nhận biết - thế thì bạn là ích kỉ, thế thì bản ngã sâu sắc vẫn còn tồn tại.
Nhận biết giết chết một nửa bản ngã, và nửa kia bị giết chết bởi từ bi. Giữa hai điều này bản ngã hoàn toàn bị phá huỷ. Và khi con người đã trở thành vô ngã, người đó đã trở thành vị phật.
Saraha nói:
Cho nên từ tính tự phát duy nhất,
Tràn đầy với hoàn hảo của Phật,
Tất cả mọi sinh linh hữu tình được sinh ra,
Và trong nó đi tới nghỉ ngơi.
Nhưng nó không cụ thể không trừu tượng.
Anh ta nói: Từ tính tự phát duy nhất đó chúng ta được sinh ra, từ sùng kính đó chúng ta được sinh ra. Và lần nữa chúng ta đi trở lại sùng kính này để nghỉ ngơi. Đồng thời, ở giữa hai điều này, chúng ta trở thành quá gắn bó với mây. Cho nên mọi điều cần thiết là đừng bị gắn bó vào mây, bởi vì mây có đó chỉ khoảnh khắc thôi. Chúng ta bắt nguồn từ cội nguồn đó, cội nguồn hồn nhiên đó, và chúng ta sẽ đi trở lại để nghỉ trong cội nguồn hồn nhiên đó. Tại khoảng giữa của hai điều này sẽ có nhiều mây - đừng bị gắn bó vào chúng. Chỉ quan sát. Nhớ rằng bạn không phải là mây.
Tất cả mọi sinh linh hữu tình được sinh ra,
Và trong nó đi tới nghỉ ngơi.
Chúng ta bắt nguồn từ Thượng đế. Chúng ta là Thượng đế. Và lần nữa chúng ta đi về Thượng đế. Đồng thời chúng ta bắt đầu mơ cả nghìn lẻ một giấc mơ về việc là thế này thế khác.
Thượng đế là thực tại thông thường nhất. Thượng đế là cội nguồn của bạn. Thượng đế là mục đích của bạn. Thượng đế là ngay bây giờ, ở đây! Trong chính sự hiện diện của bạn, Thượng đế hiện hữu - đó chính là sự hiện diện của Thượng đế. Khi bạn nhìn vào tôi, đấy là Thượng đế đang nhìn vào tôi, đấy không là ai khác. Một dịch chuyển, một thay đổi tập trung, từ mây sang bầu trời, và bỗng nhiên bạn sẽ rơi vào im lặng, và bỗng nhiên bạn sẽ cảm thấy tràn đầy phúc lạc, và bỗng nhiên bạn sẽ cảm thấy phúc lành bao quanh bạn.
Nhưng nó không cụ thể không trừu tượng.
Nó không là tâm trí, không là thân thể, sùng kính này. Tâm trí là trừu tượng, thân thể là cụ thể; thân thể là thô, tâm trí tinh vi. Thân thể là vật chất, tâm trí là ý nghĩ. Sùng kính bên trong này chẳng là cả hai. Sùng kính bên trong này là điều siêu việt.
Mật tông là siêu việt.
Cho nên nếu bạn nghĩ bạn là thân thể, bạn bị mây che, thế thì bạn bị đồng nhất với mây. Nếu bạn nghĩ bạn là tâm trí, lần nữa bạn lại bị mây che. Nếu bạn nghĩ theo bất kì cách nào mà làm cho bạn bị đồng nhất với thân thể và tâm trí, thế thì bạn bỏ lỡ mục đích.
Nếu bạn trở nên thức tỉnh, và bỗng nhiên bạn thấy bản thân mình chỉ như nhân chứng, người nhìn thân thể, nhìn tâm trí, bạn đã trở thành một Saraha: mũi tên được bắn đi. Trong thay đổi tâm thức đó - nó chỉ là thay đổi nhỏ về bánh răng - mũi tên được bắn đi, bạn đã đạt tới. Trong thực tế bạn chưa bao giờ rời đi cả.
Lời kinh thứ ba:
Họ bước đi con đường khác và do vậy từ bỏ phúc lạc thực,
Tìm kiếm vui sướng, điều khích động sinh đẻ.
