Chương 2. Con đường của Yoga và con đường của Mật tông

Chương 2. Con đường của Yoga và con đường của Mật tông

Price:

Read more

Osho - Thế giới Mật điển
Chương 2. Con đường của Yoga và con đường của Mật tông


Sự khác nhau giữa Yoga và Mật tông. Sự tiếp nhận và những kỹ thuật thiền định trên con đường rút lui làm sao biết đúng hướng. Làm sao xác tín những dấu hiệu thành công trong kỹ thuật đang áp dụng?
Ðó là những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm tránh những lầm lẫn, đồng hóa hay trộn lẫn hai phương pháp làm một hay cho rằng cái này là sản phẩm hoặc biến tấu của cái kia. Ðầu tiên, Tantra và Yoga. Tuy nguyên tắc và căn bản khác nhau nhưng cả hai đều tựa vào hành động, phương pháp thực hành. Cho dù cùng dựa vào kỹ thuật nhưng hai con đường chẳng những khác biệt mà còn hoàn toàn đối lập.
Hiểu một cách tường tận. Yoga nghiêng về phương pháp hay kỹ thuật chứ không thiên về triết học. Nó cùng quan điểm với Tantra:
Tất cả phải tùy thuộc vào hành động toàn bộ.
Nhưng kinh qua diễn trình thì khuynh hướng hoàn toàn khác nhau.
Con đường của Yoga là đấu tranh, là phủ nhận. Con đường của một chiến sĩ.
Trong khi Mật tông thì chấp nhận, không chống đối hay xung đột. Cái cần thiết là nhìn toàn diện vấn đề trong sự rõ biết tận tường để vượt ra ngoài vấn đề.
Yoga là kềm hãm, đè nén, che dấu những năng lực, không cho bộc lộ, phát tiết. Tantra thì tự do, hoàn toàn tự do, chủ động quan sát chính mình từ mỗi khoảnh khắc, mỗi sát na đều tỉnh thức, sáng tỏ. Xác định bạn là gì? Là ai? Yoga đòi hỏi tranh đấu với nội tâm để vượt ra ngoài. Phải hủy diệt cái bạn có: thân thể, bản năng, dục vọng. Ðể trở thành cái bạn sẽ có.
Mật tông, ngược lại, chấp nhận cái bạn đang là. Ðiều tối hậu: Không chống đối mà chấp nhận. Hãy để"Nó" nẩy mầm, chuyển biến, phát triển trong bạn cho đến đỉnh cao. Không có khoảng cách giữa bạn và bản thể.
"Nó" là một phần của sự trưởng thành, không ngăn cách giữa bạn và "thực"; đọa xứ và niết bàn; thiên đàng hay địa ngục... mà chỉ cần chuyển hoá. Với Mật tông, ta sống rõ biết với dục vọng và nhìn thẳng "Nó." Thế nên hãy hiểu biết và tôn trọng.
Trong Yoga bạn phải chiến đấu với bản ngã để vượt ngoài nhị nguyên, phải giết chết bản ngã để từ cái chết chuyển sang cuộc sống mới. Bạn sẽ được sanh ra lần nữa... "Sự tái sinh hay phục sinh của linh hồn" chứ không phải là thể xác là cái nhìn của Tantra. Còn Yoga đi sâu thẳm tận cùng của sự tự giết bản ngã, hủy diệt thân xác, ham muốn và... tất cả.
Tantra chấp nhận bạn là người có bản ngã và từ đó đi vào vô ngã. Một sự chấp nhận sâu sắc không che đậy. Không phát minh khoảng cách giữa mình và bản thể, giữa Ðọa xứ và Niết bàn.
Không có sự hủy hoại bản ngã. Tái sinh - chết - hay tồn tại đều không cần thiết trong Tantra. Cái cần thiết là Chuyển - Hoá - Tâm - Thức - Của - Chính - Mình. Thí dụ: Tính dục lúc nào cũng hiện diện. Ðó là nguồn năng lượng căn bản, xuyên qua nó bạn được cấu tạo hình hài và tính dục là năng lượng duy nhất bạn có. Thân xác bạn là tính dục. Tâm trí nhân loại, liên quan tới Tính dục. Vị trí căn để của mọi vấn đề lại chính là Tính dục! Trong Yoga, bạn cần chống đối, phải diệt dục. Loại bỏ dục chỉ để sáng tạo ra trung tâm năng lực nào khác nữa trong bạn?
Emaho!
Quả là một sai lầm. Càng chống đối, phân chia càng tạo ra xung đột. Càng thiết lập thêm cơ sở tạo thành hai cực đối lập. Nhưng Tính dục không phải là Trung Tâm Năng Lượng mà nó chỉ dùng để chuyển tải năng lượng.
Hãy thay đổi và chuyển hoá chúng. Vâng, bạn có thể cho ra, làm ra nguồn năng lượng nào đó. Nhưng nó đứng ngoài sự tồn tại của trung tâm lực. Theo Tantra bạn chỉ cần chuyển hoá theo chiều hướng mới, lành mạnh, chứ đừng nên xem nó là kẻ thù mà hãy tìm hiểu và nên làm hoà với nó.
Tính dục chỉ là dạng năng lượng; không có gì tội lỗi hay xấu xa. Năng lượng tính dục là tự nhiên, bạn không thể hủy diệt nó. Không thể nào hủy diệt năng lượng. Bạn chỉ có thể đơn giản trong quan niệm để chuyển hoá, và đưa nó vào chiều không gian mới, vào quan niệm mới, vào sức sống mới.
Ðiều quan trọng là năng lượng tính dục khi sử dụng, nó có lợi mà cũng rất nguy hiểm. Ðó là hai mặt của một vấn đề tùy theo cách bạn ứng dụng, hay đối xử với nó.
Ðè nén hay ham muốn đều là thái độ bệnh hoạn. Nó trở thành nỗi ám ảnh đưa ta từ tâm trạng này sang tâm trạng khác. Hãy nhìn nó với tất cả ý thức nhận biết. Vận hành ham muốn một cách sáng suốt, thông tuệ để chuyển hóa năng lượng từ trạng thái tiêu cực sang tích cực.
Bạn có thể xuyên qua Dục, nhưng vẫn bình thản, dường như nó tách rời khỏi bạn. Nó trở nên "không phải là vấn đề"; không phải là vấn đề để giải quyết. Bạn vẫn còn đó nhưng "vô hình thể" hiện hữu mà không hiện hữu.
Tantra không kêu gọi một cách dứt khoát và đơn giản như thế. Nó có vẻ như là sự khó khăn bởi vì làm sao để bạn đi vào ham muốn mà không bị dục lôi cuốn? Làm sao để hành động với Dục với đầy đủ nhận biết và tỉnh thức?
Tâm thức thường sợ hãi; lúc nào cũng cảnh giác, nhắc nhở, đề phòng: "Tính dục là nguy hiểm, là cạm bẫy, là tội lỗi, là hiểm họa" (bạn đã được dạy như thế). Không, tính dục không nguy hiểm. Bất cứ hiểu biết nào về tính dục qua tri kiến, tri thức hay định danh đều sáng tạo niềm sợ hãi trong bạn.
Sự thực bạn hiểu về mình một cách rõ ràng, rõ biết mình đã tự lừa dối như thế nào! Nhưng tâm trí chúng ta lại rất xảo quyệt và quá đỗi thông minh. Nó có thể làm bạn tự dối: "Ta hoàn toàn tỉnh thức trong từng phút giây. Rất ư là tỉnh táo trong mọi vấn đề. Không có gì có thể làm ta mất chủ động. Kể cả Tính dục và... nói chung là tất cả mọi thứ."
Ðó chỉ là tự trấn tỉnh và nó cũng chính là nguyên nhân làm cho bạn luôn luôn sống trong cảm giác bất an và sợ hãi.
