Chương 5. Con người là huyền thoại

Chương 5. Con người là huyền thoại

Price:

Read more

Osho - Kinh nghiệm Mật Tông
Chương 5. Con người là huyền thoại

Với ruồi thích mùi hôi của thịt ôi,
Thì hương thơm của gỗ đàn hương là hôi hám.
Những người vứt bỏ niết bàn
Thèm muốn cõi giới của luân hồi thô thiển.
Dấu chân bò ngập nước sẽ sớm khô đi;
Cũng như vậy với tâm trí vững chắc
Nhưng đầy phẩm chất, không hoàn hảo,
Thì những bất toàn này sẽ khô đi theo thời gian
Giống như nước biển mặn biến thành ngọt khi được mây hút lên,
Cũng vậy một tâm trí vững chắc, làm việc vì người khác,
Sẽ biến chất độc của đối tượng giác quan
Thành nước cam lồ.
Nếu không thể nói ra được,
Đừng bao giờ là người không được thoả mãn,
Nếu không thể tưởng tượng được,
Điều đó phải là bản thân phúc lạc.
Mặc dầu từ đám mây người ta sợ tiếng sấm nổ.
Mùa màng vẫn chín rộ
Khi từ đó mưa rơi xuống.
Con người là điều huyền thoại, và là điều huyền thoại nguy hiểm nhất, bởi vì nếu bạn tin rằng con người tồn tại thế thì bạn không cố gắng để làm tiến hoá con người chút nào, không có nhu cầu. Nếu bạn tin rằng mình đã là người rồi, thế thì tất cả mọi trưởng thành đều chấm dứt.
Bạn vẫn chưa là con người, bạn mới chỉ có tiềm năng cho điều đó thôi. Bạn có thể là con người, bạn có thể không, bạn có thể bỏ lỡ. Nhớ lấy, điều đó có thể bị bỏ lỡ.
Con người còn chưa được sinh ra; là con người không phải là sự kiện được cho sẵn, bạn không thể có được điều đó bằng việc cho không. Đấy chỉ là một khả năng. Con người tồn tại như hạt mầm, không như cây - còn chưa thành cây. Con người còn chưa là thực tại, và khác biệt giữa tiềm năng và thực tại là lớn lao.
Con người như người đó đang tồn tại chỉ là cái máy, vậy mà con người vẫn làm việc, vậy mà con người vẫn thành công trong thế giới này, vậy mà con người vẫn sống cái gọi là cuộc sống và chết. Nhưng nhớ lấy, con người không tồn tại. Chức năng của người đó là ở chức năng của cái máy, người đó là người máy.
Con người là cái máy. Vâng, cái máy này có thể trưởng thành trong nó mà nó có thể vượt ra ngoài cái máy. Cái máy này không phải là cái máy thường; nó có tiềm năng vô cùng để vượt ra ngoài bản thân nó. Nó có thể tạo ra cái gì đó siêu việt lên trên cấu trúc riêng của nó. Đôi khi nó đã tạo ra... một Phật, một Christ, một Gurdjieff - đôi khi nó đã tạo ra con người. Nhưng bạn đừng tin rằng mình đã là con người. Nếu bạn tin, niềm tin của bạn sẽ mang tính tự sát - bởi vì một khi chúng ta tin rằng điều gì đó đã có đó thế thì chúng ta chấm dứt tìm kiếm nó, thế thì chúng ta chấm dứt tạo ra nó, thế thì chúng ta chấm dứt phát hiện nó, thế thì chúng ta chấm dứt tiến hoá nó.
Nghĩ xem: một người ốm, một người ốm nặng, nghĩ mình mạnh khoẻ. Sao người đó phải tới bác sĩ? Sao người đó phải uống thuốc? Sao người đó phải đi trị liệu? Sao người đó sẵn lòng đi bệnh viện? Người đó tin mình mạnh khoẻ, người đó có sức khoẻ hoàn hảo... và người đó đang chết! Niềm tin của người đó sẽ giết chết người đó.
Đó là lí do tại sao tôi nói huyền thoại này là nguy hiểm, huyền thoại nguy hiểm nhất mà các tu sĩ và chính khách đã hư cấu ra: rằng con người đã có trên trái đất. Hàng triệu người này trên trái đất chỉ là những khả năng, và không may là đại đa số họ lại chưa bao giờ sẽ trở thành thực tại; không may, nhiều người trong số họ sẽ chết như cái máy.
Tôi ngụ ý gì khi tôi nói con người là cái máy? Tôi ngụ ý rằng con người sống từ quá khứ. Con người sống từ một cấu trúc chết, con người sống từ thói quen, con người sống cuộc sống thường lệ. Con người cứ đi cùng vòng tròn ấy, theo cùng con đường mòn ấy, đi đi, đi lại. Bạn không thể thấy được cái vòng luẩn quẩn trong cuộc sống của mình sao? Cùng những điều ấy bạn đã làm mọi ngày: hi vọng, giận dữ, ham muốn, tham vọng, nhục dục, tình dục, thất vọng, lại hi vọng... cứ cái vòng tròn ấy chuyển động... Mỗi hi vọng lại dẫn tới thất vọng, chưa bao giờ nó khác đi; và sau mỗi thất vọng, một hi vọng mới, và cái vòng ấy lại bắt đầu chuyển động.
Tại phương Đông chúng ta gọi nó là cái bánh xe của luân hồi samsara. Nó là cái bánh xe, các nan hoa là như nhau. Và bạn bị nó lừa đi lừa lại, bạn lại cứ hi vọng. Và bạn biết mình đã hi vọng trước đây, bạn đã hi vọng cả triệu lần rồi, mà chẳng cái gì xảy ra từ hi vọng đó. Chỉ bánh xe là cứ chuyển, và cứ giết chết bạn, cứ phá huỷ cuộc sống của bạn. Thời gian chạy khỏi tay bạn. Mỗi khoảnh khắc mất đi là mất đi mãi mãi, và bạn cứ lặp lại cái cũ.
Đây là điều tôi muốn nói khi tôi nói con người là cái máy. Tôi đồng ý với George Gurdjieff tuyệt đối; ông ấy hay nói rằng bạn còn chưa có linh hồn. Ông ấy là người đầu tiên nói điều đó một cách quyết liệt thế, rằng bạn còn chưa có linh hồn. Vâng, linh hồn có thể được sinh ra trong bạn, nhưng bạn sẽ phải trao việc sinh thành cho nó; bạn sẽ phải trở nên có khả năng trao việc sinh cho nó.
Suốt hàng thế kỉ các tu sĩ đã bảo bạn rằng bạn đã có linh hồn rồi, rằng bạn đã có con người đó. Điều đó không phải như vậy; bạn chỉ mới có tiềm năng như vậy thôi. Thực tế bạn có thể trở thành, nhưng huyền thoại này phải bị phá bỏ. Thấy sự kiện của nó: bạn còn chưa là sinh linh có ý thức; và nếu bạn không là sinh linh có ý thức, làm sao bạn có thể là con người được?
Đâu là khác biệt giữa tảng đá và bạn? Đâu là khác biệt giữa con vật và bạn? Đâu là khác biệt giữa cây và bạn? Khác biệt là khác về ý thức. Nhưng bạn có bao nhiêu ý thức?... chỉ mong manh đây đó. Chỉ đôi khi, trong những khoảnh khắc hiếm hoi, bạn mới trở nên có ý thức; và điều đó chỉ trong vài giây rồi bạn lại rơi trở lại vào trong vô ý thức. Vâng, đôi khi điều đó xảy ra, bởi vì nó là tiềm năng của bạn.
Đôi khi điều đó xảy ra mặc bạn... một hôm mặt trời lên và bạn rơi vào hài hoà với sự tồn tại - rồi bỗng nhiên nó có đó: cái đẹp của nó, phúc lành của nó, hương thơm của nó, ánh sáng của nó. Bỗng nhiên nó có đó và bạn có hương vị của cái đang có đó, cái có thể hiện hữu, cái hiện hữu. Nhưng khoảnh khắc bạn trở nên tỉnh táo rằng nó có đó, nó đã trôi qua rồi. Chỉ kí ức là còn lại. Chỉ hiếm khoảnh khắc: đôi khi trong tình yêu, đôi khi ngắm trăng tròn, đôi khi mặt trời lên, đôi khi ngồi trong hang núi im lặng, đôi khi nhìn vào đứa trẻ đang chơi đùa, khúc khích; vâng, đôi khi trong âm nhạc... Nhưng những khoảnh khắc này là hiếm hoi.
Nếu một người bình thường, cái gọi là con người, mà đạt tới bẩy khoảnh khắc nhận biết trong toàn bộ cuộc sống của mình, điều đó sẽ là quá nhiều. Hiếm lắm, rất hiếm hoi, chỉ một tia sáng đi vào, và thế rồi nó lại đi mất. Còn bạn quay lại với cuộc sống tầm thường của mình, đờ đẫn và chết. Và điều này không chỉ vậy với người bình thường, nó là vậy với những người được gọi là phi thường của bạn.
Mới hôm nọ tôi đã đọc về Carl Jung, một trong những nhà tâm lí vĩ đại nhất của thời đại này... nhưng đôi khi người ta tự hỏi liệu có nên gọi những người này là các nhà tâm lí hay không. Ông ấy là con người rất bất an, hoàn toàn bất an. Ông ấy không thể nào ngồi im lặng một khoảnh khắc; ông ấy sẽ quay người, trở mình, ông ấy sẽ làm điều này điều khác. Nếu không có gì để làm, ông ấy sẽ hút tẩu thuốc, và ông ấy là người hút hết điếu nọ tới điếu kia. Thế rồi ông ấy bị đau tim và các bác sĩ nói phải dừng việc hút thuốc, dừng hoàn toàn. Bây giờ điều đó là rất khó. Ông ấy bắt đầu cảm thấy sự bất an của mình quá nhiều, ông ấy bắt đầu cảm thấy phát điên. Ông ấy sẽ đi lại trong trong phòng, ông ấy sẽ đi ra ngoài, chẳng có lí do gì; ông ấy sẽ ngồi trong chiếc ghế này ghế nọ. Và thế rồi ông ấy nhận ra sự kiện rằng cái tẩu đã rất, rất có ích. Đấy là giải thoát, một loại giải thoát khỏi cái bất an của mình. Cho nên ông ấy hỏi bác sĩ, "Tôi có thể ngậm chiếc tẩu rỗng trong mồm được không? Điều đó có được phép không?" - chiếc tẩu rỗng! "Điều đó sẽ có ích cho tôi."
