Chương 62. Nhìn chỏm mũi

Chương 62. Nhìn chỏm mũi

Price:

Read more

Osho – Thiền – Tự do đầu tiên và cuối cùng
Quan sát bằng con mắt thứ ba
Chương 62. Nhìn chỏm mũi

Tử Lộ nói: người ta nên nhìn vào chỏm mũi mình.
Sao vậy? - vì điều này có ích, nó làm bạn thẳng hàng với con mắt thứ ba. Khi cả hai mắt bạn cố định vào chỏm mũi, nó làm được nhiều thứ. Điều cơ bản là ở chỗ con mắt thứ ba của bạn đúng là thẳng hàng chỏm mũi bạn - chỉ vài xăng ti mét phía trên, nhưng trên cùng một đường thẳng. Và một khi bạn đang thẳng hàng với con mắt thứ ba, thì lực hấp dẫn của con mắt thứ ba, lực kéo, từ lực của con mắt thứ ba lớn đến mức nếu bạn đã rơi vào thẳng hàng với nó, bạn sẽ bị kéo ngược lại bản thân bạn. Bạn chỉ phải đúng thẳng hàng với nó để cho lực hấp dẫn, lực hút của con mắt thứ ba bắt đầu vận hành. Một khi bạn đứng thẳng hàng với nó, sẽ chẳng cần phải nỗ lực gì cả.
Bỗng nhiên bạn sẽ thấy động thái đã thay đổi, vì hai mắt tạo ra nhị nguyên của thế giới và ý nghĩ, và một mắt ở giữa hai mắt này, tạo ra lỗ hổng. Đây là phương pháp đơn giản làm thay đổi động thái.
Tâm trí có thể bóp méo nó - tâm trí có thể nói, “Được, bây giờ nhìn vào chỏm mũi. Nghĩ về chỏm mũi, tập trung vào nó.” Nếu bạn tập trung quá nhiều vào chỏm mũi, bạn sẽ bỏ lỡ vấn đề, vì bạn phải ở đó trên chỏm mũi nhưng rất thảnh thơi để cho con mắt thứ ba có thể kéo được bạn.
Nếu bạn quá tập trung vào chỏm mũi, bị bắt rễ, bị tập trung, bị cố định ở đó, con mắt thứ ba của bạn sẽ không thể nào kéo bạn vào được, vì con mắt thứ ba của bạn chẳng bao giờ vận hành như trước. Lực kéo của nó không thể nào rất lớn ngay lúc đầu. Dần dần nó trưởng thành ngày một nhiều. Một khi nó bắt đầu vận hành và bụi bặm lắng đọng quanh nó mất đi khi sử dụng, và cơ chế này hoạt động mạnh, cho dù bạn có cố định vào chỏm mũi, bạn cũng vẫn bị kéo vào. Nhưng không phải ngay ban đầu. Bạn phải rất rất nhẹ, không nặng gánh, không có bất kì căng thẳng nào. Bạn phải đơn thuần có đấy, hiện hữu, theo cách buông bỏ...
Nếu người ta không hướng theo mũi, hoặc người ta mở to mắt và nhìn vào khoảng xa, đến mức chẳng thấy mũi, hoặc mi mắt khép quá nhiều đến mức mắt nhắm lại, và lại không thấy được mũi.
Chức năng khác của việc nhìn rất nhẹ vào chỏm mũi là thế này: điều đó không cho phép bạn mở to mắt. Nếu bạn mở to mắt, toàn bộ thế giới thành có sẵn, và có cả nghìn lẻ một thứ làm phân tán. Một người đàn bà đẹp đi qua và bạn bắt đầu bám theo - ít nhất, cũng trong tâm trí.
Hay ai đó đang đánh nhau; bạn chẳng liên can, nhưng bạn bắt đầu nghĩ “Cái gì xảy ra thế nhỉ?” Hai ai đó kêu khóc còn bạn trở nên tò mò. Cả nghìn lẻ một thứ cứ tiếp tục chuyển xung quanh bạn. Nếu mắt mở to, bạn trở thành năng lượng nam tính, dương.
