Chương 81: Làm mọi thứ thật đơn giản hết sức

Chương 81: Làm mọi thứ thật đơn giản hết sức

Price:

Read more

Osho - Thiền động
Osho – Thiền – Tự do đầu tiên và cuối cùng
Câu hỏi với thầy
Chương 81: Làm mọi thứ thật đơn giản hết sức

Làm sao tôi có thể biết được khác biệt giữa một phần của tâm trí đang quan sát phần khác của tâm trí, và người quan sát. Người quan sát có thể quan sát chính mình được không? Một lần, tôi nghĩ tôi đã thu được nó, thế rồi cũng cùng ngày đó tôi nghe thầy nói trong bài nói, “Nếu bạn nghĩ bạn đã đạt tới người quan sát, bạn bị lỡ rồi.” Từ đó, tôi cố gắng quan sát các cảm giác trong thân thể, ý nghĩ và xúc động. Phần lớn tôi bị bắt vào trong chúng, nhưng đôi khi, cũng hiếm thôi, tôi cảm thấy được cực kì thảnh thơi, và chẳng có gì còn lại - chỉ giữ việc di chuyển. Có gì phải làm không?
Người ta phải bắt đầu quan sát thân thể bước, ngồi, đi ngủ, ăn. Người ta nên bắt đầu từ cái vững chãi nhất vì nó là dễ hơn. Và rồi người ta nên chuyển sang các kinh nghiệm tinh tế hơn. Người ta nên bắt đầu quan sát các ý nghĩ. Và khi người ta trở thành chuyên gia trong quan sát ý nghĩ, người ta nên bắt đầu quan sát cảm giác. Sau khi bạn cảm thấy rằng bạn có thể quan sát cảm giác của mình, bạn nên quan sát tâm trạng của mình, cái thậm chí còn tinh tế hơn cả cảm giác, và cũng mơ hồ hơn.
Điều kì diệu của quan sát là ở chỗ khi bạn đang quan sát thân thể, người quan sát của bạn trở nên mạnh hơn; khi bạn đang quan sát ý nghĩ, người quan sát của bạn trở nên mạnh hơn nữa; khi bạn quan sát cảm giác, người quan sát của bạn trở nên còn mạnh hơn nữa. Khi bạn quan sát tâm trạng của mình, người quan sát mạnh đến mức nó có thể vẫn còn là chính nó - quan sát chính mình, hệt như ngọn nến trong đêm tối không chỉ chiếu sáng mọi thứ quanh nó mà còn chiếu sáng chính bản thân nó nữa.
Việc tìm ra người quan sát trong thuần khiết của nó là thành tựu lớn nhất về tâm linh, vì người quan sát trong bạn là chính linh hồn bạn, người quan sát trong bạn là cái bất tử của bạn. Nhưng đừng bao giờ có trong một thoáng suy nghĩ, “Ta đã có được nó,” vì đó là khoảnh khắc bạn bỏ lỡ.
Quan sát là quá trình vĩnh viễn; bạn bao giờ cũng cứ trở nên ngày một sâu sắc hơn, nhưng bạn chẳng bao giờ đi đến tận cùng nơi bạn có thể nói “Ta đã có được nó.” Trong thực tế, bạn càng đi sâu hơn, bạn càng trở nên nhận biết hơn rằng bạn đã đi vào trong quá trình vĩnh hằng - chẳng có bắt đầu mà cũng không kết thúc.
Nhưng người ta vẫn đang chỉ quan sát người khác; người ta chẳng bao giờ bận tâm tới việc quan sát chính mình. Mọi người đều đang quan sát - đó là quan sát hời hợt nhất - điều người khác đang làm, cái người khác đang mặc, trông họ thế nào. Mọi người đều quan sát; quan sát không phải là cái gì mới được giới thiệu trong cuộc sống của bạn. Nó chỉ phải làm sâu sắc hơn, chuyển khỏi người khác và hướng mũi tên vào cảm giác, ý nghĩ, tâm trạng bên trong của bạn - và cuối cùng vào bản thân người quan sát.
Một người Do Thái đang ngồi trên tầu hoả đối diện với một thầy tu.
“Xin ông cho biết, thưa tôn ông, sao ông lại mặc cổ áo sau ra trước?”
“Vì tôi là cha xứ,” thầy tu trả lời.
“Tôi cũng là một người cha, mà tôi, không mặc cổ áo giống như thế thì” người Do Thái nói.
“À,” thầy tu nói, “nhưng tôi là cha của hàng nghìn người.”
“Thế thì có thể,” người Do Thái trả lời, “cái quần của ông, ông nên mặc nó đằng sau ra đằng trước.”
Người ta rất quan sát về mọi người khác. Hai người Polack đi dạo, bất thần trời đổ mưa.
“Nhanh lên,” một người nói, “mở ô của ông ra đi.”
“Chẳng ích gì đâu,” anh bạn nói, “ô của tôi đầy những lỗ thủng.”
“Thế thì tại sao ông lại mang nó trước hết?”
“Tôi đâu có nghĩ trời lại mưa.”