Ông ấy được phép, và thế rồi trong hàng năm ông ấy quen ngậm chiếc tẩu rỗng trong mồm, chỉ giả vờ rằng ông ấy hút thuốc. Và thế rồi ông ấy nhìn vào cái tẩu, cầm cái tẩu trong tay, chơi với cái tẩu. Và đây là về một nhà tâm lí vĩ đại của thời đại này! Vô ý thức làm sao! Quá nhiều trong việc ôm giữ thói quen đó, quá nhiều trong việc ôm giữ điều vô ý thức! - điều đó có vẻ trẻ con. Và thế rồi chúng ta cứ tìm cách hợp lí hoá; thế rồi chúng ta cứ giả vờ với chính mình, thế rồi chúng ta cứ bảo vệ và phòng thủ cho mình nhưng tại sao chúng ta làm điều này.
Vào độ tuổi bốn mươi lăm Carl Jung yêu một phụ nữ. Ông ấy là một đàn ông đã có gia đình với bà vợ rất đáng yêu. Chẳng có gì sai cả, nhưng điều đó phải đã là bất an. Chuyện gần như bao giờ cũng xảy ra là gần độ tuổi bốn mươi lăm, người ta bắt đầu cảm thấy rằng cả cuộc sống đã trôi qua. Cái chết đang tới gần hơn, và bởi vì cái chết đang tới gần hơn, nên hoặc bạn trở thành mang tính tâm linh hoặc bạn trở thành mang tính dục nhiều hơn.
Đây là hai cách phòng thủ duy nhất: hoặc bạn quay sang tìm kiếm chân lí, tìm kiếm cái vĩnh hằng không có cái chết, hoặc bạn bắt đầu nhấn chìm mình vào trong những chuyện tình ái tưởng tượng. Và đặc biệt là những người trí thức - những người đã sống cả đời qua cái đầu - là nạn nhân nhiều hơn vào độ tuổi bốn mươi lăm. Thế thì bản năng dục báo thù.
Nó đã bị chối bỏ; bây giờ cái chết đang tới gần hơn và thế rồi người ta chẳng bao giờ biết được liệu mình sẽ có lại ở đây nữa hay không, liệu cuộc sống sẽ có đó hay không. Cái chết đang tới đây còn bạn đã sống cuộc sống của cái đầu. Bản năng dục bùng phát với sự báo thù.
Carl Gustav Jung yêu một phụ nữ trẻ. Bây giờ điều đó rất phản lại danh tiếng của ông ấy. Bà vợ bị khuấy động, và bà vợ đã yêu ông ấy cực kì và đã tin cậy vào ông ấy. Ông ấy hợp lí hoá điều đó thật hay. Nhìn vào việc hợp lí hoá của ông ấy - đó là cách con người vô ý thức cứ sống. Ông ấy sẽ làm điều gì đó vô ý thức, thế rồi sẽ cố gắng hợp lí hoá nó và sẽ cố gắng chứng minh rằng điều đó là không vô ý thức: "Tôi đang làm điều đó rất có ý thức - trong thực tế, điều đó phải được làm."
Ông ấy đã làm gì? Ông ấy bỗng nhiên phát triển một lí thuyết rằng có hai kiểu phụ nữ trên thế giới: một là kiểu người mẹ, kiểu chăm sóc, kiểu vợ; và kiểu kia, kiểu tình nhân, người yêu, người trở thành nguồn hứng khởi. Và đàn ông cần cả hai - và đàn ông kiểu như Carl Gustav Jung chắc chắn cần cả hai. Ông ấy cần hứng khởi nữa. Ông ấy cần một phụ nữ chăm sóc; điều đó vợ ông ấy đang thực hiện - bà ấy đáng yêu, thuộc kiểu người mẹ. Nhưng điều đó không đáp ứng cho nhu cầu của ông ấy - ông ấy cần hứng khởi nữa, ông ấy cần một phụ nữ lãng mạn nữa, một tình nhân người có thể đưa ông ấy vào những giấc mơ sâu; đó là điều phải có với ông ấy. Jung đã phát triển lí thuyết này... đây là hợp lí hoá.
Bây giờ ông ấy chẳng bao giờ phát triển phần kia của nó, rằng đàn ông có hai kiểu. Đó là nơi bạn có thể tìm thấy rằng đó là hợp lí hoá. Nếu đó là sáng suốt thực sự thế thì phần kia, rằng đàn ông có hai kiểu, kiểu người bố và kiểu người yêu... thế thì vợ của Jung cũng cần đến hai kiểu! Nếu Jung nghĩ rằng ông ấy là kiểu người yêu, thế thì bà ấy cần kiểu người bố; nếu Jung nghĩ ông ấy là kiểu người bố, thế thì bà ấy cần kiểu người yêu. Nhưng điều đó ông ấy chưa bao giờ phát triển cả. Đấy là cách bạn có thể thấy nó không phải là sáng suốt; nó chỉ là một tâm trí thủ đoạn, hợp lí hoá.
Chúng ta cứ hợp lí hoá. Chúng là mọi việc một cách vô ý thức, chúng ta làm chúng mà không biết tại sao chúng ta đang làm chúng. Nhưng chúng ta không thể nào chấp nhận sự kiện này: rất xấu hổ để chấp nhận rằng, "Tôi đã làm điều gì đó mà tôi lại không nhận biết về điều đó và tôi không biết tại sao." Nhận biết về việc hợp lí hoá này.
Và làm sao những người như vậy có thể làm lợi được cho người khác? Chính sự kiện rất nổi tiếng là nhiều bệnh nhân của Carl Jung đã tự tử. Tại sao? Họ đã tới để được giúp đỡ, tại sao họ tự tử? Cái gì đó về cơ bản đã phải sai rồi. Việc phân tích của ông ấy chỉ là điều tệ hại. Ông ấy là con người rất kiêu ngạo, rất bản ngã, liên tục chỉ chực đánh nhau. Có thể toàn bộ việc phân tâm của ông ấy đã được phát triển chỉ vì kiêu ngạo của ông ấy chống lại Sigmund Freud. Có thể đấy lại chỉ là hợp lí hoá, bởi vì bản thân ông ấy dường như đang chịu cùng những vấn đề mà ông ấy nghĩ để giúp cho người khác.
Jung bao giờ cũng rất sợ ma; ngay cả trong tuổi già của mình ông ấy cũng sợ ma. Ông ấy đã không xuất bản cuốn sách quan trọng nhất của mình trong khi còn sống bởi vì ông ấy sợ rằng mọi người sẽ đi tới biết các sự kiện. Cho nên các truyện kí của ông ấy được xuất bản, nhưng ông ấy đã phải chắc chắn rằng chúng được xuất bản chỉ khi ông ấy chết. Bây giờ đây là cái kiểu chân lí và đích thực gì? Ông ấy sợ bị phát hiện ra là sai, hay trong cái sai, đến mức ông ấy chưa bao giờ cho phép bất kì sự kiện nào được tiết lộ về cuộc sống của mình trong khi ông ấy còn sống.
Tôi đã đọc một giai thoại...
Một người tới một nhà tâm thần và bắt đầu bộc bạch trước bác sĩ về lịch sử cuộc sống mình, bao quát các kinh nghiệm thời niên thiếu của mình, cuộc sống tình cảm, thói quen ăn uống, vấn đề nghề nghiệp, và đủ mọi thứ người đó có thể nghĩ tới. "Được," bác sĩ nói, "với tôi dường như chẳng có gì sai với ông cả. Ông dường như cũng lành mạnh như tôi vậy."
"Nhưng bác sĩ này," bệnh nhân phản đối, một dấu hiệu khiếp hãi len vào giọng người đó, "đấy là những con bướm này. Tôi không thể nào chống lại được chúng. Chúng ở khắp trên tôi."
"Lạy chúa," bác sĩ kêu lên, nhảy lùi lại, "Chớ có phẩy chúng lên tôi đấy!"
Bệnh nhân và bác sĩ, tất cả đều trên cùng một thuyền. Nhà phân tâm và người được phân tích không phải xa xôi gì. Đấy là trò chơi. Có thể nhà phân tâm còn láu cá hơn, nhưng không phải là ông ta biết thực tại, bởi vì để biết thực tại thì bạn sẽ phải trở nên cực kì ý thức; không có cách khác. Vấn đề không phải là suy nghĩ trí tuệ, điều đó chẳng liên can gì tới việc triết lí của bạn cả. Để biết thực tại thì người ta phải trưởng thành trong nhận biết.
Gurdjieff hay nói về tâm lí học tương lai. Ông ấy hay nói rằng tâm lí học vẫn không tồn tại, bởi vì làm sao nó có thể tồn tại được? Ngay cả con người cũng không tồn tại! Khi con người không có đó, làm sao khoa học về con người có thể tồn tại được? Ngay bây giờ bất kì cái gì tồn tại thì cũng không phải là tâm lí học. Có thể nó là cái gì đó về cái máy là con người.
Tâm lí học chỉ có thể tồn tại quanh vị phật. Với tâm thức, Phật sống. Bạn có thể thấy tâm lí của ông ấy là gì, linh hồn của ông ấy là gì. Người thường sống không có linh hồn. Vâng, bạn có thể tìm thấy cái gì đó sai sót trong cái máy của người đó, và cái sai đó có thể được chữa thành đúng. Điều chúng ta biết như tâm lí học ngày nay chẳng là gì ngoài chủ nghĩa hành vi. Và theo nghĩa đó thì Pavlov và Skinner còn đúng hơn Freud và Jung, bởi vì họ nghĩ con người là máy. Họ đúng về con người đang tồn tại, mặc dầu họ hoàn toàn không đúng bởi vì họ nghĩ đây là mục đích, con người không thể khác được. Đó là giới hạn của họ: họ nghĩ con người chỉ là máy thôi. Họ là đúng khi có liên quan tới con người hiện tại ngày nay - con người là máy - nhưng họ nghĩ rằng con người không thể khác được. Tại đó họ sai. Nhưng Freud và Jung và Adler còn sai hơn bởi vì họ nghĩ con người đã có trên trái đất này; tất cả mọi điều bạn cần là nghiên cứu con người và bạn sẽ biết. Nhưng con người không có đó. Đấy là một hiện tượng rất vô ý thức.