Mật trong mồm họ, và với họ thì gần thế,
Sẽ tan biến nếu một khi họ không uống nó.
Nếu bạn không trở thành một với bầu trời mà với nó bạn thực sự là một, thế thì bạn đang bước đi trên con đường khác. Có cả triệu con đường khác; con đường đúng chỉ có một. Và trong thực tế con đường đúng không phải là con đường; bầu trời chưa bao giờ đi đâu cả. Mây đi… đôi khi sang tây và đôi khi sang đông và sang nam và cách này cách khác, và họ là những người lang thang vĩ đại. Họ đi, họ tìm đường, họ mang bản đồ, nhưng bầu trời đơn giản có đó. Nó không có đường đi, nó không thể đi đâu được cả. Nó không có đâu mà đi. Nó là tất cả trong tất cả.
Cho nên những người nhớ tới bản thể bầu trời của mình, họ là ở nhà, nghỉ ngơi. Ngoại trừ vài người này, vài vị phật, những người khác đều bước trên biết bao nhiêu con đường và do vậy từ bỏ phúc lạc thực.
Cố gắng hiểu điều này. Nó là một phát biểu rất sâu lắng. Khoảnh khắc bạn bước trên bất kì con đường nào, bạn đều đang đi lạc lối khỏi phúc lạc thực sự của mình, bởi vì phúc lạc thực sự của bạn là bản tính của bạn. Nó phải không được tạo ra, nó phải không được thành đạt. Nó phải không được đạt tới.
Chúng ta theo các con đường để đạt tới đâu đó… nó không phải là mục đích, nó đã ở đó rồi. Nó đã là hoàn cảnh rồi. Cho nên khoảnh khắc bạn bắt đầu chuyển động, bạn chuyển động đi xa. Mọi chuyển động đều là chuyển động đi xa. Mọi việc đi đều là đi lạc lối. Không đi là đạt tới. Không đi là con đường đúng. Tìm và bạn sẽ lỡ; không tìm và thấy.
Họ bước đi con đường khác và do vậy từ bỏ phúc lạc thực,
Tìm kiếm vui sướng, khích động sinh đẻ.
Có hai kiểu phúc lạc. Một kiểu là có điều kiện; nó xảy ra chỉ trong những điều kiện nào đó. Bạn thấy người đàn bà của mình, bạn hạnh phúc. Hoặc bạn là người yêu tiền và bạn bắt được một túi đầy các tờ một trăm ru pi ngay bên cạnh đường, và có hạnh phúc. Hay bạn là kẻ bản ngã và giải thưởng Nobel được tặng cho bạn, và bạn nhảy múa, có hạnh phúc. Có điều kiện, bạn phải thu xếp cho chúng. Và chúng là tạm thời.
Bạn có thể hạnh phúc được bao lâu với hạnh phúc có điều kiện? Hạnh phúc có thể còn lại được bao lâu? Nó tới chỉ như một thoáng nhìn, một khoảnh khắc, và thế rồi nó đi. Vâng, khi bạn bắt được cái túi đầy những tờ một trăm ru pi thì bạn hạnh phúc, nhưng bạn hạnh phúc được bao lâu? Không quá lâu đâu. Trong thực tế một khoảnh khắc sẽ có trào dâng của năng lượng và bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và khoảnh khắc tiếp bạn sẽ trở nên sợ hãi - bạn có bị bắt không?
Đây là tiền của ai? Có ai thấy không?
Và lương tâm sẽ nói, "Điều này không phải. Đây là một loại ăn cắp. Mình phải ra toà, mình phải tới cảnh sát, mình phải nộp tiền cho cảnh sát! Mình làm gì thế này? Mình là người đạo đức…" Và lo âu và mặc cảm… nhưng bạn đã đem nó về nhà, bây giờ bạn che giấu nó. Bây giờ bạn sợ sệt: có thể vợ mình sẽ phát hiện ra nó, có thể ai đó đã thực sự thấy, ai đó đã nhìn - ai biết được? - ai đó có thể đã báo cho cảnh sát. Bây giờ lo âu…
Và thậm chí nếu không ai báo cáo và không ai đã thấy, bạn định làm gì với số tiền này? Bất kì điều gì bạn định làm đều sẽ lại cho bạn một khoảnh khắc hạnh phúc. Bạn mua ô tô, và ô tô ở trong hành lang nhà bạn, và trong một khoảnh khắc bạn hạnh phúc. Thế rồi..? Thế rồi ô tô cũ đi; ngày hôm sau nó vẫn là cái xe ấy. Sau vài ngày bạn chẳng nhòm ngó tới nó chút nào.