Ðối với Tantra, không có sự sợ hãi, hay nói một cách khác, sự sợ hãi không tồn tại trong Tan tra. Sự sợ hãi chỉ tồn tại trong bản ngã, bản ngã chính là môi trường hoàn toàn thích hợp cho hoá thành sự sợ hãi và cũng chính là nơi trú ẩn tốt nhất, an toàn nhất cho nó.
Yoga kêu gọi bởi vì bạn còn tồn tại bản ngã nhưng bị tiêu diệt lại chính là phó bản, là Tính dục. Tính dục cần bản ngã để tồn tại. Bản ngã cần tính dục để thỏa mãn và chính bản ngã, chính nó làm tâm trí bạn tuởng rằng mình hoàn toàn bình thường nhưng... "hơi thông tuệ".
Khi tâm trí bị mất bình thường cho chúng ta cảm thấy mình bình thường. Ðối với những người sống vững vàng trên nền tảng nhân tính với lòng từ hoàn hảo, họ trong sáng với tính dục một cách tự nhiên. Ðối với Tính dục, họ thoải mái vì nó hoàn toàn bình dị, trường hợp này hoàn toàn khác hẳn.
Chỉ vì thèm muốn ái dục nên kềm hãm tính dục. Chỉ khi tâm trí bệnh hoạn về tính dục, tâm thức không lành mạnh về tính dục nên đành kêu gào tiêu diệt tính dục. Và Yoga vội vàng ra cáo thị: "Phải xa lánh Tính dục - Phải diệt Dục". Chân lý được xây dựng trên nền tảng chiến tranh với khẩu hiệu: "Chỉ có chiến tranh mới mang lại hoà bình" và chân lý xây dựng trên nền tảng "huynh đệ tương tàn".
Chúng ta không bình thường, không tự nhiên. Chúng ta bình thường một cách đầy bệnh hoạn, sự ham muốn của  được thể hiện bằng tất cả những vô lý, điên loạn mà cứ tưởng lúc nào cũng hành động thông minh và tự chủ.
Vì tất cả đều như nhau, giống nhau như những giọt nước thế nên chúng ta ảo tưởng rằng đây mới chính là sự thật. Một sự thật hẳn nhiên vì mọi người đều thế, một sự thật mặc nhiên được công nhận không cần văn bản xác định. Không cần xác định bằng một thông điệp hay hiến chương của Liên Hiệp Quốc vì đây là "nền tảng tư duy của Nhân loại".
Vì những thứ nhân danh ấy mà không thể cảm thấy hay nhận thức: "Chúng ta chỉ là những kẻ hoang tưởng - Tâm thức chúng ta đang điên loạn, đang đau khổ trong sự ám ảnh của Dục tính."
Bằng sự hiểu biết bình thường; bạn có thể cảm nhận được ngôn ngữ Yoga. Bạn cũng biết rõ ràng: "Sức hủy diệt của tính dục mạnh như thế nào." Nếu lệ thuộc nó bạn trở thành nô lệ, dục tính sẽ biến bạn thành con vật.
Khi buông trôi vào bản năng chắc chắn bạn không còn tự chủ và rơi vào trạng thái vô ý thức. Điều này có lẽ bạn đã có kinh nghiệm? Tính dục từng làm bạn tổn thương.
Do đó khi Yoga báo động một cách quyết liệt, nó kêu gọi đấu tranh, bạn hiểu ngay lập tức vì đó là sự đối kháng một kháng cáo dễ dàng kêu gọi và có tính cách thuyết phục nhất, tuy hơi cực đoan. Tantra thì khó hơn là làm sao để đồng hành với nó mà không bị lôi cuốn.
Yoga có nghĩa là đặt hai món chung vào nhau; hay hai vật cùng hiện hữu và đầy đủ nhị nguyên.
Với Mật tông, hai vật vẫn là hai, nó không thể kết hợp với nhau. Thử thí dụ bạn đang nổi giận, Mật tông không khuyên bạn đừng nổi giận mà nên mạnh bạo nổi giận, nổi giận trong cái rõ biết.
Khi đó, sự nổi giận sẽ trở thành lòng bi. Và chính sự nổi giận lại là lòng từ cực mạnh. (Tôi nghĩ bạn nên suy gẫm kỹ về điều này).
Khi sự điên cuồng đã trở thành tự nhiên thì sự kiện "không phải điên" trở thành bất bình thường. Trong cuộc sống này cái gọi là tự nhiên lúc nào cũng ở số nhiều cho nên những người được xem là "bất bình thường" quả thật hiếm hoi.
Giận dữ là bình thường - trái ngược lại - là bất bình thường? Buddha, Jesu là bất bình thường. Họ ở giữa chúng ta nhưng họ không thuộc về thế giới của chúng ta nên họ bất bình thường? Sự bình thường đã trở thành căn bệnh truyền nhiễm do tâm trí nghèo nàn phát minh qua cái mà Yoga gọi là sự sáng tạo.
Ðừng lệ thuộc vào giác quan mà chỉ cần nhận biết. Nhận biết cái gì còn ẩn phía sau giác quan, nếu không sự thấy sẽ trở thành vấn đề. Những ám ảnh sau khi ghi nhận những ảnh hình, những đối tượng, thuộc về tính dục, ta sẽ vội vàng cho rằng đôi mắt mình bị quỷ ám.
Nó khiến cho bạn muốn nhìn, làm cho bạn ham muốn... Bạn bị mê hoặc nên mù quáng trong cái thấy. Khi cảm nhận những điều trong quá khứ là sai lầm, bạn đau khổ vì những sai lầm, tức thì bạn muốn hủy diệt, hủy diệt tất cả, hủy diệt những gì bạn cho là phương tiện của cái thấy. Bạn cho rằng chính cái thấy làm bạn sai lầm. Bạn muốn hủy diệt, muốn chạy trốn tất cả: đôi mắt, đối tượng... những gì có liên quan.
Quả thật sai lầm. Bạn càng chống đối vô tình bạn tạo mảnh đất mầu mỡ cho sự muốn thấy phát triển. Bạn vô tình tập trung vào đôi mắt "một cách rất ư là... vô ý", để bạn tự do ngấm ngầm quan sát một cách "rất vô tư", quan sát ngày càng nhiều qua thầm lén.
Diễn tiến của mặc cảm tội lỗi sẽ dẫn đến sự cảm nhận tội lỗi nhiều hơn, để trong tội lỗi chất chồng thêm mặc cảm phạm tội và quyết định buông thả mình vào dục vọng trong cái biện minh "không thắng nổi sức mạnh của nó".
Ðể rồi bạn đi đến tự hủy diệt trong mặc cảm. Tất cả đều giống nhau, có khác nhau chăng chỉ là dạng thức và chẳng qua bạn ngộ nhận về năng lực của trung tâm tính dục.
Mắt chưa hề là cái thấy, hay sự thấy, đơn giản chỉ là cánh cửa, chỉ là cánh cửa sổ nhỏ mà con người mộng mơ gọi là "cửa sổ tâm hồn".
Ðơn giản là cánh cửa nên diễn tiến những trạng thái trong bạn dễ dàng xuất hiện. Tantra chấp nhận tất cả. Dù anh là ai, bước đầu căn bản hoàn toàn chấp nhận, xuyên qua chấp nhận bạn sẽ trưởng thành, bạn mới có thể sử dụng năng lượng và hiểu cách ứng dụng nó. Và chỉ khi nào biết chấp nhận, chúng ta sẽ dể dàng khám phá và biết năng lượng là gì, tính dục là gì hay hiện tượng năng lượng là gì.
Chúng ta chưa biết gì về điều đó. Chúng ta chỉ hiểu qua giáo dục của trường lớp và xã hội. Chúng ta tham dự vào hoạt động tính dục nhưng với tâm trí không thuần khiết mà trong mặc cảm tội lỗi.