Con người là huyền thoại. Bạn để điều đó là một trong những sáng suốt cơ bản nhất. Nó sẽ giúp bạn thoát ra khỏi dối trá, thoát ra khỏi lừa dối.
Mật tông là nỗ lực để làm cho bạn ý thức hơn. Chính từ Mật tông (Tantra) có nghĩa là mở rộng của nhận biết. Nó bắt nguồn từ gốc tiếng Phạn tan: tan có nghĩa là mở rộng. Mật tông có nghĩa là sự mở rộng của tâm thức - và sự kiện cơ sở và sự kiện nền tảng nhất cần được hiểu là ở chỗ bạn đang ngủ say. Bạn phải được đánh thức dậy.
Mật tông tin vào các phương pháp trường phái: điều đó cũng phải được hiểu. Theo nghĩa đó Gurdjieff là một trong những người mật tông vĩ đại nhất của thời đại này. Chẳng hạn, nếu một người đang ngủ, có rất ít khả năng người đó có thể trở nên thức tỉnh một mình. Nhìn vào điều đó theo cách này: vào ngày đầu năm bạn nghĩ như bạn bao giờ cũng nghĩ... và nhiều ngày đầu năm đã trôi qua, và bao giờ bạn cũng đưa ra lời nguyện rằng bạn sẽ không bao giờ hút thuốc lại nữa; và lần nữa năm mới lại tới và bạn bắt đầu nghĩ lần này điều đó sắp xảy ra. Bạn đưa ra lời nguyện rằng bạn sẽ không bao giờ hút thuốc, nhưng bạn không đi nói điều đó cho người khác, bạn sợ việc nói. Nói điều đó cho người khác là nguy hiểm bởi vì bạn biết mình, nhiều lần bạn đã phá bỏ lời nguyện rồi; thế thì điều đó rất xấu hổ. Cho nên bạn giữ điều đó cho mình. Bây giờ chỉ có một khả năng trong một trăm khả năng là lời nguyện sẽ được giữ; chín mươi chín khả năng là nó sẽ bị phá bỏ chẳng chóng thì chầy.
Bạn là người vô ý thức; lời nguyện của bạn chẳng có nghĩa gì nhiều. Nhưng nếu bạn đi và bạn nói cho mọi người trong thành phố - bạn bè, đồng nghiệp, con cái, vợ... bạn đi và bảo với mọi người, "Tôi đã nguyện là tôi sẽ không hút thuốc nữa," có nhiều khả năng, ít nhất là mười phần trăm, rằng bạn sẽ không hút thuốc. Lần đầu chỉ có một phần trăm, bây giờ có mười khả năng. Chín mươi phần trăm khả năng là bạn sẽ hút thuốc, nhưng việc không hút thuốc có nền tảng hơn, vững chắc hơn; từ một phần trăm nó đã lên tới mười phần trăm. Nhưng nếu bạn tham gia vào một nhóm người không hút thuốc, nếu bạn tham gia vào một đoàn thể những người không hút thuốc, thế thì khả năng thậm chí còn nhiều hơn: chín mươi chín phần trăm là khả năng bạn sẽ không hút thuốc. Điều gì xảy ra?
Khi bạn một mình, bạn không có hỗ trợ nào từ bên ngoài - bạn một mình, bạn có thể rơi vào giấc ngủ dễ dàng. Và chẳng ai biết cả, cho nên bạn cũng không lo nghĩ. Khi tất cả đều biết, việc biết của họ sẽ vận hành để giữ cho bạn tỉnh táo hơn. Bây giờ bản ngã của bạn đang lâm nguy, kính trọng và tôn trọng với bạn đang lâm nguy. Nhưng nếu bạn gia nhập một đoàn thể những người không hút thuốc, thế thì khả năng còn nhiều hơn, bởi vì bạn sống qua thói quen. Ai đó rút bao thuốc lá ra khỏi túi, và bỗng nhiên bạn bắt đầu nhìn vào túi mình. Bạn chỉ như cái máy: ai đó hút thuốc và bạn bắt đầu nghĩ hút thuốc cũng hay làm sao. Không ai hút thuốc, và bạn trong đoàn thể những người không hút thuốc, thế thì không ai nhắc nhở bạn cả; và thói quen này dần dần sẽ biến mất, vì không dùng tới. Nếu một thói quen không được dùng tới, dần dần nó biến mất; nó có khuynh hướng trở nên chết, nó mất níu bám vào bạn.
Mật tông nói: con người có thể trở nên thức tỉnh chỉ qua phương pháp nhóm, qua trường phái. Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh nhiều vào tính chất sannyas. Một mình, bạn không chống lại được cơ hội. Cùng nhau, có nhiều khả năng hơn. Cũng dường như là có mười người bị lạc trong sa mạc và rất nguy hiểm trong đêm: kẻ thù có thể giết họ, thú hoang có thể giết họ, cướp có thể tới, kẻ giết người có thể thấy - rất khó khăn. Bây giờ họ quyết định theo phương pháp nhóm, họ nói: "Mỗi người sẽ thức trong một tiếng." Cho rằng từng người sẽ vẫn còn thức tỉnh cả tám tiếng trong đêm là đòi hỏi quá nhiều với người vô ý thức, nhưng từng người sẽ vẫn còn thức tỉnh trong một tiếng. Và trước khi người đó bắt đầu rơi vào giấc ngủ, người đó nên làm cho ai đó khác thức dậy, thế thì có nhiều khả năng là ít nhất một người trong nhóm sẽ có khả năng thức cả đêm.
Hay như Gurdjieff hay nói: Bạn đang trong tù và bạn muốn thoát ra khỏi nhà tù. Một mình không mấy cơ may; nhưng nếu tất cả các tù nhân trở thành một nhóm, thế thì có nhiều cơ may hơn - họ có thể ném vào lính gác, họ có thể giết lính gác, họ có thể phá vỡ tường. Nếu tất cả các tù nhân đều cùng nhau, thế thì có nhiều cơ may là họ có thể thoát tù, được tự do.
Nhưng cơ may sẽ tăng lên thậm chí còn nhiều hơn nữa nếu họ có tiếp xúc với vài người ở ngoài nhà tù, người đã tự do. Đó là toàn bộ ý nghĩa của việc tìm ra thầy: tìm ra một ai đó đã ở ngoài nhà tù. Người đó có thể là sự giúp đỡ vô biên, bởi nhiều lí do. Người đó có thể cung cấp những điều cần thiết, những điều sẽ cần cho bạn để thoát ra khỏi nhà tù; người đó có thể gửi các dụng cụ, giũa, để cho bạn có thể phá vỡ nhà tù. Người đó có thể quan sát từ bên ngoài và người đó có thể thông báo cho bạn khi nào đổi gác; trong khoảng giữa đó có khả năng để thoát ra. Người đó có thể thông báo cho bạn khi nào lính gác ngủ say trong đêm. Người đó có thể thu xếp để cho lính gác uống rượu say vào một đêm đặc biệt, người đó có thể mời cai tù tới nhà mình dự tiệc; người đó có thể làm cả nghìn lẻ một điều mà bạn không thể làm được từ bên trong. Người đó có thể tìm ra sự hỗ trợ cho bạn từ bên ngoài. Người đó có thể tạo ra bầu không khí để cho khi bạn được thoát ra khỏi tù thì bạn sẽ được mọi người chấp nhận, bạn sẽ có chỗ ở, được đón vào nhà. Nếu xã hội không sẵn sàng chấp nhận bạn từ bên ngoài, có thể thoát khỏi giam cầm nhưng xã hội sẽ tống bạn trở lại vào tay giới coi giữ nhà tù.
Tiếp xúc với ai đó đã thức tỉnh là một điều cần thiết. Và ở cùng với những người mà tất cả họ đều nghĩ tới việc trở nên thức tỉnh cũng là điều cần thiết. Đây là ý nghĩa của phương pháp trường phái, phương pháp nhóm. Mật tông là phương pháp nhóm. Nó nói: Ở cùng nhau, tìm ra tất cả các khả năng. Cho nên nhiều người có thể ở cùng và họ có thể chung năng lượng. Ai đó rất thông minh và ai đó rất đáng yêu - cả hai đều một nửa, nhưng ở cùng nhau thì họ trở nên thống nhất hơn, toàn thể hơn.
Đàn ông là một nửa, đàn bà là một nửa. Ngoại trừ Mật tông, tất cả những người tìm kiếm đều cố gắng tìm kiếm mà không có người khác. Đàn ông đã cố gắng một mình, đàn bà đã cố gắng một mình. Mật tông nói: Sao không ở cùng nhau, tay nắm tay nhau? đàn bà là một nửa, đàn ông là một nửa - cùng nhau họ là một năng lượng lớn hơn, một năng lượng toàn thể hơn, năng lượng lành mạnh hơn. Gắn lại với nhau! Để âm và dương vận hành cùng nhau. Sẽ có nhiều khả năng hơn để thoát ra khỏi nó.
Các phương pháp khác dùng tranh đấu và xung đột. Đàn ông bắt đầu đánh nhau với đàn bà, bắt đầu trốn thoát khỏi đàn bà; thay vì dùng khả năng của giúp đỡ thì người đó bắt đầu nghĩ đàn bà như kẻ thù. Mật tông nói đây là điều cực kì ngu xuẩn, bạn đang phí hoài năng lượng của mình một cách không cần thiết để đánh nhau với đàn bà, bởi vì có những điều lớn lao hơn cần phải được tranh đấu với! Tốt hơn cả là cùng đi với đàn bà; để cho cô ấy giúp bạn, và bạn giúp cô ấy. Đi cùng nhau như một đơn vị và các bạn có nhiều cơ may hơn để chống lại bản tính vô ý thức.
Dùng mọi khả năng; chỉ thế thì mới có cơ may nào đó là mà bạn có thể tiến hoá thành sinh linh có ý thức, bạn có thể trở thành vị phật.
Bây giờ lời kinh... đây là lời kinh rất có ý nghĩa. Lời kinh thứ nhất:
Với ruồi thích mùi hôi của thịt ôi,
Thì hương thơm của gỗ đàn hương là hôi hám. Những người vứt bỏ niết bàn
Thèm muốn cõi giới của luân hồi thô thiển.