Hạnh phúc tạm bợ tới và đi; nó cũng giống như mây vậy. Và nó giống như dòng sông, dòng sông rất nhỏ nhoi: một cơn mưa nhỏ và nó ngập; mưa tạnh, và ngập lụt trôi ra biển, dòng sông nhỏ nhoi lại vẫn là nhỏ nhoi. Nó tràn ngập khoảnh khắc này và thế rồi lại trống rỗng vào khoảnh khắc tiếp. Nó không giống như biển, chẳng bao giờ nhiều, chẳng bao giờ ít.
Có một loại phúc lạc khác mà Saraha gọi là phúc lạc thực sự. Nó là vô điều kiện. Bạn không định xoay xở điều kiện nào đó, nó có đó! Bạn chỉ nhìn vào bản thân mình và nó có đó. Bạn không cần người đàn bà, bạn không cần người đàn ông; bạn không cần ngôi nhà lớn, bạn không cần xe ô tô lớn; bạn không cần có nhiều danh vọng và quyền lực và thân thế - chẳng có gì. Nếu bạn nhắm mắt lại và chỉ đi vào bên trong, nó có đó…
Chỉ phúc lạc này mới có thể bao giờ cũng có đó.
Chỉ phúc lạc này mới có thể là của bạn vĩnh viễn.
Tìm kiếm, và bạn sẽ thấy những điều tạm bợ.
Không tìm kiếm, bạn sẽ thấy điều vĩnh hằng này.
Họ bước đi con đường khác và do vậy từ bỏ phúc lạc thực,
Tìm kiếm vui sướng, khích động sinh đẻ. Mật trong mồm họ, và với họ thì gần thế, Sẽ tan biến nếu một khi họ không uống nó.
Mật ở trong mồm bạn, còn bạn lại đi tìm nó ở Himalayas, ở núi non nào đó sao? Bạn đã nghe các câu chuyện: có nhiều mật ở Himalayas, và bạn định đi kiếm nó sao? Mà mật ở trong mồm bạn!
Tại Ấn Độ các nhà huyền môn bao giờ cũng nói về hươu xạ. Có một loại hươu nào đó toả ra hương xạ ở rốn nó. Khi hương xạ bắt đầu tăng lên - điều đó xảy ra chỉ khi con hươu này thực sự trong lúc động dục… Xạ này là một thủ đoạn tự nhiên, thủ đoạn sinh học - khi xạ bắt đầu tiết ra hương của nó, hươu cái bị hấp dẫn tới con hươu này. Chúng tới qua xạ, qua mùi.
Ngửi là một trong những cảm giác dục tính nhất - đó là lí do tại sao con người đã giết chết mũi mình. Nó là một giác quan nguy hiểm. Bạn không thực sự ngửi. Trong thực tế bản thân từ này đã trở nên rất bị kết án. Nếu ai đó có mắt đẹp, xinh, bạn nói người đó thấy tốt; nếu ai đó có tai hoàn hảo về âm nhạc thì bạn nói người đó nghe tốt; nhưng bạn không nói người đó ngửi tốt. Tại sao? Trong thực tế nói người đó ngửi tốt có nghĩa điều gì đó đối lập lại: nó có nghĩa rằng người đó có mùi khó chịu, không phải là người đó có khả năng ngửi. Khả năng này bị mất.