Chúng ta tham dự trong trạng thái kiềm hãm, căm ghét, vội vàng, hoạt động như một hệ thống đã được lên chương trình. Khi hoàn tất, sự việc giống như vừa trút một gánh nặng, hay như vừa làm xong một bổn phận, một nghĩa vụ.
Hoạt động tính dục vẫn tiếp tục xảy ra như một đáp ứng của bản năng. Không có sự nhạy cảm của tình yêu, cái đẹp. Tất cả mọi động thái đang xảy ra chung quanh, bạn không thể hiểu được, không thể nào bạn hiểu được.
Ngoại trừ bạn là người mẫn cảm sâu sắc, ngoại trừ bạn đang ở trong trạng thái lắng đọng của cảm xúc, hoặc bạn đang trong trạng thái chuyển động vận hành, có thể trong sự thấm nhuần của yêu thương sẽ cho bạn thấu triệt được điều ấy!
Bạn cho rằng bạn hiểu "tính dục"? Bạn chỉ có thể hiểu như nhà thơ đi dạo giữa vườn hoa. Bạn có thể đi ngang nghe được hương trong gió với đôi mắt nhắm nghiền. Trong cái vội vàng thoáng chốc ấy, bạn đã rời khỏi khu vườn xinh đẹp, thế thì làm sao bạn kiểm soát được hành động mà cho là tỉnh thức, là nhận biết.
Tantra chấp nhận, bất kể bạn là gì, bạn là ai.
Bạn chính là nguồn năng lượng bí ẩn vô cùng vĩ đại trên mọi phương diện.
Tất cả những điều này sẽ phong phú hơn nữa khi sự trực nhận được xảy ra trong chiều thứ tư. Hãy đối diện với "tính dục", sống trong nguồn năng lượng đó bằng cả tâm hồn, cho phép mọi việc xảy ra, với sự nhạy cảm, với tự do tâm trí, với tất cả sự duy trì tỉnh thức để bạn không bị phân chia, để bạn thật sự yêu thương, như yêu thương chính bản thể mình trong trọn vẹn của sự hiểu biết. Mỗi một ham muốn là cỗ xe đưa bạn vào thế giới phân chia, và mỗi năng lượng lại là sự trợ giúp. Ðể rồi cả thế giới đều là đền thờ, là nơi thánh thiện, tinh khiết và sáng trong.
Yoga là từ bỏ, là phủ định.
Tantra là chấp nhận, là khẳng định.
Yoga nghĩ đến những điều phân chia tạo ra những phân biệt tốt-xấu, thánh thiện-tội lỗi, bác bỏ-chấp nhận và cứ thế tiếp tục tìm kiếm sự rối loạn để tranh đấu. Ðó là lý do Yoga còn có nghĩa là "Ðặt để hai sự việc mâu thuẫn, và làm cho chúng gặp nhau". Như thế lại có nghĩa là thế giới nhị nguyên lúc nào cũng tồn tại: "Ðấu tranh với bóng tối", "Ðấu tranh với giận dữ", "Ðấu tranh với căm ghét", "Ðấu tranh với Tính dục". (Mà kỳ thực những thứ ấy đâu cần bạn tranh đấu!)
Toàn bộ là những cuộc đấu tranh với cái gọi là tiêu cực, thường xuyên làm ra những cuộc chiến tranh, tiếp diễn những cuộc đấu tranh mãi mãi vô cùng tận không bao giờ kết thúc vì không thể kết thúc. Tantra không có biên giới vì cái vĩnh hằng không có biên giới. Tantra có nghĩa "sự lộ diện".
Tantra chỉ hỏi "Tại sao lại chấp nhận để cho nhị nguyên phát triển và tạo điều kiện cho nó lộ diện và mạnh thêm hơn?" trong khi có thể tự quyết định "Giữa làm tan biến ngã chỉ trong giây phút và xuyên qua bản ngã bạn trở thành một. Không cần thông qua, đấu tranh hay từ bỏ". Chấp nhận thế giới, chấp nhận thân vật lý và tất cả những gì tự nhiên là chấp nhận cái sẵn có bên trong bạn.
Ðừng sáng tạo thêm bất kỳ một trung tâm nào khác. Ðó là Vô minh. Ðừng sáng tạo thêm bóng tối cho tâm trí mà chỉ nên quan sát bạn là gì, bạn là ai. Nếu phân chia để đấu tranh, bóng tối ắt phải đến.
Ðừng đấu tranh với bóng tối mà hãy đem ánh sáng vào. Một điều rất dễ hiễu là khi bóng tối lui dần, tan biến tức thì ánh sáng tiềm ẩn sẽ lộ diện. Do đó rất khó khăn để tìm được một Yogi vượt khỏi vô minh. Họ vẫn cứ tiếp tục thuyết giảng, tiếp tục hô hào vô ngã nhưng không bao giờ họ là người sống trong cái thường hằng.
Trong tất cả những quá trình kinh qua điều là những sáng tạo vô minh. "Ðấu tranh là quá trình diễn biến trong tâm thức". Càng chống đối càng tạo thêm sức mạnh cho cuộc chiến trường kỳ. Bóng tối đến - Bạn là người thắng trận trong cuộc chiến? Bạn trở thành "Vô minh tối thượng" vì bạn là kẻ thống trị Vô minh!
Khi bạn giận dữ, Tantra không khuyên bạn đừng nóng nảy mà khuyên bạn hãy giận dữ bằng cả trái tim nhưng phải nhận biết năng lượng căm ghét - phẫn nộ đang xảy ra trong tim anh .
Tỉnh thức trong giận dữ đó là phương pháp biến đổi năng lượng tính dục. Nếu bạn nhận biết sự giận dữ, bạn sẽ được chuyển hoá vì năng lượng tràn đầy phẫn nộ lại chính là "năng lượng tràn ngập thương yêu".
Nếu bạn chống, bạn đánh mất cơ hội chuyển hoá. Nếu bạn thành công trong sự đấu tranh, kềm hãm, đè nén, bạn chỉ là một xác chết biết đi.
Nếu không có Tính dục, tình thương không có lý do tồn tại vì tính dục bị hủy diệt và  nguồn năng lượng nuôi dưỡng tình yêu cũng bị triệt tiêu.
Nếu  chúng ta chấp nhận Tính dục như một phần của cuộc sống tự nhiên tức thì năng lượng tính dục chuyển hóa thành năng lượng của yêu thương.
Có lẽ toàn bộ cuộc sống chúng ta không trọn vẹn bởi vì nơi nào không có thương yêu thế giới ấy không vĩnh hằng; nơi nào không có thương yêu ở đó không có giải phóng; nơi nào không có chân lý nơi đó không có tự do.
Sự chuyển hóa năng lượng là cầu nối từ chiều chuyển động này sang chiều chuyển động khác. Loại bỏ trần gian thì không còn Niết bàn vì Niết bàn chính là trần gian được chuyển hoá.
"Tại sao lại chống đối, loại bỏ năng lượng căn bản? Chính nó lại là khởi điểm xuất phát sức mạnh của năng lực vĩ đại, sức mạnh tiềm ẩn bên trong hạt giống". Bạn thử nhìn một hạt giống xấu xí, mong manh, yếu đuối nhưng khi được chăm sóc gieo trồng, nó tỉnh giấc và nẫy mầm. Những đóa hoa rực rỡ lại tiếp tục nở ra phục vụ cái đẹp cho cuộc sống.
Ðừng! Ðừng vội vứt bỏ những hạt giống. Bạn có nhận ra rằng mình đang hủy diệt những đóa hoa trong nó. Chẳng qua vì nó chưa được trưởng dưỡng, nên chưa có cơ hội phục vụ cái đẹp cho bạn.