Bạn có thể cười rất dễ dàng về những hành động lố bịch của mọi người, nhưng đã bao giờ bạn cười về chính mình chưa? Đã bao giờ bạn chộp được mình đang làm điều gì đó lố bịch chưa? Không, bạn giữ mình hoàn toàn không bị quan sát; toàn bộ quan sát của bạn là về người khác, và điều đó chẳng ích gì. Dùng năng lượng quan sát này để làm biến đổi bản thân con người bạn. Nó có thể đem đếm cho bạn nhiều phúc lạc và nhiều phúc lành đến độ bạn thậm chí không thể mơ được về nó. Một quá trình đơn giản, nhưng một khi bạn bắt đầu dùng nó trên chính mình, nó trở thành việc thiền.
Người ta có thể làm nhiều cách thiền từ bất kì cái gì. Bất kì cái gì dẫn bạn tới bản thân mình, đều là thiền. Và việc phát kiến ra cách thiền của riêng mình có ý nghĩa vô cùng to lớn, vì chính trong phát kiến đó bạn sẽ thấy vui vẻ lớn lao. Và vì nó là phát kiến của riêng bạn - không phải là lễ nghi nào đó áp đặt lên bạn - nên bạn sẽ thích đi sâu hơn vào nó. Bạn càng đi sâu hơn vào nó, bạn càng cảm thấy hạnh phúc hơn - an bình, im lặng hơn, ăn ý hơn, phẩm cách hơn, duyên dáng hơn.
Tất cả các bạn đều biết quan sát, cho nên không có vấn đề về việc học nó, đấy chỉ là vấn đề thay đổi đối thể của việc quan sát. Đem chúng tới gần hơn đi. Quan sát thân thể bạn, và bạn sẽ ngạc nhiên. Tôi có thể di chuyển tay mình mà không quan sát, và tôi có thể di chuyển tay mình có quan sát. Bạn sẽ chẳng thấy được khác biệt, nhưng tôi có thể cảm thấy được khác biệt. Khi tôi di chuyển nó với quan sát, có sự duyên dáng và cái đẹp trong đó, an bình, và im lặng. Bạn có thể bước khi quan sát từng bước chân, nó sẽ cho bạn tất cả những ích lợi mà việc bước có thể cho bạn như bài tập, thêm nữa nó sẽ cho bạn ích lợi của cách thiền đơn giản vĩ đại.
Ngôi đền ở Bodhgaya nơi Phật Gautam trở nên chứng ngộ đã được làm theo kỉ niệm về hai vật - một là cây bồ đề mà dưới gốc cây đó ông ấy đã ngồi. Ngay bên cạnh cây đó có những viên đá nhỏ để dạo bước chậm rãi. Ông ấy đã thiền, đã ngồi đó, và khi người cảm thấy rằng việc ngồi đã quá nhiều - một chút ít luyện tập là cần thiết cho thân thể - ông ấy sẽ dạo bước trên những viên đá này. Đó là việc thiền đi của ông ấy.
Khi tôi ở Bodhgaya, có một trại thiền ở đó, tôi tới ngôi đền. Tôi thấy các lạt ma phật tử tới từ Tây Tạng, từ Nhật bản, từ Trung quốc. Tất cả họ đều bầy tỏ kính trọng với cái cây, và tôi chẳng thấy ai bầy tỏ kính trọng với những hòn đá mà trên đó Phật đã đi dạo hết dặm nọ sang dặm kia. Tôi bảo họ, “Thế này thì không phải. Các ông không nên quên những hòn đá này. Chúng đã được gót chân Phật Gautam chạm tới hàng triệu lần. Nhưng tôi biết tại sao các ông lại không chú ý gì tới chúng, vì các ông đã quên hoàn toàn rằng Phật đã nhấn mạnh là các ông nên quan sát mọi hành động của thân thể mình: bước, ngồi, nằm.”
Bạn không nên để một khoảnh khắc trôi qua bởi vô ý thức. Việc quan sát sẽ làm sắc bén tâm thức bạn. Đây là tôn giáo bản chất - mọi thứ khác chỉ là nói suông. Nhưng bạn hỏi tôi, “Có gì nữa không?” Không, nếu bạn có thể làm chỉ việc chứng kiến thôi, chẳng còn cần cái gì khác nữa.
Nỗ lực của tôi ở đây là làm cho tôn giáo thành đơn giản nhất có thể được. Mọi tôn giáo đều đã làm mỗi điều ngược lại: họ đã làm mọi thứ thành rất phức tạp - phức tạp đến mức mà người ta chẳng bao giờ thử chúng. Chẳng hạn, trong các kinh sách phật giáo có ba mươi ba nghìn giới luật mà sư phật giáo phải tuân theo; chỉ có nhớ chúng cũng là điều không thể nào rồi. Chỉ con số ba mươi ba nghìn ấy cũng đủ làm bạn hoảng hồn: “Tôi xin kiếu! Cả đời tôi sẽ bị quấy nhiễu và phá huỷ.” Tôi dạy bạn: chỉ tìm ra nguyên tắc đơn giản phù hợp với bạn, thấy hoà hợp với bạn - và thế là đủ.153
Xem tiếp Chương 82Quay về Mục lục

Ads Belove Post