Con người không ngửi. Và chúng ta cố gắng che giấu mùi dục của mình bằng việc bôi nước hoa, bằng việc tẩy rửa; bằng thế này thế khác chúng ta che giấu! Chúng ta sợ mùi này, bởi vì mùi này gần với cảm giác dục. Con vật yêu nhau qua mùi. Con vật ngửi lẫn nhau, và khi chúng cảm thấy rằng mùi của chúng hợp, chỉ thế thì chúng mới làm tình; thế thì có hài hoà trong bản thể chúng.
Xạ này phải được sinh ra trong hươu đực khi nó trong mùa động dục và nó cần hươu cái. Con cái sẽ tới tìm nó. Nhưng nó gặp rắc rối, bởi vì nó bắt đầu bốc mùi xạ và nó không thể hiểu được rằng mùi đó bắt nguồn từ rốn nó, từ thân thể nó. Cho nên nó chạy điên cuồng, cố gắng tìm ra xem mùi này từ đâu tới - một cách tự nhiên vậy. Làm sao nó có thể nghĩ được? Thậm chí con người cũng không thể nghĩ được phúc lạc từ đâu tới, cái đẹp từ đâu tới, niềm vui từ đâu tới. Con hươu đực có thể được tha thứ, con hươu đáng thương này. Nó cứ lồng lên đây đó đi tìm mùi xạ, và nó càng lồng lên, hương thơm lại càng loang khắp khu rừng; bất kì đâu nó tới, đều có mùi đó. Người ta nói rằng đôi khi nó gần phát điên, chẳng biết rằng mùi xạ là ở bên trong nó.
Và đấy cũng là trường hợp với con người: con người phát điên đi tìm kiếm - đôi khi vì tiền bạc, đôi khi vì kính trọng, thế này thế nọ. Nhưng xạ là ở bên trong bạn, mật ở trong mồm bạn. Và nhìn vào điều Saraha đang nói: Mật trong mồm họ, và với họ thì gần thế, sẽ tan biến nếu một khi họ không uống nó. Và thế rồi anh ta nói: Uống nó ngay đi! Đừng bỏ mất một khoảnh khắc, bằng không nó sẽ tan biến. Bây giờ hay chẳng bao giờ! Ngay lập tức! - đừng bị mất thời gian. Điều này có thể được làm ngay lập tức, bởi vì không cần bất kì chuẩn bị nào. Nó là cốt lõi bên trong nhất của bạn; mật này là của bạn, xạ này bị ẩn trong rốn bạn. Bạn đã mang nó từ việc sinh của mình, và bạn đã đi tìm và kiếm trong thế giới.
Lời kinh thứ tư:
Con vật không hiểu thế giới là nơi đáng thương,
Người trí huệ không như vậy,
Người uống nước cam lồ cõi trời
Trong khi con vật ham muốn nhục dục
Từ con vật là cách dịch của người Hindu cho từ Phạn pashu. Từ đó có ý nghĩa riêng của nó. Theo đúng nghĩa đen pashu nghĩa là con vật, súc vật, nhưng nó là biểu dụ. Nó bắt nguồn từ từ pash - pash nghĩa là tù túng. Pashu nghĩa là người đang trong tù túng.
Con vật là loại đang trong tù túng - tù túng của thân thể, bản năng, vô ý thức; tù túng của xã hội, tâm trí, ý nghĩ. Con vật là con đang trong cảnh tù túng.
Con vật không hiểu thế giới…
Làm sao chúng có thể hiểu được? Mắt chúng không tự do để thấy, tâm trí chúng không tự do để suy nghĩ; thân thể chúng không tự do để cảm. Chúng không nghe, chúng không nhìn, chúng không ngửi, chúng không sờ - chúng trong tù túng. Mọi giác quan đều bị què quặt, xiềng xích… Con vật không hiểu thế giới… làm sao chúng có thể hiểu được thế giới này? Thế giới này có thể được hiểu chỉ trong tự do. Khi không kinh sách nào là tù túng lên bạn, không triết lí nào là xiềng xích tròng vào tay bạn, và khi không có lí thuyết nào là nhà tù với bạn, khi bạn ở ngoài tất cả mọi tù túng, thế thì bạn có thể hiểu được. Hiểu biết chỉ xảy ra trong tự do. Hiểu biết chỉ xảy ra trong tâm trí không ồn ào huyên náo.