Điều đầu tiên: như tôi đã nói, con người là cái máy. Con người sống theo thói quen, theo quá khứ, theo kí ức; con người sống từ tri thức mà mình đã biết, đã thu nhận từ trước. Cho nên người đó cứ bỏ lỡ cái mới, còn chân lí thì bao giờ cũng là cái mới. Người đó giống như ruồi thích mùi thịt ôi, mùi hôi hám và hôi thối; hương thơm của gỗ đàn là hôi hám với con ruồi. Ruồi có sắc thái kí ức nào đó, quá khứ nào đó; nó bao giờ cũng nghĩ rằng mùi thối rữa của thịt là mùi thơm. Đó là tri thức của nó, đó là thói quen của nó, đó là lệ thường của nó - đó là quá khứ chết của nó. Bây giờ bỗng nhiên nó bắt gặp gỗ đàn hương: hương thơm của gỗ đàn hương với con ruồi cứ dường như là mùi rất hôi và thối.
Bạn đừng ngạc nhiên... đó là điều xảy ra cho bạn. Nếu bạn đã sống quá nhiều trong thân thể, thế thì thậm chí có tới gần hơn với người sống trong linh hồn, bạn vẫn cứ cảm thấy cái gì đó sai. Tới với vị phật, bạn sẽ không cảm thấy hương thơm; bạn thậm chí có thể bắt đầu cảm thấy mùi hôi. Cách diễn giải của bạn... bằng không thì tại sao mọi người giết chết Jesus? Jesus là gỗ đàn hương! và mọi người đơn giản đã giết chết ông ấy. Tại sao mọi người lại đầu độc Socrates? Socrates là gỗ đàn hương! Nhưng ruồi - chúng hiểu quá khứ riêng của mình, chúng diễn giải theo quá khứ của chúng.
Một hôm tôi đọc thấy...
Một gái mãi dâm, gái mãi dâm nổi tiếng nhất của thành Athens, có lần tới gặp Socrates. Và vài người đang ngồi đó, chỉ vài người, cũng như ở đây có vài người ngồi, còn Socrates đang nói với họ. Gái mãi dâm này nhìn quanh và nói với Socrates, "Sao vậy? - một người vĩ đại như ông, và lại chỉ ít người nghe ông thế? Tôi cứ nghĩ cả thành Athens này phải ở đây cơ đấy! Mà tôi chẳng thấy người đáng kính nhất, người đáng trọng nhất ở đây - các chính khách, các tu sĩ, các nhà trí thức - tôi không thấy họ ở đây. Có vấn đề gì vậy? Một ngày nào đó, Socrates, ông tới nhà tôi; ông sẽ thấy họ đứng xếp hàng ở đó!"
Socrates nói, "Cô phải đấy - bởi vì cô có thể mua vui cho đòi hỏi đại chúng. Tôi thì không. Tôi chỉ hấp dẫn có vài người, vài người được chọn lọc. Những người khác không thể cảm thấy hương thơm của tôi được, họ lẩn tránh! Cho dù họ có tới với tôi, họ cũng chuồn thôi, họ sợ. Nó là một hương thơm hoàn toàn khác," Socrates nói.
Gái mãi dâm này phải cực kì thông minh. Cô ta nhìn vào trong mắt của Socrates, cúi mình xuống và nói, "Socrates, xin hãy chấp nhận tôi làm một trong những người bạn của ông," và chẳng bao giờ rời đi, trở thành một phần của nhóm nhỏ đó.
Phải là một phụ nữ của nhận biết lớn lao... cho nên bỗng nhiên có sự thay đổi, cô ấy đã hiểu điều đó ngay lập tức! Nhưng Athens đã giết chết Socrates, họ đã không thích con người này. Con người này có vẻ rất nguy hiểm. Có nhiều lời buộc tội chống lại ông ấy. Một lời buộc tội là ông ấy phá huỷ niềm tin của mọi người, ông ấy phá huỷ tâm trí thanh niên, rằng ông ấy là vô chính phủ, rằng nếu ông ấy được phép sống lâu thêm nữa thì xã hội sẽ bị mất gốc. Ông ấy là kẻ thù nguy hiểm.
Ông ấy đã làm gì? Ông ấy đã làm điều gì đó hoàn toàn khác: ông ấy đã cố gắng tạo ra trạng thái vô trí. Nhưng mọi người nghĩ, "Ông ta phá huỷ tâm trí mọi người." Họ cũng phải, những con ruồi ấy. Vâng, thanh niên cực kì bị hấp dẫn tới Socrates - bởi vì chỉ thanh niên mới có thể bị hấp dẫn tới những điều như vậy. Chỉ thanh niên mới có dũng cảm đó. Ngay cả người già tới tôi hay tới Socrates, họ cũng chỉ là thanh niên; đó là lí do tại sao họ lại tới, bằng không thì họ không thể tới được. Tâm trí già cỗi, mục nát không thể tới tôi được. Có thể thân thể là già, nhưng nếu một ông già tới tôi hay một bà già, bà ấy chỉ tới bởi vì bà ấy vẫn có tính thanh niên của linh hồn mình, bà ấy vẫn còn trẻ ở đâu đó; bà ấy vẫn có khả năng hiểu cái mới, học cái mới. Họ nói bạn không thể dạy một con chó già những trò mới... điều đó rất khó; con chó già biết các trò cũ và nó cứ lặp lại chúng. Rất khó dạy điều gì cho tâm trí cũ.
Và những điều này mới khác biệt triệt để thế, đối lập qua đường kính với tất cả những điều mà đã từng được dạy cho bạn, đến mức chừng nào một người còn chưa thực sự trẻ thì người đó thậm chí không thể nào lắng nghe được. Cho nên người trẻ bị hấp dẫn. Đó là dấu hiệu rằng cái gì đó của vĩnh hằng, cái gì đó của tính trẻ vĩnh hằng của vũ trụ đang trào ra qua Socrates.
Khi Jesus còn sống bạn sẽ thấy thanh niên theo ông ấy. Bạn sẽ không thấy thanh niên tới gặp giáo hoàng; người già, người sắp chết, người chết từ rất lâu, lâu rồi... họ tới gặp giáo hoàng. Khi Shankaracharya nguyên thuỷ còn sống bạn sẽ tìm thấy thanh niên tất cả quanh ông ấy. Nhưng với shankaracharya của Puri thì chỉ các thân thể chết, các xác chết lắng nghe. Những người sống đâu? - bạn không thể tìm thấy họ được.
Bạn có thể đi và nhìn vào trong bất kì ngôi đền nào và bạn sẽ thấy những bà già và ông già; thanh niên không có đó. Trong thực tế, bất kì khi nào tôn giáo thực sự có đó, thanh niên bị hấp dẫn; khi chân lí có đó, thanh niên bị hấp dẫn. Khi chỉ có dối trá còn lại - học thuyết, giáo điều, tín điều - thế thì người già tới. Khi thanh niên bị hấp dẫn, điều đó có nghĩa là chân lí là trẻ và thanh niên bị hấp dẫn. Khi chân lí già, gần chết, thế thì người gần chết bị hấp dẫn.
Người già bị hấp dẫn chỉ bởi vì sợ chết. Trong tuổi già thậm chí kẻ vô thần cũng trở thành hữu thần... sợ hãi. Khi thanh niên được hấp dẫn tới cái gì đó, đấy không phải bởi vì sợ chết bởi vì người đó chưa biết gì về cái chết cả; đấy là vì tình yêu cực kì với cuộc sống. Và đó là khác biệt giữa tôn giáo thật và tôn giáo không thật. Tôn giáo không thật là hướng cái sợ. Tôn giáo thật là hướng tình yêu.
Bạn phải đã nghe... trong mọi ngôn ngữ của thế giới cái từ xấu xí đó tồn tại: Sợ thượng đế. Từ đó phải đã được đặt ra bởi những người chết, đờ đẫn, người già. Sợ Thượng đế sao? Làm sao người ta có thể sợ Thượng đế được? Và nếu bạn sợ Thượng đế, làm sao bạn có thể yêu ngài được? Từ sợ, bạn có thể chống lại Thượng đế, bởi vì ngài sẽ là kẻ thù của bạn; làm sao bạn có thể yêu ngài được? Và nếu bạn yêu ngài, làm sao bạn có thể sợ ngài được? Bạn có bao giờ sợ người bạn yêu không? Bạn có bao giờ sợ mẹ mình nếu bạn yêu mẹ không? Bạn có bao giờ sợ người đàn bà nếu bạn yêu người đó không? Nếu bạn yêu, không có sợ; tình yêu xoá đi mọi sợ. Yêu Thượng đế... lãng mạn trong tình yêu với Thượng đế... cực lạc trong tình yêu với Thượng đế...
Nhưng điều đó là có thể chỉ cho tâm trí trẻ trung. Dù tâm trí trẻ là ở trong thân thể trẻ hay trong thân thể già, điều đó không liên quan - nhưng điều đó là có thể chỉ cho tâm trí trẻ trung. Bây giờ Socrates bị trừng phạt bởi vì ông ấy đã hấp dẫn thanh niên. Phật bị trừng phạt bởi vì ông ấy đã hấp dẫn thanh niên. Nhưng bạn bao giờ cũng nhớ: bất kì khi nào một tôn giáo được sinh ra, thanh niên cũng xô tới từ mọi góc trên thế giới.
Họ phải là biểu tượng cho cái gì đó đã xảy ra. Khi người già xô về cái gì đó, bạn có thể chắc chắn chẳng cái gì xảy ra ở đấy cả, đấy không phải là nơi hành động diễn ra! Nơi thanh niên đi tới, đó là nơi hành động diễn ra. Nhưng:
Với ruồi thích mùi hôi của thịt ôi,
Thì hương thơm của gỗ đàn hương là hôi hám. Những người vứt bỏ niết bàn
Thèm muốn cõi giới của luân hồi thô thiển.
Chân lí là điều không biết, bí ẩn. Bạn không thể tiếp cận nó qua thói quen quá khứ của mình. Bạn có thể tiếp cận nó chỉ khi bạn lột bỏ hết mọi thói quen.