Bạn chính là hạt giống chưa nẩy mầm. Mầm là con người bên trong bạn. Hãy làm cho con người bên trong bạn nở hoa cho dù muộn. Vậy đầu tiên hãy chấp nhận bạn với sự hiểu biết sâu sắc và mẫn cảm. Ý thức trọn vẹn "Sự bệnh hoạn của tâm thức phải cần được chuyển hóa".
Những ngôi chùa ở Puri - Konarak có "Maithun", những tranh tượng lõa thể với hình ảnh những vị thần phối ngẫu được vẽ thẳng trên tường. Vô lý! Một việc không thể chấp nhận được. Christian lẫn Islam... đều lên tiếng chống đối, văn minh Hindu cũng rơi vào mặc cảm tội lỗi.
Họ bối rối vì chính họ sáng tạo ra tôn giáo mới - một pha trộn "Hindu - Christian", một thất bại tồi tệ nhất vì "Christian"thì tốt nhưng "Hindu - Christian" quả là kỳ dị. Hindu bối rối. Họ đề nghị nên hủy diệt những ngôi chùa này với lý do - Nó không phải là tôn giáo của chúng tôi.
Ðúng như vậy. Hình như những bức họa linh thiêng không còn là của họ. Vì Tantra đã không còn sống trong trái tim họ trong một thời gian quá dài. Dài đủ để cho quá khứ lụi tàn thế nên, trong nhiều thế kỷ qua, "Tantra không còn trong họ, chỉ có Yoga mới thực sự hiện hữu"  và Tantra thì "Ðến ngưỡng cửa Tình yêu, hãy nghĩ rằng bạn đang bước vào mội nơi linh thiêng và thánh thiện". Ðó là lý do tại sao có hình ảnh khỏa thân, hòa hợp tính dục làm biểu tượng cho những bí mật, huyền diệu lại xuất hiện trên vách những ngôi đền linh thiêng.
"Khi bạn bước vào ngưỡng cửa của sự hợp nhất, đó là sự hài hòa không còn đối tượng."
Ðược kết hợp trong tâm thức, bạn cảm nhận một thế giới không có biên giới. Trống rỗng vô cùng tận, tuyệt diệu. Hai phân tử nguyên tố điện từ không thể tách rời, nó tự hài hòa và trở thành một. Không còn sự đối lập trong năng lượng - Hai cực đối nhau trong cái hài hoà tuyệt diệu của đỉnh cao.
Hỗ tương vào đúng thời điểm duy nhất, những năng lượng đã gặp gỡ một cách toàn hão toàn vẹn. Trong Dương tính có Âm tính - Trong Âm tính có Dương tính.
Ðó là "Phúc lạc tuyệt đỉnh", sự phối hợp toàn hảo giữa hai cực - Không phải là Vật lý cũng không phải là tính Dục.
Ðó là sự tồn tại hai năng lượng đồng gặp gỡ trong cùng trình độ tâm thức để đồng thời tan biến. Nếu dòng điện mất, có nghĩa mất một "đơn vị cấu tạo tổ chức vận hành cả thế giới". Ðừng nhìn trong quan niệm những cực đối lập nhau, cực âm và cực dương, mà hãy nhìn bên trong mạch vận hành, nó tạo thành sự chuyển động vòng quanh và thế là dòng điện xuất hiện.
Ðối với Tantra tất cả điều linh thiêng! Không có gì không thánh thiện -"Người không tín ngưỡng tất cả mọi thứ điều không thánh thiện"-"Người có tín ngưỡng thì, điều tốt là thiên đàng, và xấu là điạ ngục." Đối với Tantra, tất cả điều là bình đẳng là linh thiêng là thánh thiện.
Một người truyền giáo Christian, ở với tôi vài ngày, ông ta nói: "Chúa sáng tạo ra thế giới." Tôi hỏi: "Ai sáng tạo ra sự đau khổ?" Ông trả lời: "Sa - tăng." Tôi truy vấn: "Ai sáng tạo ra Sa-tăng." Ông ta ngẩn ra, và nói: "Ðương nhiên Chúa sáng tạo ra Sa-tăng."
Ðiều này được đặt ra với vấn đề hết sức căn bản: Sa-tăng tạo ra đau khổ và Chúa tạo Sa-tăng. Vậy ai mới thực sự là "Người tạo ra đau khổ - Sa-tăng hay Chúa?"
Ðó là cơ bản của nhị nguyên; một giải pháp thuộc hệ thống logic thường đưa đến chỗ phi lý.
Tantra: "Chúa và Sa-tăng" không phải là hai. Thật sự đối với Tantra không có gì là tội lỗi, địa ngục mà tất cả đều hoàn hảo, tuyệt diệu và thánh thiện. Ðó là triết học phi nhị nguyên trong cái nhìn phi nhị nguyên.
Không còn có sự hoàn hão vĩnh hằng trong thế gian, trong vũ trụ vì tất cả đều là thế.
Tantra là đi thẳng vào cuộc sống, đi thẳng vào lòng người, đi thẳng vào nhân loại để chia sẻ sự tuyệt mỹ của thế giới.
Tantra là "Ðạt cái tuyệt đỉnh và ngoài nhị nguyên ra ngoài nhận thức. Điểm chính yếu của nó là lưỡng tính, là trung đạo".
Xin các bạn làm ơn hiểu những từ ngữ như Luân lý - Vô luân lý - Phi luân lý. Các bạn đã được dạy thế nào là đạo đức và không đạo đức nhưng rất khó để hiểu được "phi đạo đức" là gì.
Một người mang trọng bệnh, lên cơn sốt, họ tìm y sĩ để điều trị. Ông ta nói rằng: "Ðầu tiên hãy làm hạ cơn sốt. Khi nào bạn cảm thấy điều hoà và khoẻ lại. Hãy đến tôi sẽ cho thuốc."
Một tên trộm đến với vị thánh: "Con là kẻ trộm, xin ngài chỉ cho con làm sao để thiền định." Vị thánh nói: "Ðầu tiên anh hãy bỏ nghề nghiệp tội lỗi đó đi! Làm sao anh có thể thiền định nếu anh còn là tên trộm."
Người nghiện ngập đến và nói: "Con đau khổ, xin ngài hãy ban cho giáo huấn để điều trị tâm thức. Làm sao để con có thể thiền định." Vị thánh nói: "Anh phải rời khỏi tình trạng nghiện ngập, chỉ có như vậy tôi mới có thể dạy anh!"
Họ là những người bệnh hoạn, những kẻ bị xáo trộn tâm thần chứ không phải là vị Thánh. Nhưng ông ta phán: "Ðầu tiên bình phục tốt đẹp rồi đến với Thiền định." Dường như đó là lập trường hợp lý - quan điểm hợp lý - đúng đắn và sâu sắc nhất.
Nếu bất cứ điều gì cũng phải hoàn thiện trước rồi chuyển hóa sau, thế thì tội lỗi từ đâu tới và nó xuất hiện như thế nào? Thiền định là viên thuốc, là năng lượng để trị liệu để chuyển hóa, cân bằng và đem lại thoải mái! Nếu tất cả đều tốt đẹp thì ai, ai là người cần đến thiền định?
Kỹ thuật đòi hỏi sự nỗ lực chắc chắn và hoàn tất nơi bạn. Bạn phải vận dụng tất cả sức mạnh quyết tâm của mình để cân bằng, cứu vãn sự xáo trộn nội tại trong bản thể bạn một cách sáng tạo. Nếu kỹ thuật phù hợp, nó sẽ làm cho bạn hiểu rõ tất cả những gì về bạn. Tâm thức hay sự điên cuồng của bạn bộc lộ ra ánh sáng; và đó là lần đầu tiên bạn tự phát hiện chính bạn là gì!