Con vật không hiểu thế giới là nơi đáng thương,
Và chúng không thể nào hiểu được rằng thế giới là một nơi đáng thương. Cái gọi là thế giới này do tâm trí tạo ra và dần dần là một ảo tưởng. Nó dường như vậy, nó có vẻ rất đẹp, nhưng nó chỉ có vẻ thôi - nó không thực như vậy. Nó là cầu vồng, đẹp thế, mầu sắc thế; bạn tới gần hơn và nó biến mất. Nếu bạn muốn nắm lấy cầu vồng; thì tay bạn sẽ trống rỗng, sẽ chẳng có gì cả; nó là ảo tưởng. Nhưng bởi vì vô ý thức mà chúng ta không thể thấy được điều đó.
Chỉ với nhận biết thì tầm nhìn mới nảy sinh; thế thì chúng ta có thể thấy chỗ nó chỉ là ảo tưởng và chỗ nó là chân lí. Bất kì hạnh phúc nào xảy ra bởi ngẫu nhiên bên ngoài đều là ảo tưởng, và bạn sẽ đau khổ qua nó. Nó là lừa dối, nó là ảo giác.
Bạn cảm thấy rằng bạn đang rất hạnh phúc với người đàn bà hay với người đàn ông sao? - bạn sắp khổ đấy. Chẳng chóng thì chầy bạn sẽ thấy rằng mọi hạnh phúc đều đã biến mất. Chẳng chóng thì chầy bạn sẽ thấy có thể bạn chỉ tưởng tượng ra nó, nó chưa bao giờ có đó. Có thể nó chỉ là giấc mơ, bạn đã tưởng tượng ra nó. Khi thực tại của người đàn bà này và người đàn ông này được lộ ra, bạn thấy hai con vật xấu xí đang cố gắng chi phối lẫn nhau.
Tôi đã từng nghe…
Một người phù rể đang cố gắng tối đa để khuyến khích chú rể. "Thần kinh anh ở đâu thế, anh bạn già?" anh ta hỏi. "Anh run như cầy sấy!" (Nguyên văn: Anh run như chiếc lá!)
"Tôi biết tôi đang run đây," chú rể nói, 'nhưng đây là lúc cực kì bồn chồn đối với tôi. Tôi có phải xin lỗi vì hoảng sợ không? Tôi chưa bao giờ lấy vợ trước đây."
"Tất nhiên anh chưa lấy vợ," người phù rể nói. "Nếu như anh đã lấy rồi thì anh sẽ còn hoảng sợ hơn là như anh bây giờ!"
Khi bạn nhìn vào cuộc sống, khi bạn quan sát cuộc sống, khi bạn học nhiều về nó, dần dần bạn sẽ cảm thấy vỡ mộng. Chẳng có gì cả… chỉ ảo tưởng vẫy gọi bạn. Nhiều lần bạn đã bị lừa rồi. Nhiều lần bạn lồng lên, bạn đi xa, để tìm chỉ cái không.
Nếu bạn tỉnh táo, kinh nghiệm của bạn sẽ làm cho bạn tự do với thế giới. Và bởi thế giới, nhớ lấy, tôi không ngụ ý, và Saraha cũng không ngụ ý, thế giới của cây cối và các vì sao và các dòng sông và núi non. Với thế giới anh ta ngụ ý thế giới mà bạn phóng chiếu qua tâm trí mình, qua ham muốn của mình. Thế giới đó là maya, thế giới đó là ảo tưởng, cái được ham muốn tạo ra, cái được ý nghĩ tạo ra.
Khi ý nghĩ và ham muốn biến mất và chỉ có nhận biết, tỉnh táo, khi có tâm thức mà không có bất kì nội dung nào, khi không có đám mây ý nghĩ, chỉ tâm thức - bầu trời - thế thì bạn thấy thế giới thực. Thế giới thực đó là cái mà tôn giáo gọi là Thượng đế, hay Phật gọi là niết bàn.