Nếu mắt hoàn toàn nhắm lại, bạn rơi vào một loại mơ màng, bạn bắt đầu mơ; bạn trở thành năng lượng nữ tính, âm. Để tránh cả hai bạn chỉ cần nhìn vào chỏm mũi - một cách thức đơn giản, nhưng kết quả, gần như ảo thuật. Và điều này không chỉ như vậy đối với Đạo gia, các phật tử cũng biết nó, người Hindu cũng biết nó. Qua nhiều thời đại tất cả các thiền nhân bằng cách nào đó tình cờ đã gặp sự kiện là nếu mắt bạn chỉ mở hé thôi, theo một cách rất huyền diệu bạn thoát được hai cạm bẫy. Một cạm bẫy là bị phân tán bởi thế giới bên ngoài, cạm bẫy kia là bị phân tán bởi thế giới mơ bên trong. Bạn vẫn còn ở ngay biên giới của bên trong và bên ngoài. Và đó mới là vấn đề: ở ngay biên giới của bên trong và bên ngoài nghĩa là bạn không nam không nữ vào khoảnh khắc đó. Cái nhìn của bạn tự do khỏi nhị nguyên; cái nhìn của bạn đã siêu việt lên trên phân chia trong bạn. Chỉ khi bạn vượt ra ngoài phân chia bên trong, bạn mới rơi vào đường thẳng của trường từ của con mắt thứ ba.
Điều chính yếu là hạ thấp tròng mắt theo đúng cách, và rồi cho phép ánh sáng chảy vào trong chính nó. Đó là điều rất quan trọng cần phải nhớ: bạn không kéo ánh sáng vào, bạn không buộc ánh sáng vào. Nếu cửa sổ mở ra, ánh sáng tới theo cách riêng của nó. Nếu cửa mở ra, ánh sáng ùa vào. Bạn không cần đem nó vào, bạn không cần đẩy nó vào, bạn không cần lôi nó vào. Và làm sao bạn có thể lôi được ánh sáng vào? Làm sao bạn có thể đẩy được ánh sáng vào? Và điều cần thiết là ở chỗ bạn nên cởi mở và dễ bị đi vào.
Người ta nhìn bằng cả hai mắt vào chỏm mũi. Nhớ lấy, bạn phải nhìn bằng cả hai mắt vào chỏm mũi để cho tại chỏm mũi, hai mắt bạn mất tính nhị nguyên của chúng. Cho nên trên chỏm mũi ánh sáng chảy ra từ mắt bạn trở thành một; nó rơi vào một điểm. Nơi hai mắt bạn gặp nhau, đó là chỗ cửa sổ mở ra. Và thế thì tất cả đều tốt. Thế thì cứ để nó thế thì thế thì chỉ tận hưởng, thế thì chỉ mở hội, vui vẻ, hân hoan. Thế thì chẳng có gì phải làm cả. Người ta nhìn bằng cả hai mắt vào chỏm mũi, ngồi thẳng...
Ngồi thẳng có ích đấy. Khi xương sống bạn thẳng, năng lượng từ trung tâm dục cũng trở nên sẵn có cho con mắt thứ ba. Chỉ là những cách thức đơn giản, chẳng có gì phức tạp về chúng cả... chỉ là khi hai mắt bạn gặp nhau tại chỏm mũi, bạn sẵn có con mắt thứ ba. Làm cho năng lượng dục của bạn cũng có sẵn cho con mắt thứ ba. Thế thì hiệu quả sẽ gấp đôi, hiệu quả sẽ mạnh mẽ, vì trung tâm dục của bạn có tất cả năng lượng mà bạn có. Khi xương sống thẳng, đứng, trung tâm dục cũng sẵn có cho con mắt thứ ba. Tốt hơn là tấn công vào con mắt thứ ba từ cả hai chiều, cố gắng thấm vào con mắt thứ ba từ cả hai hướng.