Áo choàng của các linh mục Ki tô giáo được gọi là habit - nó là việc dùng hay cho từ habit. Vâng, tôi nói, khi bạn trần trụi với mọi thói quen (habit), trần trụi với mọi loại áo, mọi trang phục đều bị vứt bỏ, bạn hành động không qua kí ức mà qua nhận biết... Đây là hai chức năng khác nhau. Bạn hành động qua kí ức, thế thì bạn không thấy cái đang đó; bạn cứ thấy cái bạn đã thấy trước đây. Bạn cứ diễn giải hiện tại dưới dạng của quá khứ, bạn cứ áp đặt điều gì đó không có đó; bạn cứ thấy những thứ không có, và bạn cứ không thấy những cái đang có. Kí ức phải bị gạt sang bên. Kí ức là tốt, dùng nó, nhưng chân lí chưa bao giờ được biết tới qua kí ức cả. Làm sao bạn có thể biết chân lí qua kí ức được? Bạn chưa bao giờ biết tới chân lí trong quá khứ.
Chân lí là điều không biết. Chân lí là vị khách lạ. Bạn sẽ phải gạt tất cả mọi kí ức sang bên; bạn sẽ phải nói với tâm trí, "Im đi, để cho ta thấy mà không có mi! Để ta nhìn chỉ với sự sáng tỏ, không với đôi mắt vẩn đục: không ý nghĩ, không niềm tin, không kinh sách, không triết lí, không tôn giáo. Để ta nhìn trực tiếp, ngay lập tức! Để ta nhìn ở đây bây giờ, để ta nhìn vào trong cái đang đương đầu với ta." Chỉ thế thì bạn mới hài hoà với bí ẩn của chân lí.
Và nhớ: chân lí chưa bao giờ trở thành kí ức cả. Ngay cả khi bạn đã biết nó, nó cũng chẳng bao giờ trở thành kí ức. Chân lí bao la thế, nó không thể nào bị hàm chứa bởi kí ức. Và bất kì khi nào nó có đó, bạn sẽ biết nó, nó sẽ lại là mới. Nó chưa bao giờ cũ cả, nó bao giờ cũng mới, nó bao giờ cũng tươi mát. Đó là một trong những phẩm chất của nó, rằng nó không bao giờ trở nên cũ đi. Nó bao giờ cũng trẻ trung.
Cho nên nếu bạn muốn biết chân lí, Saraha nói với nhà vua, "Tâu bệ hạ, nếu bệ hạ thực sự muốn biết chân lí của điều đang xảy ra cho ta, xin bệ hạ gạt tâm trí mình sang bên. Ta biết bệ hạ chỉ giống như ruồi; bệ hạ đã sống trong thân thể và tâm trí, bệ hạ không biết gì bên ngoài chúng. Ta đang đứng đây; ta ở ngoài cả hai. Và không có cách nào để giải thích điều đó cho bệ hạ tương ứng theo tâm trí của bệ hạ; không, điều đó không thể được giải thích. Nếu bệ hạ thực sự muốn kinh nghiệm nó, bệ hạ có thể kinh nghiệm nó, nhưng nó không thể nào được giải thích."
Thượng đế không thể nào được định nghĩa. Thượng đế không thể nào được giải thích. Xin nhớ: chớ bao giờ giải thích điều đó, bởi vì nếu bạn giải thích nó, bạn sẽ giải thích nó xa xôi đi. Thượng đế không thể nào bị hàm chứa bởi bất kì ý nghĩ nào. Nhưng Thượng đế có thể được sống, Thượng đế có thể được yêu. Bạn có thể trở thành thượng đế! - đó là điều có thể - nhưng tâm trí không thể nào chứa đựng được Thượng đế. Tâm trí là cái bình chứa rất nhỏ, nó giống như chiếc thìa trà vậy - và bạn muốn có Thái bình dương trong chiếc thìa trà sao? Vâng, bạn có thể có chút ít nước mặn trong chiếc thìa trà của mình, nhưng điều đó sẽ không cho ý tưởng về Thái bình dương, về sự bao la. Bão tố sẽ không xảy ra trong chiếc thìa trà của bạn, sóng lớn sẽ không phát sinh. Vâng, vị nó thì giống thế, nhưng nó sẽ không là đại dương.
Saraha nói: Nếu bệ hạn muốn thấy ta, bệ hạ sẽ phải gạt tâm trí mình sang bên. Bệ hạ có tâm trí của ruồi. Bệ hạ có những thói quen nào đó về suy nghĩ, về cảm giác, bệ hạ có thói quen sống nào đó. Bệ hạ đã sống một cuộc sống của thân thể và tâm trí, và nhiều nhất bất kì cái gì bệ hạ đã biết cho tới giờ đều chỉ do bệ hạ nghe thấy, bệ hạ đã đọc kinh sách... Bản thân Saraha đã đọc kinh sách cho nhà vua trước đây, anh ta biết điều đó rõ lắm. Anh ta biết điều nhà vua biết: tri thức của anh ta chỉ là thông tin. Saraha nói: Điều đó đã xảy ra cho ta! Nhưng để thấy điều đó bệ hạ sẽ cần phẩm chất thấy khác.
Tâm trí không bao giờ gặp chân lí cả, không bao giờ đương đầu với chân lí. Con đường của tâm trí và con đường của chân lí là hoàn toàn tách rời. Nó là thực tại tách rời. Do đó nhấn mạnh của mọi nhà huyền môn trên thế giới là đạt tới trạng thái vô trí. Đó là điều thiền tất cả là gì: trạng thái vô trí, trạng thái không suy nghĩ - vậy mà đầy nhận biết, chói sáng với nhận biết. Khi không có một ý nghĩ, bầu trời của bạn sạch mây, và thế thì mặt trời bừng sáng.
Thông thường chúng ta bị che phủ bởi nhiều ý nghĩ, ham muốn, tham vọng, mơ mộng đến mức mặt trời không thể chiếu sáng được. Nó bị che khuất đằng sau những đám mây đem đó: ham muốn là đám mây, ý nghĩ là đám mây, tưởng tượng là đám mây, và người ta cần được quang đãng để biết cái đang đó.
Saraha nói:
Những người vứt bỏ niết bàn
Thèm muốn cõi giới của luân hồi thô thiển.
Luân hồi (samsara) có nghĩa là sống như thân thể, như tâm trí, như bản ngã. Luân hồi nghĩa là sống hướng ngoại, luân hồi nghĩa là sống với mọi vật. Luân hồi nghĩa là sống với ý tưởng rằng tất cả đều là vật chất và chẳng có gì khác. Luân hồi nghĩa là ba chất độc: sức mạnh, danh vọng, thế lực - sống trong thế giới với ý tưởng có nhiều sức mạnh hơn, nhiều danh vọng hơn, nhiều tiền bạc hơn, nhiều thế lực hơn...thế này và thế nọ; sống trong đồ vật và vì đồ vật. Đó là ý nghĩa của từ luân hồi - thế giới.
Quan sát bản thân mình: bạn đã bao giờ sống với con người hay bạn sống chỉ với đồ vật? Vợ bạn là người hay đồ vật? Chồng bạn là người hay đồ vật? Bạn đối xử với chồng mình như một con người, như một người có giá trị bản chất, tuyệt vời, hay chỉ như một thứ tiện dụng, rằng anh ta là người cung cấp bánh mì và bơ, hay rằng cô ta là người nội trợ, chăm sóc con cái? Vợ bạn có là mục đích tự thân hay cô ấy chỉ là một thứ tiện dụng, một món hàng để được dùng? Đôi khi bạn dùng cô ấy về mặt dục, đôi khi bạn dùng cô ấy theo cách khác - nhưng việc dùng người đó có nghĩa là người đó là một vật với bạn, không phải là người.
Người không thể được dùng; chỉ vật mới có thể được dùng. Người không thể bị mua bán; chỉ vật mới có thể được mua bán. Người có giá trị vô cùng thế, thiêng liêng thế, nhân phẩm thế - làm sao bạn có thể dùng một người được? Vâng, người đó có thể cho tình yêu của mình, nhưng bạn không thể dùng được. Và bạn phải biết ơn. Bạn đã bao giờ cám ơn vợ mình chưa? Bạn đã bao giờ cám ơn bố bạn, mẹ bạn chưa? Bạn đã bao giờ cám ơn bạn bè mình chưa? Đôi khi bạn cám ơn người lạ nhưng chẳng bao giờ cám ơn những người của riêng mình, bởi vì bạn coi họ như có sẵn.
Sống với đồ vật là sống trong luân hồi. Sống với người là sống trong niết bàn.
Và một khi bạn bắt đầu sống với người, mọi đồ vật biến mất. Thông thường ngay cả người cũng bị thu về đồ vật, còn khi người bắt đầu trở nên thiền thì ngay cả đồ vật cũng bắt đầu trở thành người; ngay cả cây cối cũng trở thành người, tảng đá cũng trở thành người. Mọi thứ dần dần bắt đầu có nhân tính, bởi vì Thượng đế lan toả khắp mọi sự tồn tại.
Saraha nói: Tâu bệ hạ, bệ hạ đã sống trong luân hồi và bệ hạ không thể hiểu được con đường của niết bàn. Nếu bệ hạ thực sự muốn hiểu nó, bệ hạ sẽ phải sống nó, không có cách khác. Để biết, bệ hạ sẽ phải nếm trải cái gì đó của nó. Và ta ở đây, đứng trước bệ hạ, còn bệ hạ đang yêu cầu giải thích! Niết bàn đang đứng trước bệ hạ, còn bệ hạ đang yêu cầu các lí thuyết. Không chỉ điều đó - bệ hạ phải hoàn toàn mù quáng - bệ hạ đã tới để thuyết phục ta quay lại với luân hồi của bệ hạ! Ruồi đang thuyết phục ta rời bỏ rừng đàn hương cùng hương thơm của nó để lấy mùi ôi thiu của thịt.
"Bệ hạ có điên không đấy?" Saraha nói với nhà vua. "Để ta thuyết phục bệ hạ tới thế giới của ta thay vì bệ hạ thuyết phục ta tới thế giới của bệ hạ. Ta đã biết thế giới của bệ hạ và ta đã biết thực tại mới này nữa; ta có thể so sánh được. Bệ hạ chỉ biết mỗi thế giới của mình; bệ hạ không biết thực tại của ta, bệ hạ không thể so sánh được."