Con vật không hiểu thế giới là nơi đáng thương,
Người trí huệ không như vậy,
Người uống nước cam lồ cõi trời
Trong khi con vật ham muốn nhục dục
Nhưng khi bạn bị thất bại trong hi vọng của mình, khi bạn thất bại trong giấc mơ của mình, bạn nghĩ có thể giấc mơ này là sai, và bạn bắt đầu mơ giấc mơ khác…Khi bạn không được mãn nguyện trong ham muốn của mình, bạn nghĩ bạn đã không cố gắng đủ mức. Lần nữa bạn lại bị lừa dối.
Một người đàn bà ngồi trên chiếc xe điện để ý rằng người đàn ông ngồi cạnh mình cứ lắc đầu từ bên nọ sang bên kia như chiếc máy đánh nhịp. Tính tò mò của đàn bà cuốn hút gần hết cô ta và cô ta hỏi tại sao anh ta lại làm như vậy.
"Như vậy tôi có thể biết được giờ," anh chàng đáp lại. "Được, mấy giờ rồi?" người phụ nữ hỏi.
"Bốn rưỡi," anh ta nói, vẫn cứ lắc đầu. "Anh sai rồi, năm giờ kém mười lăm."
"Ô! Thế thì tôi phải bị chậm rồi!" người đàn ông trả lời và anh ta tăng tốc lên.
Đấy là cách mọi việc cứ diễn ra: nếu bạn không đạt tới cái gì đó, bạn nghĩ có thể bạn vẫn chưa làm đủ nỗ lực như cần thiết, hay tốc độ của bạn còn chậm, tinh thần đua tranh của bạn chưa đủ để đua tranh với người khác; bạn còn chưa hăng hái đủ mức, bạn còn chưa mạnh bạo đủ; rằng bạn còn lờ phờ và lười biếng; rằng lần sau bạn phải đem hết sức ra; rằng bạn phải cố gắng hơn - lần sau bạn phải chứng tỏ khí phách của mình.
Điều đó chẳng liên can gì tới khí phách của bạn cả. Bạn đã thất bại bởi vì thành công là điều không thể được. Bạn đã không thất bại bởi lí do về nỗ lực, tốc độ, hăng hái của mình - không. Bạn đã không thất bại bởi vì bạn có khiếm khuyết. Bạn đã thất bại bởi vì thất bại là khả năng duy nhất trong thế giới này. Không ai thành công cả. Không ai có thể thành công được! Thành công là điều không thể được. Ham muốn không thể được mãn nguyện. Và phóng chiếu không bao giờ cho phép bạn thấy thực tại, và bạn vẫn còn trong tù túng.
Bạn cũng kinh nghiệm cùng thất bại lặp đi lặp lại, như tôi đã kinh nghiệm. Bạn cũng kinh nghiệm cùng thất bại lặp đi lặp lại như Phật hay Saraha đã kinh nghiệm. Thế thì khác biệt là gì? Bạn kinh nghiệm thất bại, nhưng bạn không học được từ nó. Đó là khác biệt duy nhất. Khoảnh khắc bạn bắt đầu học từ nó, bạn sẽ là vị phật.
Một kinh nghiệm, kinh nghiệm khác, kinh nghiệm khác… nhưng bạn không gắn tất cả mọi kinh nghiệm lại với nhau ra, bạn không kết luận! Bạn nói, "Người đàn bà này đã chứng tỏ thật kinh khủng, thôi được - nhưng còn có hàng triệu đàn bà. Mình sẽ tìm người khác." Người phụ nữ này chứng tỏ một thất bại, bạn lại bắt đầu hi vọng, mơ mộng bạn sẽ tìm thấy người khác: "Điều đó không có nghĩa là tất cả mọi phụ nữ đều không đáp ứng nếu một phụ nữ đã không đáp ứng. Điều đó không có nghĩa là tất cả mọi đàn ông đều không đáp ứng nếu một đàn ông đã không đáp ứng." Bạn cứ hi vọng, bạn cứ hi vọng… Hi vọng cứ chiến thắng kinh nghiệm của bạn, và bạn chẳng bao giờ học được.