Bất cứ những gì cần phải làm vấn đề đòi hỏi nơi chúng ta rất quan trọng, cần thiết và cơ bản. Những tồn đọng của quá khứ, những nhiễu loạn, những dự định tương lai, sự mất cân bằng trong hiện tại sẽ quấy rối. Bạn phải tự mình quyết định điều chỉnh và chuyển hoá chúng bằng con đường quy thuận.
Trên con đường quy thuận, chỉ có một yêu cầu: đòi hỏi sự quy thuận toàn diện, quy thuận hoàn toàn triệt để. Không khoan nhượng dù nửa mùa hay một phần. Quy thuận là quy thuận, là dứt khoát bản ngã phải rơi rụng. Có nghĩa bạn không còn nữa... hay nói một cách khác, bạn không còn tồn tại.
Trong 112 kỹ thuật không nói về "sự quy thuận". Tại sao Shiva không nói về điều này.  Có lẽ vì không có gì để nói, không có gì để làm, không có ai để giúp đỡ và vì chân lý tự hiển bày.
Bản thể của Devi chắc chắn tự hiển lộ tự tánh sẵn có nơi cô ta. Tự trong chính Devi chân lý tự hằng hữu nên Devi đạt đến Shiva không cần qua phương pháp Thiền định mà chỉ cần quy thuận. Chúng ta phải ghi nhớ điểm quan trọng này.
Những thắc mắc, những vấn đề Devi nêu ra không phải cho chính cô ta mà cho toàn bộ những hiện diện trong cuộc sống. Devi đã tỉnh thức, đã hoà nhập sự sống với Shiva, đã hoà tan vào ánh sáng rực rỡ của Shiva.
Cũng có thể đặt ngược vấn đề trong chiều hướng khác: Nếu Devi đã tỉnh thức thế thì sao cô vẫn hỏi? Những nghi vấn này thực sự  không phải cho bản thân;  mà cô đang trình bày cho toàn thể thế giới không cần thông qua Shiva.
Nên nhớ: Devi đi bằng con đường quy thuận. Devi không biết gì về kỹ thuật. Chính trong sự quy thuận Devi đạt đến tỉnh thức qua sự yêu thương toàn diện và mãnh liệt. Toàn bộ quy thuận của Devi là thổn thức, hiến dâng toàn diện cho yêu thương. Tình yêu tuyệt đối bao la, vây bọc tồn tại chung quanh mọi hình thể. Có nghĩa tình yêu nuôi dưỡng cô.
Devi trưởng thành trong tình yêu và cô không cần một thứ gì nữa. Năng lượng Nữ, tạo ra tình yêu thiêng liêng. Hạnh phúc và sống động cho dù người yêu có hiện hữu hay không. Ðiều đó không cần thiết vì tình yêu lúc nào cũng tồn tại trong tim cô.
Với Tình yêu Devi đạt đến sự tỉnh thức mà trong đó người yêu và người được yêu đã hoà nhập và trở thành một. Ước vọng của Devi là Tình yêu và tình yêu là Thượng đế, là Chân lý cho yếu tố Nữ. Ðó có thể là lý do Devi không cần biết gì về kỹ thuật. Shiva nói đến những điều liên quan đến 112 kỹ thuật mà không nói gì về sự quy thuận về việc buông bỏ Bản ngã. Vì thực ra không cần đến những thứ đó.
Sự thực đúng như vậy! Bạn chỉ quy thuận khi tất cả mọi ứng dụng trở nên vô dụng, trống rỗng và không thể hiểu bất kỳ phương pháp nào. Cho dù nỗ lực đến tận cùng, bạn đã cố gắng hết sức mình, đã gõ nhiều cánh cửa, đã qua nhiều đoạn đường. Cuối cùng vẫn không có con đường nào dành riêng cho bạn.
Bạn chấm dứt sự tìm kiếm mệt mỏi, mất niềm tin và hoàn toàn tuyệt vọng. Không còn hy vọng vào bất kỳ sự giúp đỡ nào. Ngay thời điểm đó, đúng lúc bạn hoàn toàn giao phó, không chống cự, tức thì sự quy thuận lộ diện một cách tự nhiên không gắng sức. Ðó là lúc toàn thể bản ngã bị đánh rớt không lưu lại bất kỳ một vết tích nào."
Vì vậy, con đường quy thuận còn được gọi là "Con đường không phương pháp". Khi quy thuận bạn trở nên cởi mở "Trí Huệ Toàn Trí" xuyên qua như bạn là Pháp khí. Các năng lực thiêng liêng xuyên qua bạn tràn ngập vào ra không ngăn ngại.
Nhưng quy thuận là gì? Nó vận hành như thế nào? Nếu quy thuận có tác dụng có ích lợi thế cần gì đến 112 phương pháp hay kỹ thuật? Vô ích!
Tri thức sẽ hỏi những điều đại loại như thế. Rồi nó sẽ tự giải quyết "Ðược rồi! Vậy ta sẽ chọn con đường quy thuận, tốt hơn mà không phải tốn công sức tìm kiếm những phương pháp và ai lại có thể xác tín được rằng kỹ thuật sẽ thích nghi với tôi?"
Khi cái tôi không thiết lập; sự quy thuận sẽ xuất hiện. Bạn hoàn toàn sáng trong; trong trạng thái vô danh tính. Ði sâu vào bản thể; bạn tiếp tục suy gẫm, khai thác và tìm hiểu "Tôi ở đâu? Thế nào là vượt khỏi thời gian, và vô minh là gì?"
Rinzai đến bên thầy và nói: "Xin thầy dạy cho con tự do." Thầy trả lời: "Hãy đưa bản ngã con ra. Nếu con hình thành và định danh được nó, ta sẽ giải phóng cho con và con được tự do. Thực sự con đã tự do, danh từ tự do bản thân nó không phải là tự do. Sự thật của tự do từ chính con.
Tự do chỉ  là trò chơi của ngôn ngữ. Tự do tâm trí, tự do thoát mọi cấu trúc, hình thể, tự do vượt khỏi thời gian, tự do và tồn tại ngay bây giờ và tức thì.
Tự do chỉ được tìm thấy từ chính bản ngã con. Hãy tìm bản ngã ở đâu. Con đang  ở đâu? Sau đó đến tìm ta! Đó là Thiền định. Bây giờ hãy đi đi và Thiền định.
Rinzai đi vào rừng sâu. Tuần qua tuần, tháng qua tháng trôi đi. Rồi quay trở lại trả lời thầy mình: "Con không phải là hình hài được cấu trúc này. Con chỉ khám phá được điều này. " Vị Thầy nói: "Thế là tốt, nhưng con cần phải tự do hơn nữa. Hãy đi và cố gắng tìm hiểu thêm."
Rinzai tiếp tục nghiền ngẫm để rồi vào một ngày đẹp trời; ông đến và nói: "Con không phải là Tâm trí. Con đã quan sát: Tư tưởng và người quan sát khác nhau. Vậy con được tự do?
Vị thầy nói: "Bây giờ con hiểu và đi vào chiều sâu của vấn đề. Nhưng thực sự chỉ mới 3/4 cốt lõi đoạn đường của tự do, của sự giải phóng, giải thoát tâm thức. Hãy tiếp tục thiền định." Người học trò đi vào tư duy: "Ta không phải là thân xác này, ta không phải là tâm trí này, mà chính là cái ta đã từng là linh hồn, là Ngã."
Trong sâu thẳm của tư duy, ông chợt hiểu rằng: "Không có Ngã - Không có cái gọi là linh hồn. Và vô ngã là... "Vấn đề trở nên đơn giản - Những danh từ Triết học và cái gọi là Ý thức hệ trở nên sáo rỗng. "Sống đã là hiểu biết, là tri thức, là tâm hồn là yêu thương, là... là..."