Khi vị phật nói thế giới này là ảo tưởng, thiền về điều đó, bởi vì ông ấy đã biết thế giới này nữa. Khi người vô thần nào đó, người duy vật, người cộng sản nào đó nói rằng thế giới của niết bàn chỉ là ảo tưởng, không cần phải bận bâm về điều đó chút nào, bởi vì người đó vẫn còn chưa biết nó. Người đó chỉ biết thế giới này; bạn không thể tin cậy vào câu trả lời của người đó về thế giới khác được. Người đó chưa bao giờ thiền, người đó chưa bao giờ đi vào trong nó.
Nhìn vào nó đi: nhìn vào tất cả những người đã thiền, không nhìn vào chỉ một người đã chối bỏ thực tại bên trong. Không vào chỉ một người! Không một ngoại lệ nào, tất cả các thiền nhân đều đã trở thành nhà huyền môn. Những người còn chưa thiền, họ chỉ biết tới thế giới của ruồi và thế giới của mùi hôi hám và hôi thối của thịt ôi. Họ sống trong thế giới mục nát của đồ vật, nhưng họ chỉ biết điều đó, và chắc chắn phát biểu của họ không thể nào tin cậy được. Một Phật có thể được tin cậy, một Christ có thể được tin cậy, một Mahavira có thể được tin cậy; họ đã biết cả hai. Họ đã biết cái thấp hơn và cái cao hơn, và bởi việc biết cái cao hơn mà họ nói điều gì đó về cái thấp hơn phải được thiền. Bạn đừng bác bỏ thẳng thừng.
Chẳng hạn: Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao, họ chưa bao giờ thiền cả, và họ nói không có Thượng đế. Bây giờ điều đó cũng gần như là một người chưa bao giờ tới phòng thí nghiệm của nhà khoa học và nói điều gì đó về khoa học. Một người chưa bao giờ đi vào phòng thí nghiệm và nói rằng lí thuyết tương đối chỉ là vật thờ mù quáng, điều đó không thể tin được. Bạn phải tới phòng thí nghiệm, bạn phải đi vào trong toán học cao cấp, bạn phải chứng minh nó! Chỉ bởi vì bạn không thể hiểu nó nên bạn không thể được phép chối bỏ nó.
Có rất ít người hiểu lí thuyết tương đối. Người ta nói rằng khi Einstein còn sống chỉ có mười hai người đang sống hiểu lí thuyết của ông ấy, trên khắp thế giới. Và có vài người nghĩ rằng đấy là điều phóng đại, số đó là không đúng: thậm chí mười hai người cũng không có đó để mà hiểu đúng lí thuyết của ông ấy. Nhưng bởi vì điều đó bạn không thể nói nó là không đúng; bạn không thể bỏ phiếu về nó, bạn không thể làm thất bại nó qua bầu cử. Bạn sẽ phải đi qua cùng những quá trình đó.
Bây giờ Marx nói không có Thượng đế chỉ đơn giản là một phát biểu ngu xuẩn... Chưa bao giờ thiền, chưa bao giờ suy tư, chưa bao giờ cầu nguyện - phát biểu của ông ấy chẳng liên can gì. Những người đã thiền, những người đã đào sâu chút ít vào trong bản thể mình, họ đều đi tới cùng chân lí.
Những người vứt bỏ niết bàn
Thèm muốn cõi giới của luân hồi thô thiển.
Saraha đang nói: Bệ hạ vứt bỏ niết bàn và bệ hạ cứ chạy xô theo ảo tưởng. Bệ hạ đã tới thuyết phục ta, thưa bệ hạ? Xin nhìn ta đây, ta cực lạc làm sao! Nhìn ta đây; ta không phải là cùng con người đã rời bỏ triều đình của bệ hạ, ta là một người hoàn toàn khác.
Anh ta đang cố gắng đưa nhận biết của nhà vua về khoảnh khắc hiện tại, và anh ta đã thành công. Anh ta phải đã là một con người của sự hiện diện vĩ đại. Anh ta kéo nhà vua ra khỏi thế giới của ruồi nhặng, ra khỏi thế giới của thịt ôi. Anh ta kéo nhà vua tới thế giới của gỗ đàn hương và hương thơm của nó.
Lời kinh thứ hai:
Dấu chân bò ngập nước sẽ sớm khô đi;
Cũng như vậy với tâm trí vững chắc
Nhưng đầy phẩm chất, không hoàn hảo,
Thì những bất toàn này sẽ khô đi theo thời gian
Anh ta nói: Nhìn đây! Một con bò đã bước qua, và còn dấu chân trên đất, và dấu chân này ngập đầy nước, nước mưa. Nó sẽ có đó bao lâu? Chẳng chóng thì chầy nước sẽ bay hơi, và dấu chân bò đầy nước sẽ không còn đó chút nào nữa. Nhưng đại dương bao giờ cũng hiện hữu. Mặc dầu nước trong dấu chân bò cũng là từ đại dương, cái gì đó vẫn khác.
Đại dương bao giờ cũng còn lại, không hề tăng, không hề giảm. Những đám mây lớn nảy sinh ra từ nó, nó chưa bao giờ giảm. Những dòng sông lớn đổ nước vào nó, nó chưa bao giờ tăng. Nó bao giờ cũng còn như cũ. Nhưng dấu chân nhỏ này của con bò thì đầy nước bây giờ đấy; trong vài giờ hay vài ngày nó sẽ biến mất, nó sẽ khô đi. Bộ óc của tâm trí con người cũng vậy: nó chỉ là một dấu chân bò, một thứ nhỏ bé thế. Chỉ chút ít nước có đó - đừng tin cậy vào nó nhiều, nó đang khô di rồi, nó sẽ biến mất. Bộ óc là thứ rất nhỏ bé... đừng nghĩ rằng bạn có thể chứa vũ trụ này trong bộ óc. Và nó chỉ có thể là tạm thời, nó chẳng thể nào là vĩnh hằng được.
Dấu chân bò ngập nước sẽ sớm khô đi;
Cũng như vậy với tâm trí vững chắc
Nhưng đầy phẩm chất, không hoàn hảo,
Thì những bất toàn này sẽ khô đi theo thời gian
Bạn đang giữ cái gì trong bộ óc nhỏ bé của mình? Nội dung của nó là gì? Ham muốn, mơ mộng, tham vọng, ý nghĩ, tưởng tượng, ý chí, xúc động - đây là những vật bạn đang giữ như nội dung. Chúng tất cả sẽ khô đi, mọi nội dung sẽ khô đi. Cho nên thay đổi nhấn mạnh từ những nội dung đó và đừng nhìn vào nội dung đó. Bầu trời đầy mây, đừng nhìn vào mây, nhìn vào bầu trời. Đừng nhìn vào cái có trong đầu bạn, cái có trong tâm trí bạn; chỉ nhìn vào tâm thức bạn. Xúc động có đó, giận dữ có đó, tình yêu có đó, tham lam có đó, sợ có đó, ghen có đó - đây là nội dung. Chỉ ngay sau chúng là bầu trời vô hạn của tâm thức.
Người sống qua nội dung thì sống cuộc sống của cái máy. Còn người bắt đầu thay đổi nhấn mạnh của mình từ nội dung sang bình chứa thì bắt đầu sống cuộc sống của nhận biết, của phật tính.
Và Saraha nói: Tâu bệ hạ, những nội dung này mà bệ hạ có trong tâm trí sẽ sớm khô di. Bệ hạ nhìn vào dấu chân bò kia! Đầu bệ hạ không lớn hơn cái đó, bộ óc không lớn hơn cái đó. Nhưng tâm thức bệ hạ là vô hạn.
Bây giờ điều này phải được hiểu: xúc động là trong đầu bạn, nhưng tâm thức không trong đầu bạn. Trong thực tế đầu bạn là trong tâm thức bạn! Tâm thức là bao la, vô hạn. Xúc động, ham muốn, tham vọng là trong đầu bạn; chúng sẽ khô đi. Nhưng ngay cả khi đầu bạn đã hoàn toàn bị vứt bỏ và biến mất vào trong đất, tâm thức bạn sẽ không biến mất. Bạn không chứa tâm thức trong mình; tâm thức chứa bạn, nó lớn hơn bạn.
Có những người hỏi... đôi khi ai đó tới tôi và hỏi: "Linh hồn ở đâu trong thân thể con người? Trong tim? trong rốn? Trong đầu? Linh hồn ở đâu?" Họ nghĩ họ đang hỏi một câu hỏi rất thích đáng. Nó chẳng ở đâu trong thân thể cả: thân thể bạn là ở trong linh hồn. Linh hồn là hiện tượng lớn hơn thân thể bạn, linh hồn bao quanh bạn.
Và linh hồn bạn và linh hồn tôi là không khác nhau! Chúng ta sống trong sự tồn tại, chúng ta sống trong một đại dương linh hồn. Một linh hồn bao quanh chúng ta, bên trong và bên ngoài. Nó tất cả là một năng lượng; tôi không có linh hồn khác và bạn không có linh hồn khác. Chúng ta có các thân thể khác nhau. Điều đó gần giống như điện chạy trong bóng đèn và chạy trong radio và chạy trong ti vi và làm quạt quay, và làm cả nghìn lẻ một thứ. Quạt là khác với bóng đèn, nhưng điện làm chúng chạy là như nhau.
Chúng ta là một năng lượng. Cách diễn đạt của chúng ta là khác nhau, nhưng thực tại của chúng ta là một. Nếu bạn nhìn vào nội dung, nếu tôi nhìn vào nội dung, thế thì giấc mơ của tôi chắc chắn là khác với giấc mơ của bạn. Chúng ta không thể có chung giấc mơ. Tôi có tham vọng của tôi, bạn có tham vọng của bạn. Và không chỉ chúng ta không thể có chung giấc mơ: giấc mơ của chúng ta còn xung đột nhau. Tham vọng của tôi là ngược lại tham vọng của bạn; tham vọng của bạn chống lại tham vọng của tôi. Nhưng nếu chúng ta quên đi nội dung và chỉ nhìn vào tâm thức, tâm thức thuần khiết, bầu trời không mây, thế thì 'bạn' ở đâu và 'tôi' ở đâu? Chúng ta là một.