Một quan hệ trở thành tù túng… bạn cảm thấy rằng cái gì đó đã đi sai, lần sau bạn sẽ làm tất cả mọi nỗ lực để không làm nó thành cảnh tù túng. Nhưng bạn sẽ không thành công đâu, bởi vì thành công không phải là chính bản chất của mọi vật ở đây. Thất bại là khả năng duy nhất. Thành công là điều không thể được.
Cái ngày bạn nhận ra rằng thất bại là khả năng duy nhất - rằng tất cả mọi cầu vồng đều là giả và mọi hạnh phúc lấp lánh và sáng lên từ nơi xa xa và hấp dẫn bạn như nan châm chỉ là những giấc mơ, ham muốn trống rỗng, bạn đang tự lừa dối mình - cái ngày bạn nhận ra sự kiện này, việc quay lại, sự chuyển đổi, con người mới được sinh ra.
Với cái sập mạnh cửa và tiếng sột soạt giận dữ của váy phụ nữ, một bà vạm vỡ bước vào văn phòng đăng kí kết hôn.
"Ông có cấp hay không cấp giấy đăng kí cho tôi cưới John Henry?" bà ta cắn cảu, ném phịch tài liệu lên bàn.
Đăng kí viên xem xét nó kĩ hơn qua cặp kính. "Vâng, thưa bà," ông ta nói một cách thận trọng, "Tôi tin là tôi đã làm. Tại sao vậy?"
"Này, ông định làm gì nó đây?" bà ta la lên. "Nó đã trốn rồi!"
Mọi quan hệ đều chỉ đẹp trên bề mặt; sâu bên dưới chúng đều là một loại tù túng. Tôi không nói đừng có quan hệ với mọi người: tôi đang nói quan hệ, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng bất kì quan hệ nào đều sẽ đem cho bạn hạnh phúc. Quan hệ! Tất nhiên bạn sẽ phải quan hệ, bạn đang trong thế giới. Bạn phải quan hệ với mọi người, nhưng không quan hệ nào sẽ đem cho bạn hạnh phúc bởi vì nó chưa bao giờ tới từ bên ngoài cả. Nó bao giờ cũng bừng sáng từ bên trong, nó bao giờ cũng tuôn chảy từ bên trong.
Và Saraha nói: Người tin rằng nó tới từ bên ngoài là con vật; người đó là một pashu, người đó trong tù túng. Còn người nhận ra sự kiện là nó chưa bao giờ tới từ bên ngoài, bất kì khi nào nó tới thì nó đều tới từ bên trong, là được tự do. Người đó là con người; người đó thực sự là con người, người đó không còn là con vật nữa. Với tự do đó con người được sinh ra.
Con vật không hiểu thế giới là nơi đáng thương,
Người trí huệ không như vậy,
Người uống nước cam lồ cõi trời
Nước cam lồ cõi trời này là gì? Nó là biểu tượng của mật mà bạn đã có trong mồm mình - và bạn chưa từng nếm nó. Bạn không có thời gian nào để nếm nó. Toàn thế giới là quá nhiều, còn bạn chạy lồng lên từ chỗ nọ tới chỗ kia. Bạn không có thời gian nào để nếm mật đã có đó rồi.
Đó là nước cam lồ cõi trời; nếu bạn nếm nó, bạn ở trong cõi trời. Nếu bạn nếm nó, thế thì không có cái chết - đó là lí do tại sao nó lại được gọi là 'nước cam lồ cõi trời' - bạn trở thành bất tử. Bạn là người bất tử. Bạn chưa từng thấy điều đó, nhưng bạn là người bất tử. Không có cái chết, bạn bất tử. Bầu trời là bất tử; chỉ mây mới được sinh ra và chết đi. Sông được sinh ra và chết đi, biển bất tử. Bạn cũng vậy.
Saraha nói những lời kinh này cho nhà vua. Saraha không định thuyết phục nhà vua bằng logic. Trong thực tế anh ta đơn giản làm cho bản thể mình thành sẵn có cho nhà vua. Và anh ta đang trao cho nhà vua một động thái mới - nhìn vào Saraha. Mật tông là động thái mới để nhìn vào cuộc sống.
Và tôi chưa bao giờ bắt gặp cái gì sâu sắc hơn Mật tông.

Ads Belove Post