Ông vội chạy đến vị thầy, la lên: "Bây giờ, không còn gì cả. Tất cả rỗng không." Thầy nói: "Bây giờ đến lúc ta có thể cho con kỹ thuật làm sao để được tự do." Rinzai nói: "Bây giờ con là tự do - không có ranh giới giữa tự do và không tự do. Con là bầu trời, là sự rỗng rang. Không có gì để thuyết phục và không thuyết phục."
Chỉ khi nào không còn gì cả, thì chính cái không còn ấy lại là tự do. Nếu bạn còn có cái gì; hẳn vẫn còn bị giam hãm trong những điều kiện và vẫn còn  tự ép mình vào sự hạn hẹp. Xin hãy là một không gian trống như một gian phòng sẵn sàng để bày biện. Bạn sẽ tự do; đó là điều hẳn nhiên.
Rizai nói: "Con không hiện hữu nhưng con vẫn tồn tại ở khắp mọi nơi." Ðó là tự do đầu tiên và Rinzai nối liền bước chân thầy, Rinzai hỏi: "Tại sao thầy nói là lần đầu tiên con đã sờ chân ngài rất nhiều lần."
Vị thầy nói: "Khi con ở đó, ta lại ở đây, làm thế nào con có thể chạm vào chân ta, trong khi con dậm chân một chỗ. Ngã hay cái tôi nó cứ vẫn liên tục cho con cảm giác về tự ngã.  Chẳng có gì thay đổi, thậm chí còn bành trướng thêm hơn nữa. Giờ con đã trở thành vũ trụ, con đã tràn qua biên giới của bản ngã, không gian đã thuần khiết. Ðó cũng là Tự do đầu tiên và cuối cùng."
Khi buông bỏ, bản ngã sẽ tự rơi rụng, bạn là thung lũng không chiều sâu, vô tận, vô biên. Sức sống hiện diện như đã từng hiện hiện, sự việc bổng như rõ ràng hơn, mãnh liệt hơn như vừa chợt xuất hiện, tràn ngập, ngập tràn khắp mọi chốn, mọi nơi.
Sức mạnh thiêng liêng chuyển động xuyên suốt không ngăn ngại bởi thân vật lý. Tâm thức vượt đến đỉnh cao nhất, không còn sự phân biệt hay không phân biệt. Thật sự không còn gì tồn đọng trong ta nữa. 
Có thể nói: Sự quy thuận Thầy là quy thuận tiểu ngã. Vị thầy chia sẻ cho bạn trạng thái để có thể cảm nhận sức sống huyền diệu; hoàn toàn thực trong sự  thực của chính nó để cho niềm hạnh phúc tuôn tràn vào tâm hồn bạn một cách tức thời. Nếu bạn không nhận biết sự thực ấy hay chưa thể nhận biết - bất cứ ân điển vi diệu nào từ vị thầy, có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng, có nghĩa bạn chưa buông bỏ bản ngã để bước vào trạng thái tiểu ngộ.
Có rất nhiều giai thoại tưởng chừng như vô nghĩa, chẳng qua chúng ta không hiểu sự vận hành của trạng thái xảy ra trong bất ngờ hay đột ngột trong cái nhìn ngạc nhiên của trẻ thơ khi khám phá cái vô bờ bến của đại dương.
Thiền sư Mahakashyapa đến chạm đầu vào tay của đức Phật, một trạng thái kỳ diệu xảy ra. Không thể định nghĩa, không thể diễn tả. Không cần đến bất cứ một triết thuyết nào mà ông dường như vỡ tung ra. Rạng rỡ, vui mừng, ca hát, nhảy múa với những điệu vũ bất quy tắc.
Ananda thắc mắc và hỏi Ðức Phật: "Sự việc gì đã xảy ra trong ông ta. Con đã từng sống với Ðức Thế Tôn hơn 40 năm. Là thị giả của ngài, đã sờ chân ngài hàng vạn lần. Thế thì tại sao con không cảm nhận bất cứ điều gì cả. Ông ấy điên hay vì muốn chọc giận người khác?"
Đức Phật nói: "Này Ananda, vị thiền sư này dù trông giống như điên cuồng nhưng có thể nói ông ta hoàn toàn buông xả. Ananda, tuy ông ở với ta hơn 40 năm, đó là chuyện của ông. Nhưng vấn đề lại ở chỗ, ông  chính là anh em của ta, là anh em của Buddha."
40 năm trước đây Ananda đến với Ðức Phật nói: "Con là anh em của ngài. Khi nào ngài làm phép quán đảnh điểm đạo trong Tăng đoàn con sẽ làm đệ tử ngài. Nếu như ngài bằng lòng cho con ba điều kiện. Con sẽ hướng về ngài mà quy y và con sẽ không còn là người anh em của ngài nữa: Con là người lúc nào cũng ở bên cạnh ngài, xin ngài giữ lời hứa không được bảo con đi nơi khác. Con được ngủ cùng phòng, bất cứ nơi nào ngài nghỉ, ngài không ra lệnh cho con đi ra ngoài. Con phải dính liền ngài như một cái bóng.
Bất cứ ai, bất cứ lúc nào con đưa ai đến, ngài đều trả lời bất cứ thắc mắc nào của họ. Ngài không được nói lúc này không phải là thời gian thuận tiện. Ðức Phật bằng lòng cho con ba điều kiện, trong khi con vẫn còn là anh em của ngài. Nên con tuy là đệ tử của ngài, con phải vâng lời ngài. Nhưng, con vẫn còn là anh em của ngài."
Buddha hứa với Ananda và điều đó là khoảng cách, là ranh giới giữa anh và em; giữa thầy và đệ tử. 40 năm Ananda hầu cận Ðức Phật không rời nữa bước. Nhưng sự huyền diệu của tinh thần quy thuận chưa bao giờ hình thành bên trong Ananda.
Ananda hỏi: "Tại sao con chưa giác ngộ?" Ðức Phật trả lời: "Này Ananda! Cho dù đến lúc ta nhập diệt ông cũng không thể Giác Ngộ." Và sự thực, Ananda chỉ đạt đến Giác Ngộ sau khi đức Phật nhập Niết Bàn.
Nhưng sự việc gì xảy ra cho Thiền sư Mahakashyapa bất ngờ như vậy? Ông ta chuyển động, ông ta đang chuyển động. Nguồn năng lượng đang chảy vào ông đều đặn không ngừng nghỉ. Ông nhảy múa, ca hát, reo cười.
Ðó là cuộc sống mới hoàn toàn mới, sự điên khùng này là bước nhảy xuống sự sâu thẳm. Nhưng hẳn nhiên; bạn phải là vực thẳm, phải là sự chứa chất không cùng tận. Như tử cung của bà mẹ sẵn sàng nhận đón trạng thái của ông ta như đón nhận một hình hài vừa cấu tạo.
Nếu bạn kiêu ngạo thì làm sao bạn có thể chấp nhận được nơi vị thầy ngay cả khi nguồn năng lượng đã có sẵn cho bạn. Nguồn năng lượng chảy xuống nhưng vẫn bỏ lỡ cơ hội. Chỉ vì bạn chưa hề quy thuận.
Hãy khiêm cung hòa ái hơn ngay trong sự quy thuận nhỏ đối với Thầy thì nguồn năng lượng sẽ rót đầy vào bạn. Một cách bất thình lình bạn trở thành cổ xe chứa đầy năng lực vĩ đại. Bất cứ hai vật trống rỗng ở cùng nhau chúng sẽ trở thành một và bạn không thể nào phân chia cái trống không.
Có rất nhiều câu chuyện dẫn dắt đến sự Giác Ngộ qua ánh mắt, nụ cười, xúc chạm. Làm sao có thể xảy ra được, hoàn toàn vô lý. Bạn sẽ nói như thế: Ánh mắt của vị thầy xoáy trong tâm hồn làm bạn thay đổi toàn diện, làm biến đổi cuộc đời bạn.