Trong khoảnh khắc đó có sự thống nhất. Và trong khoảnh khắc đó có tâm thức vũ trụ.
Mọi tâm thức đều là vũ trụ. Vô thức là riêng tư, tâm thức là vũ trụ. Cái ngày bạn thực sự trở thành một con người, bạn là con người vũ trụ. Đó là ý nghĩa của 'christ': con người vũ trụ, con của Thượng đế. Đó là ý nghĩa của 'phật': con người vũ trụ đi tới nhận biết toàn bộ và tuyệt đối.
Con người như cái máy lại khác... điều này cần được hiểu. Nếu bạn có vấn đề ở thận, tôi không có; nếu tôi bị đau đầu, bạn không đau đầu; cho dù bạn yêu tôi thì bạn cũng không thể chia sẻ đau đầu được. Cho dù tôi yêu bạn nhưng tôi vẫn không thể có cái đau của bạn được. Nhưng nếu hai chúng ta ngồi cùng nhau và thiền và một khoảnh khắc tới khi tôi không có nội dung trong tâm trí mình và bạn cũng không có nội dung nào trong tâm trí bạn, chúng ta sẽ không là hai. Các thiền nhân bắt đầu như sự tách biệt, nhưng cuối cùng như một.
Nếu các bạn tất cả ngồi trong thiền ở đây, lắng nghe tôi, thế thì các bạn không là nhiều, thế thì các bạn là một. Thế thì các bạn không chỉ là một: người nói và người nghe không tách biệt, thế thì chúng ta được bắc cầu với nhau. Hai mươi thiền nhân trong một phòng thiền, khi họ đi tới việc thiền thực, không còn là hai mươi nữa: chỉ có một phẩm chất thiền trong phòng.
Có một câu chuyện...
Vài người tới gặp Phật. Ananda đang ngồi canh ở ngoài phòng, nhưng những người này lấy quá nhiều thời gian đến mức Ananda trở nên lo nghĩ. Nhiều lần ông ấy nhìn vào, nhưng họ vẫn tiếp tục và cứ tiếp tục, tiếp tục... Thế rồi ông ấy đi vào trong phòng để xem điều gì xảy ra. Và tại đó ông ấy chẳng thấy ai cả, chỉ Phật ngồi. Cho nên ông ấy hỏi Phật, "Những anh chàng kia đi đâu cả rồi?" Và không có cửa khác... mà tôi lại đang ngồi ngay cái cửa duy nhất, cho nên họ đã đi đâu rồi?"
Và Phật nói, "Họ đang thiền."
Đấy là một câu chuyện hay. Tất cả họ đều rơi vào trong thiền, còn Ananda đã không thể nào thấy được họ bởi vì ông ấy vẫn không phải là thiền nhân. Ông ấy không thể nào thấy được hiện tượng mới này, sự dịch chuyển hoàn toàn của năng lượng. Họ đã không có đó, bởi vì họ đã không như thân thể họ ở đó, họ đã không như tâm trí họ ở đó. Những bản ngã này đã tan biến. Ananda chỉ có thể thấy điều ông ấy có thể thấy. Một thực tại đã xảy ra.
Một vị vua lớn có lần tới gặp Phật. Tể tướng của ông ấy khuyên ông ấy tới, nhưng ông ấy là con người rất đa nghi, như các chính khách và vua thì thường vậy, rất đa nghi. Ông ấy đã không muốn tới ngay chỗ đầu tiên... Chỉ bởi lí do chính trị mà ông ấy tới để gặp Phật bởi vì trong thủ đô tin đồn đang lan truyền rằng ông ấy chống lại Phật; còn mọi người lại ủng hộ Phật, cho nên ông ấy trở nên sợ hãi, điều đó không ngoại giao. Cho nên ông ấy tới cùng tể tướng của mình.
Khi ông ấy tới khu rừng nhỏ nơi Phật đang ngồi cùng với mười nghìn sư của mình, ông ấy bắt đầu trở nên rất sợ hãi. Ông ấy tuốt kiếm ra và ông ấy nói với tể tướng, "Có chuyện gì vậy? - bởi vì khanh nói mười nghìn người đang ở đó, và chúng ta tới gần thế mà chẳng có tiếng động nào cả! Liệu có mưu đồ gì không?"
Tể tướng cười và nói, "Bệ hạ không biết người của Phật. Cất kiếm đi! Bệ hạ cứ tới đi - không có mưu đồ hay cái gì cả. Bệ hạ không cần phải sợ, họ không định giết bệ hạ. Bệ hạ không biết người của Phật."
Nhưng rất đa nghi, vẫn lăm lăm cây kiếm trong tay, nhà vua đi vào trong khu rừng. Ông ta sửng sốt. Ông ta không thể nào tin được có mười nghìn người đang ngồi dưới gốc cây một cách im lặng, dường như không có ai cả. Ông ta hỏi Phật, "Đây là phép màu! - mười nghìn người... ngay cả mười người cùng nhau cũng tạo ra nhiều ồn ào thế! Những người này làm gì vậy? Điều gì đã xảy ra cho những người này, cái gì đã đi sai sao? Họ vẫn còn sống chứ? - họ trông như tượng cả! Và họ đang ngồi đây làm gì vậy? Họ phải làm cái gì chứ!"
Còn Phật nói, "Họ đang làm cái gì đó, nhưng điều đó chẳng liên quan gì tới bên ngoài cả. Họ đang làm điều gì đó trong thế giới bên trong của mình. Họ không trong thân thể mình, họ trong bản thể mình, tại chính cốt lõi. Và đây không phải là mười nghìn người ngay lúc này, họ tất cả đều là một phần của một tâm thức."
Lời kinh thứ ba:
Giống như nước biển mặn biến thành ngọt
Khi được mây hút lên,
Cũng vậy một tâm trí vững chắc, làm việc vì người khác,
Sẽ biến chất độc của đối tượng giác quan
Thành nước cam lồ.
Thái độ Mật tông cơ bản là: Bản năng dục có thể được biến đổi thành cái siêu phàm, vật chất có thể được biến đổi thành tâm trí, vô thức có thể được biến đổi thành tâm thức.
Vật lí hiện đại nói vật chất có thể được biến đổi thành năng lượng, năng lượng có thể được biến đổi thành vật chất. Trong thực tế chúng không phải là hai mà là cùng một năng lượng vận hành như hai dạng. Mật tông nói dục có thể được biến đổi thành samadhi - cùng cách tiếp cận ấy, rất cơ bản và cơ sở. Cái thấp hơn có thể được biến đổi thành cái cao hơn, bởi vì cái thấp hơn và cao hơn được nối với nhau; nó là chiếc thang. Chúng không bao giờ tách rời, không ở đâu tách rời, không có lỗ hổng giữa chúng. Bạn có thể đi từ thấp lên cao, bạn có thể đi từ cao xuống thấp.
Và cái thang đó là điều con người là gì. Con người có thể tồn tại ở bậc thang thấp nhất; đó là quyết định của người đó. Con người có thể đi lên, người đó có thể tồn tại ở bậc thang cao nhất. Người đó có thể tồn tại như con vật hoặc người đó có thể tồn tại như vị phật: cả hai đều là các bậc thang của người đó, bậc thấp nhất và cao nhất. Và con người là chiếc thang: người đó có thể rơi vào trong vô thức sâu và trở thành tảng đá, và người đó có thể vươn lên tâm thức tuyệt đối, và có thể trở thành thượng đế. Nhưng chúng không tách biệt, đó là cái đẹp của Mật tông.
Mật tông không mang tính phân chia, Mật tông là tôn giáo duy nhất không tinh thần phân liệt. Mật tông là tôn giáo duy nhất thực sự lành mạnh, tôn giáo lành mạnh nhất, bởi vì nó không phân chia. Nếu bạn phân chia, bạn tạo ra chia chẻ. Nếu bạn bảo mọi người rằng thân thể là xấu, rằng thân thể là kẻ thù, rằng thân thể phải bị lên án, rằng thân thể đang phục vụ quỉ, thế thì bạn đang tạo ra chia chẻ trong con người, thế thì con người trở nên sợ thân thể. Và thế thì dần dần sẽ tạo ra cái hố sâu không thể bắc cầu qua được và con người bị kéo vào hai phần, con người bị giằng xé theo hai hướng đối lập. Thân thể kéo thân thể thành hai, tâm trí cố gắng kéo tâm trí thành hai; có xung đột và lẫn lộn.
Mật tông nói bạn là một, không cần phải có bất kì lẫn lộn gì. Bạn có thể được hợp nhất lại trong một thực tại. Không cần phải có bất kì xung đột nào, không cần phải bị xé ra, không cần phải mất trí. Bạn có thể yêu tất cả những cái đang có sẵn, và bạn có thể làm tiến hoá nó - với tình yêu sâu sắc, sự chăm nom, tính sáng tạo, nó có thể được tiến hoá. Thân thể không phải là kẻ thù của linh hồn bạn, thân thể chỉ là bao gươm của thanh gươm của bạn. Thân thể chỉ là ngôi đền, nó là chỗ trú ngụ của bạn. Nó không phải là kẻ thù, nó là bạn của bạn.
Mật tông vứt bỏ mọi loại bạo hành, không chỉ bạo hành với người khác mà bạo hành với chính mình. Mật tông nói: Yêu thực tại trong tính toàn bộ của nó. Vâng, nhiều điều có thể được tiến hoá, nhưng mọi tiến hoá đều là thông qua tình yêu. Và không cần đánh nhau.
Giống như nước biển mặn biến thành ngọt
Khi được mây hút lên…
Bạn không thể uống nước biển mặn đựơc, nó mặn thế; nó toàn là muối. Bạn sẽ chết nếu bạn uống nước biển. Nhưng khi một đám mây tới và rút nước từ biển, nó biến thành ngọt, và thế thì bạn có thể uống được nó.
Saraha nói: Samadhi giống như đám mây, năng lượng thiền giống như đám mây, cái biến bản năng dục của bạn thành những thực tại cao hơn, cái biến sự tồn tại vật lí của bạn thành sự tôn tại phi vật lí, cái biến vị mặn chát, kinh nghiệm đắng cay về thế giới thành đường ngọt, kinh nghiệm tựa nước cam lồ về niết bàn. Bản thân luân hồi trở thành niết bàn nếu bạn có thể tạo ra đám mây làm biến đổi nó. Đám mây đó Phật thực tế đã gọi là dharmamegha samadhi, samadhi của đám mây của luật nền tảng – dharmamegha samadhi.