Nhưng nó xảy ra chỉ khi nào đôi mắt bạn là khoảng không, là vực thẳm không đáy. Nếu bạn thấm nhuần trong ánh mắt ngài, nó sẽ là sự hài hòa toàn diện trong cái Không. Những lần giác ngộ nhỏ là chuẩn bị cho trạng thái trọn vẹn. Qua sự quy thuận bạn nhận biết những điều ngoài mong muốn của bạn. Chưa, chưa bao giờ bạn dám mơ ước và cảm nhận được một điều như thế! "Ðó là những nỗ lực, là công trình vị thầy đang khôi phục những tác phẩm bị lãng quên trong bóng tối."
Bằng tất cả những thương yêu chỉ để giúp đỡ bạn từng bước, từng bước nhỏ nối tiếp dẫn dắt bạn đi đến niềm tin thực sự vào sự quy thuận. Càng hiểu biết bạn càng mạnh mẽ gom góp tất cả sự can đảm, dũng mãnh để phiêu lưu, để khám phá những điều chưa biết.
Ði từ trạng thái tiểu ngộ, dần đến tỉnh thức rồi Ðại toàn thiện tự nhiên. Chúng ta đang đi đến chân lý bằng con đường đa chiều mà mỗi một khoảnh khắc của hành trình thảy điều cao quý.
Nhưng dấu hiệu chính xác nào cho chúng ta nhận biết. Kỹ thuật riêng biệt đang thực hành sẽ dẫn đến kết quả tối thiểu của nó? Với những dấu ấn trong tâm thức có thể chúng ta nhận biết kết quả của kỹ thuật đang hình thành đầu tiên trong sự nhận biết.
Bạn bắt đầu cảm thấy có sự đổi thay nào đó đang xảy ra trong bạn. Bạn không còn là con người của quá khứ. Nếu sự ứng dụng hữu ích cho ngay lập tức bạn là con người khác, con người của quá khứ đã biến mất, như chưa hề tồn tại.
Nếu bạn chưa thấy sự huyền diệu, kỳ lạ nào đang xảy ra trong bạn, bạn vẫn đang trong trạng thái bình thường chưa một biến cố gì xảy ra, chắc hẳn bạn đi chưa đúng hướng. Là vì nếu kỹ thuật phù hợp hẳn nhiên bạn đã chuyển hoá và sự đổi thay ắt phải xảy ra.
Cái nhìn của bạn về toàn thể thế giới sẽ khác hẳn, đẹp hơn, rộng hơn, nhẹ nhàng hơn nhưng chẳng có gì để nói, chẳng có gì để làm. Ðôi mắt vẫn là đôi mắt của ngày xưa nhưng phía sau giác quan đã có sự thay đổi. Tất cả những mâu thuẫn, căng thẳng ban đầu rơi rụng được giải phóng.
Nên nhớ một điều: Bạn không cần phải cố gắng hay nỗ lực. Thật sự không cần thiết cho sự gắng sức. Sự gắng sức chỉ làm bạn mệt mỏi và nhàm chán bởi vì nếu đúng phương cách, bản ngã tan biến ngay lập tức. Bây giờ sức sống tuôn tràn vào bạn một cách mãnh liệt. Một lễ hội thực sự. Vâng, một lễ hội chỉ có một người tham dự mà hầu như toàn thể vũ trụ .
Ðịnh luật Vật lý không còn khống chế bạn. Ðịnh luật về sức hút không còn chi phối thân Vật lý. Bạn không còn trọng lượng. Trọng tâm trở nên vô nghĩa.
Bầu trời trở về cái bao la không cùng tận của chính nó, bồng bềnh, bồng bềnh trong chính nó. Một sự huyền diệu, bí ẩn và hòa điệu. Bạn cảm thấy như bồng bềnh trong trạng thái vô trọng lực.
Thình lình một sức mạnh tuôn tràn, thân vật lý bỗng như tan biến. Trọng lượng không còn ý nghĩa. Trọng lượng không còn khống chế, giam hãm mà hình như bạn đang ở đâu đó, tận một chân trời nào đó.
Trong cái huyền diệu của không gian vô tận, sức tác động của lực ly tâm và hướng tâm không còn chi phối. Ðó là lý do trong Thiền định người ta có cảm giác như bị mất trọng lượng.
Rất nhiều người đã đặt câu hỏi: "Tại sao trong Thiền định, khi nhắm mắt, họ đang ở trên mặt đất bằng một hai hay bằng bốn chân? Họ có cảm giác như bay bổng, bồng bềnh, bồng bềnh như đang mất thăng bằng, như mặt đất không còn nữa. Nhưng khi mở mắt, họ vẫn đứng nguyên trên mặt đất?"
Thân Vật lý lúc nào cũng bị sức hút của trái đất chi phối. Nên chúng ta thường cảm thấy nặng nề. Nhất là khi bị căng thẳng do áp lực của cuộc sống. Cảm giác nhẹ nhàng thư thái chính là năng lượng đang chảy vào trong bạn, hóa giải sức tác động của lực hút khiến cho bạn cảm giác bay bổng.
Sự đúng hướng có nghĩa chuẩn bị chu đáo và nghiêm túc cho bước nhảy vượt khỏi bản thân, có nghĩa vượt khỏi sức khống chế của bản ngã, "một bước nhảy vượt khỏi biên giới Có, Không". Vì thế bạn nên đi vào kỹ thuật với ý nghĩ: "Chuẩn bị sẵn sàng đón nhận nguồn năng lượng". Tâm bạn sẽ không còn suy tính và chính trong lúc không còn suy tính ấy, bỗng nhiên bạn phát hiện mình không còn trong thân vật lý.
Không còn lệ thuộc thân vật lý, sức khống chế của định luật Vật lý không tồn tại, không còn chi phối, không còn khống chế. Bạn hẳn nhiên trong trạng thái "Tự-Nhiên-Như-Nhiên-Phi-Nhị-Nguyên". Bạn lơ lửng, bay bổng, đơn giản, hồn nhiên trong chính bạn. 
Những gì bạn đã làm, từ ăn uống, ngủ, nghĩ, đi đứng, nằm ngồi... có nghĩa là tất cả mọi sinh hoạt đều hoàn toàn thay đổi. Sự thay đổi khắp cả mọi chốn, mọi nơi, bất cứ nơi nào bạn hiện diện. Thỉnh thoảng, trạng thái chuyển hoá có kinh nghiệm phát hiện những sợ hãi.
Ðó chẳng qua con người quá khứ của bạn, con người tự ngã còn tồn tại, vì nó nuối tiếc thuở vàng son của thời chủ nhân ông; thời khách trọ nghiễm nhiên trở thành chủ nhà, cái thời nó độc quyền tư hữu. Thời kỳ bạn và những thói quen là một, là lúc bạn tự đồng hoá mình với thói quen và bạn là nô lệ của thói quen. Thói quen đã trở thành chủ và bạn từ chủ nhân đã trở thành tôi mọi.
Thế giới của thói quen và ham muốn, cho dù bạn nhiều lần chán chường, mệt mõi nhưng sức mạnh của nó trong hiệp ước bán mình vẫn tồn tại vì bạn đã bán chính mình cho những thói quen và ham muốn. Chỉ để thỏa mãn cái gọi là ước nguyện mà bạn tự bán mình trong một hiệp ước vô hạn định. Bạn ký một hiệp ước bất tương phân chỉ để đổi lấy sự thỏa mãn.