Bạn có thể tạo ra được đám mây đó. Đám mây đó được tạo ra bằng thiền. Bạn thiền mãnh liệt, vứt bỏ các ý nghĩ, vứt bỏ các ham muốn, tham vọng… dần dần tâm thức bạn là ngọn lửa bùng cháy - đám mây đó có đó. Bây giờ bạn có thể biến đổi bất kì cái gì qua ngọn lửa đó; ngọn lửa đó làm chuyển hoá, ngọn lửa đó là giả kim thuật. Qua thiền cái thấp hơn trở thành cái cao hơn, sắt cơ sở hơn biến thành vàng.
Giống như nước biển mặn biến thành ngọt
Khi được mây hút lên,
Cũng vậy một tâm trí vững chắc, làm việc vì người khác,
Sẽ biến chất độc của đối tượng giác quan
Thành nước cam lồ.
Hai điều: thứ nhất, người ta phải tạo ra đám mây thiền trong bản thể của mình; và điều thứ hai là từ bi - người làm việc vì người khác. Phật nhấn mạnh vào hai điều: thiền và từ bi, pragyan và karuna. Ông ấy nói rằng đôi khi chuyện xảy ra là một thiền nhân có thể trở thành ích kỉ quá nhiều; thế nữa điều gì đó sẽ thành chua ra. Thiền, vui sướng, nhưng chia sẻ vui sướng đó, chia sẻ nó đi. Đừng tích trữ nó, bởi vì một khi bạn bắt đầu tích trữ, bản ngã bắt đầu nảy sinh. Đừng bao giờ tích trữ cái gì. Khoảnh khắc bạn được nó, đem cho nó đi, và bạn sẽ được ngày càng nhiều hơn. Bạn càng cho đi nhiều, bạn lại càng nhận được nhiều. Thế thì mọi thứ trở thành cam lồ. Mọi thứ là cam lồ; chúng ta chỉ phải biết cách biến đổi nó, chúng ta phải biết thuật giả kim.
Câu kinh cuối:
Nếu không thể nói ra được,
Đừng bao giờ là người không được thoả mãn,
Nếu không thể tưởng tượng được,
Điều đó phải là bản thân phúc lạc.
Mặc dầu từ đám mây người ta sợ tiếng sấm nổ.
Mùa màng vẫn chín rộ
Khi từ đó mưa rơi xuống.
Không thể tả được... Saraha nói: Đừng hỏi ta nó là gì - điều đó là không thể tả được, điều đó không thể nói ra được. Điều đó không thể được diễn tả, không ngôn ngữ nào hiện có mà có thể diễn tả được nó. Nhưng nó có thể được kinh nghiệm. Nhìn mãn nguyện của ta đây! Nhìn xem ta đã trở nên được thoả mãn thế nào! Bệ hạ đã biết ta từ trước nữa, ta đã bất an làm sao, không thoả mãn với mọi thứ làm sao. Và tất cả đều có sẵn; ta là ái khanh của bệ hạ, tất cả mọi thứ đều sẵn cho ta, vậy mà ta vẫn không thoả mãn. Bây giờ, bệ hạ nhìn xem! Ta đang đứng trong bãi hoả thiêu, thậm chí không có một mái lều trên đầu! Và ta không sống với vua và hoàng hậu, ta đang sống với người đàn bà rèn tên này. Nhưng nhìn vào mắt ta… ta mãn nguyện làm sao. Bệ hạ không thể thấy được cái gì đó không diễn tả nổi đã xảy ra đó sao? Bệ hạ không thể cảm thấy rung động của ta sao? Bệ hạ đờ đẫn và chết đến mức bệ hạ phải cần lời giải thích sao?
Nếu mà không thể tả được, chẳng bao giờ người ta lại không được thoả mãn cả...
Nếu không thể nói ra được,
Đừng bao giờ là người không được thoả mãn,
Đó là tiêu chuẩn duy nhất cho liệu một người đã đạt tới chân lí hay chưa: người đó sẽ không bao giờ không thoả mãn, mãn nguyện của người đó là tuyệt đối. Bạn không thể lôi người đó ra khỏi mãn nguyện của mình được, bạn không thể làm cho người đó không bằng lòng; bất kì điều gì xảy ra, người đó vẫn vậy, hài lòng. Thành công hay thất bại, sống hay chết, bạn hay không bạn, người yêu hay không người yêu, không có khác biệt. Yên bình của người đó, tĩnh lặng của người đó là hoàn toàn tuyệt đối. Người đó được định tâm… Nếu không thể nói ra được, đừng bao giờ là người không thoả mãn.
Nếu điều không thể nào được nói ra lại xảy ra, thế thì chỉ có một cách để biết nó, và cách đó là thấy mãn nguyện.
Nếu không thể tưởng tượng được,
Điều đó phải là bản thân phúc lạc.
Và ta biết, anh ta nói: Bệ hạ không thể hình dung ra được điều đã xảy ra cho ta. Làm sao bệ hạ có thể hình dung ra được? Bởi vì bệ hạ chưa từng biết tới điều đó. Tưởng tượng bao giờ cũng lặp lại cùng điều bệ hạ đã biết.
Bạn có thể tưởng tượng hạnh phúc; bạn đã biết từng chút và từng mẩu của nó. Bạn có thể tưởng tượng bất hạnh; bạn đã biết nó, nhiều về nó. Bạn có thể tưởng tượng hạnh phúc cho dù bạn đang không biết hạnh phúc. Bạn có thể tưởng tượng nó như cái ngược lại với bất hạnh. Nhưng làm sao bạn có thể tưởng tượng được phúc lạc? Bạn không biết nó. Và chẳng có gì mâu thuẫn nó cả, nó là không nhị nguyên. Điều đó là không thể tưởng tượng nổi.
Cho nên Saraha nói: Ta có thể hiểu được... bệ hạ không thể tưởng tượng ra điều đó được, nhưng ta không nói tưởng tượng nó. Nhìn đây! Nó đang hiện diện ở đây và bây giờ. Và nếu bệ hạ không thể tưởng tượng ra nó, điều đó nữa cũng là một trong những tiêu chuẩn của chân lí: chân lí không thể nào được tưởng tượng ra. Nó có thể được thấy, nhưng không được tưởng tượng. Bệ hạ có thể có linh ảnh về nó, nhưng bệ hạ không thể mơ về nó được. Và đó là khác biệt giữa giấc mơ và linh ảnh.
Giấc mơ là của bạn.
Linh ảnh không phải là của bạn.
Christ thấy Thượng đế, và kinh sách nói ông ấy thấy linh ảnh. Bây giờ nhà phân tâm sẽ nói đấy chỉ là giấc mơ; ông ấy không biết khác biệt giữa giấc mơ và linh ảnh. Giấc mơ là của bạn: bạn đã tưởng tượng, bạn đã tạo ra nó, nó bao giờ cũng là phóng tác của bạn. Linh ảnh là cái gì đó xuất phát từ trời xanh mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới, thậm chí bạn cũng chưa bao giờ nghĩ tới một phần của nó. Nó hoàn toàn mới thế… thế thì nó là linh ảnh. Nếu không thể nào tưởng tượng ra nổi, nó phải là bản thân phúc lạc...
Nhìn vào tôi - bạn không thể hình dung ra được điều đã xảy ra. Bạn không thể thấy được nó sao? Bạn có mắt để thấy - nhìn, quan sát, cầm tay tôi! Lại gần tôi hơn, mong manh với tôi, để cho rung động của tôi có thể làm rung động bản thể bạn, và điều không thể tưởng tượng nổi và không thể nói được có thể được kinh nghiệm.
Mặc dầu từ đám mây người ta sợ tiếng sấm nổ…
Và Saraha nói: Ta biết.... Anh ta phải đã thấy nhà vua có chút ít sợ hãi. Tôi thấy điều đó hàng ngày. Mọi người tới tôi và tôi thấy họ run rẩy, sợ hãi, hoảng hốt, kinh hoàng, và họ nói, "Chúng tôi sợ lắm, Osho." Tôi biết! Saraha phải đã thấy nhà vua đang run rẩy sâu bên trong… có thể không ở bên ngoài. Ông ta là một vị vua lớn, ông ta phải là người rất kỉ luật, ông ta phải đã đứng thẳng - nhưng sâu bên dưới ông ta phải đã sợ hãi.
Điều đó bao giờ cũng xảy ra khi bạn ở gần một người như Saraha, hay người như Phật, bạn nhất định sợ. Mới đêm hôm nọ một thanh niên tới và anh ta nói, "Nhưng sao tôi sợ thầy? Thầy đã chẳng làm điều gì sai với tôi cả - sao tôi sợ thầy? Chắc chắn tôi yêu thầy, nhưng sao tôi lại sợ thầy?"
Điều đó là tự nhiên. Khi bạn tới gần vực thẳm, bạn trông đợi điều gì? - bạn sẽ sợ. Có mọi khả năng bạn có thể rơi vào trong nó và sẽ không thể nào khôi phục lại mình nữa; điều đó sẽ là không thể khôi phục lại được, không thể phục hồi được. Bạn sẽ mất đi hoàn toàn, toàn bộ vào trong nó. Bạn sẽ không có khả năng kéo lại. Sợ là tự nhiên.
Saraha nói: Mặc dầu từ đám mây người ta sợ tiếng sấm nổ… Anh ta nói: ta giống như đám mây và bệ hạ sợ hãi bởi vì tiếng sấm, vì sét. Nhưng nhớ lấy. Mùa màng chín rộ khi từ đám mây đó đổ mưa xuống. Nếu bệ hạ cho phép ta mưa lên bệ hạ, hạt mầm sẽ mọc, tâu bệ hạ, và con người vẫn ẩn kín đằng sau bệ hạ, vẫn còn chưa được sinh ra, sẽ được sinh ra. Bệ hạ sẽ có khả năng chín, chín muồi, bệ hạ sẽ có khả năng nở hoa. Ta mời bệ hạ, Saraha nói, với một mùa màng bội thu… mùa màng của tâm thức, mùa màng của nhận biết.

Ads Belove Post