Bây giờ thực sự bạn cảm thấy có một khoảng cách. Ở khắp mọi nơi bạn đều nhận ra sự cách biệt của thói quen, của sự lệ thuộc và chính bạn. Bạn trực nhận phương pháp có hiệu quả. Bạn nhận ra rằng do không duy trì được trạng thái năng lượng sẽ giảm đi, bạn tiếp tục bị tách rời khỏi thế giới phi nhị nguyên, và hiệp ước bán mình có đủ yếu tố để tồn tại. Ðây là tiến trình mà bạn phải kinh qua, bạn phải trải nghiệm trong chính bạn. (Vượt qua, vượt qua, vượt qua khỏi sức mạnh sợ hãi căn để, đến bên kia bờ của sức mạnh phi nhị nguyên. Phúc lạc cho sự vượt qua).
Bạn trở lại sự hài hoà bản nhiên. Một lần nữa bạn thay đổi. Sự thay đổi lần này không phải ở thế giới bên ngoài mà là bên trong bạn khi kỹ thuật được áp dụng một cách đúng đắn và nghiêm túc. "Thế giới ở trong ta, ta không ở trong thế giới."
Đây là mấu chốt tất cả đều biến mất, đều tan biến, những mắc mướu, then chốt không còn tồn tại. Chỉ còn lại chấn động, chấn động, chấn động tuyệt vời. Vũ trụ tuyệt vời trong cái rung động tận cùng của thương yêu, không đối tượng. Siva = Devi = Vũ trụ = Chấn động = Căn để của cái không bờ bến yêu thương. Hỡi ngọc sáng trong lòng đóa hoa sen." (Ohm Mani Padme Hùm)
Cảnh vật vẫn thế, con người vẫn thế, nhưng ta không còn thế! Sự tiến hoá tâm thức cao độ đưa bạn vào hành trình tuyệt diệu của tình yêu không đối tượng. Bạn ở chuyến bay khác; độc lập nhưng không còn độc thoại. Một cái gì hình như nhẹ nhàng, sâu lắng để nhận ra sự việc: "Không còn thế tuy rằng vẫn như thế."
Những sự xáo trộn xảy ra, đứa bé bức phá khỏi tuổi thơ để tập làm người lớn (Những dấu hiệu đổi thay rõ ràng, phân biệt ở  thân vật lý để hình thành trai, gái). "Nguồn năng lượng phát triển trong thân vật lý chính là nguồn năng lượng ẩn tàng, chỉ khi nào đúng lúc, đúng thời mới được kích hoạt."
Khởi đầu một cảm giác mới lạ làm đứa bé thấy lúng túng, nghi ngờ, phiền muộn, bực bội. Nó trong trạng thái không thuộc vào thế giới nào cả. Nó đang ở khoảng giữa của ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng và sự phức tạp của trạng thái trưởng thành. Nó linh cảm một tai họa, một bất hạnh mơ hồ nào đó đang hình thành để phá vỡ cấu trúc mà nó từng quen thuộc.
Nó đang lưng chừng không phải bên này hoặc bên kia. Vì mọi sự đều không rõ ràng hay dứt khoát. Nếu trong sự thực hành cho bạn kết quả như thế, kết quả thật đáng khích lệ. Xin chúc mừng bạn, bạn đã đi đúng hướng.
Hẳn bạn hy vọng rằng với sự chúc mừng trên là sự minh định: Bạn trở nên yên lặng, bình an, rằng bạn đã đạt yêu cầu, là mức đến? Không! Ngược lại, bạn sẽ trở nên dao dộng nhiều hơn nữa, không yên tĩnh chút nào. Vì sự yên lặng chỉ đến sau: "Chỉ khi nào cái náo nhiệt chìm lắng chính là lúc chúng ta sống trong trạng thái tuyệt vời của sự yên lặng."
Nên nhớ và hiểu một cách rõ ràng: Nếu yên lặng mà không có xáo trộn đến trước, đó không phải là kỹ thuật phù hợp. Nó chỉ là sự điều chỉnh khuôn khổ cũ, một hình thức bình mới rượu cũ.
Nhiều người thích cầu nguyện hơn Thiền định. Ðó là sở thích của họ, không có gì để ồn ào. Nhưng cầu nguyện đơn thuần chỉ là hình thức ru ngủ, xoa dịu, an ủi, hình thức của sự trấn an. Nếu nó thích hợp có nghĩa là bạn hy vọng nó sẽ điều chỉnh lại thế giới theo cách bạn mong muốn.
Tuy vậy cũng là một kỹ thuật tốt cho những người mới bước vào con đường tịnh hoá. Nếu cảm thấy bất an, sự cầu nguyện là điều cần thiết. Họ sẽ bớt căng thẳng. Nghĩa là cũng có thể giải quyết một khuôn khổ, một tập quán, một gia đình, một xã hội tuy chỉ là phương cách tạm thời.
Cầu nguyện như là cuộc đối thoại. Nó cần phải có đối tượng cho dù thực hay không. Nhưng từ đó nó dẫn ta vào độc thoại mà độc thoại lại rất gần với thế giới của sự hoang tưởng (Thế giới của sự ảo hóa, Maya). Thế nên, cho dù nó có tốt trên phương diện nào chăng nữa, nhưng bạn vẫn phải nhớ cho một điều: Nó vẫn là sự chia chẻ cái hợp nhất cho nên dù kinh qua nhiều năm tháng đi chăng nữa, đau khổ, bất an vẫn tồn tại.
Bạn nên xem Thiền là khoa học, là sự yên lặng thuần khiết, đơn giản. Ðột nhiên yên lặng, yên lặng mà không cần bày tỏ. Kỹ thuật không giúp bạn điều chỉnh hệ thống tư tưởng. Nó chỉ giúp bạn chuyển hoá tâm thức, nhận thức. Có ba dấu hiệu biểu lộ một cách rõ ràng để bạn nhận biết:
* Yên lặng sẽ đến không cần điều chỉnh; nó không cần một dấu hiệu vì nó không phải là một dấu hiệu.
* Yên lặng sẽ đến trong bạn như nguồn năng lượng tuôn chảy vào bạn. Không gian trống rỗng rót bản thân nó vào bạn, không có bất kỳ thứ gì trong bạn. Chỉ đơn giản là yên lặng.
* Yên lặng không phải là âm thầm điều chỉnh lại xã hội, gia đình, thế giới, kinh tế, thương mại. Yên lặng là trạng thái vận hành hài hòa tất cả mọi thứ trong vũ trụ vận hành.
Sự vận hành vi diệu tuôn chảy trong bạn, hòa điệu trong tổng thể tối thượng. Nếu bạn đúng hướng, bạn ý thức tất cả như chính nó là thì sự hoảng loạn tâm trí, giận dữ... sẽ sáng tỏ. Ánh sáng hiện diện để bóng tối tan biến.
Tóm lại, đầu tiên, cảm thấy bực bội, xung khắc, hỗn loạn, vô trật tự, rối loạn xảy ra trong chính bạn. Bạn muốn tắt đi ngọn nến linh thiêng vừa được thắp sáng trong tâm hồn. Bạn muốn lẫn trốn và tiếp tục ngủ vùi trong giấc mộng. Hãy biết: Ðó chính là niềm sợ hãi căn để.
Ngay thời điểm này, vị thầy là sự giúp đỡ cần thiết. Rất có thể ông sẽ nói với bạn: "Ðừng sợ hãi đây chỉ là sự bắt đầu. Ðừng nên lẫn trốn vì nó chính là nền tảng của ngã và vô minh. Chỉ có ánh sáng mới làm bóng tối lui đi."
Chỉ có ánh sáng bên trong chiếu sáng bạn mới có thể tỏa sáng. Từ sự tỏa sáng ấy bạn biết được bạn là gì, bạn là ai. Và nếu tiếp tục hành trình phiêu lưu với chính mình trong đơn độc, Tantra sẽ chuyển hóa bạn, sẽ hướng bạn về nơi mà bạn có thể là gì. Chân lý vinh quang đang toả sáng. Thôi nhé! thế cũng đủ cho ngày hôm nay.

Ads Belove Post