Người ta... ngồi thẳng và trong tư thế thoải mái. Thầy làm mọi thứ rất rõ ràng. Ngồi thẳng, chắc chắn rồi, nhưng đừng làm nó thành không thoải mái; nếu không, lần nữa bạn sẽ bị phân tán bởi sự không thoải mái đó. Đó là ý nghĩa của tư thế yoga. Từ tiếng Phạn asana nghĩa là tư thế thoải mái. Thoải mái là phẩm chất cơ bản của nó. Nếu không thể thoải mái được, tâm trí của bạn sẽ bị phân tán bởi sự không thoải mái. Nó phải được thoải mái.
Điều đó không nhất thiết có nghĩa là ở giữa đầu. Và bằng cách định tâm, điều đó không có nghĩa là bạn phải định đâm ở giữa đầu.
Trung tâm hiện diện khắp nơi; mọi thứ đều được chứa trong nó; nó được nối với sự phát khởi ra của toàn bộ quá trình sáng tạo.
Và khi bạn đã đạt tới điểm con mắt thứ ba và định tâm ở đó và ánh sáng ùa vào, bạn đã đạt tới điểm mà từ đó toàn bộ sự sáng tạo nảy sinh. Bạn đã đạt tới cái vô hình, cái không biểu lộ. Bạn có thể gọi nó là Thượng đế nếu bạn muốn. Đây là vấn đề, đây là không gian, từ đó mọi sự nảy sinh. Đây chính là hạt mầm của toàn bộ sự tồn tại. Nó là toàn năng, nó là toàn diện, nó là vĩnh cửu.
Cố định suy tư là điều không thể thiếu được.
Suy tư là gì? Một khoảnh khắc vô ý nghĩ. Trạng thái vô ý nghĩ, một khoảng hở. Và nó bao giờ cũng xảy ra, nhưng bạn, không tỉnh táo về nó; nếu không, đã chẳng có vấn đề gì trong nó. Ý nghĩ này đến, rồi ý nghĩ khác đến, và giữa hai ý nghĩ này bao giờ cũng có một lỗ hổng nhỏ. Và lỗ hổng đó là cánh cửa tới điều thiêng liêng, lỗ hổng đó là suy tư. Nếu bạn nhìn vào lỗ hổng đó sâu sắc, nó bắt đầu trở nên lớn dần lên.
Tâm trí tựa như con đường đầy giao thông; chiếc xe này vút qua, rồi chiếc khác vút qua, còn bạn trở nên bận rộn với xe cộ đến mức bạn không thấy lỗ hổng bao giờ cũng có đó giữa hai chiếc xe. Nếu không có lỗ hổng này, chúng sẽ đụng nhau. Mà chúng không đụng nhau; cái gì có đó ở giữa chúng giữ chúng tách ra. Ý nghĩ của bạn không va chạm nhau, chúng không chèn lấp nhau theo bất kì cách nào. Mỗi ý nghĩ đều có biên giới riêng, mỗi ý nghĩ đều xác định, nhưng quá trình suy nghĩ, nhanh quá, tốc độ cao quá đến mức bạn không thể thấy được lỗ hổng trừ phi bạn thực sự chờ đợi nó, tìm kiếm nó.
Suy tư có nghĩa là thay đổi động thái. Thông thường chúng ta nhìn vào ý nghĩ: ý nghĩ này, ý nghĩ khác, ý nghĩ khác nữa. Khi bạn thay đổi động thái, bạn nhìn vào khoảng hở này, khoảng hở khác, khoảng hở khác nữa. Nhấn mạnh của bạn không còn vào ý nghĩ nữa mà vào khoảng hở.
Người ta phải không ngồi cứng nhắc nếu ý nghĩ phàm tục tới mà người ta phải kiểm tra nơi ý nghĩ có đấy, nơi nó bắt đầu và nơi nó nhạt nhoà đi. Điều này sẽ không xảy ra trong lần thử đầu. Bạn sẽ nhìn vào chỏm mũi và ý nghĩ sẽ tới. Chúng đã tới trong biết bao nhiêu kiếp rồi, chúng không thể bỏ lại bạn một mình một cách dễ dàng thế. Chúng đã trở thành một phần của bạn, chúng đã trở thành gần như có sẵn. Bạn đang sống gần như một cuộc sống theo chương trình sẵn.
Điều này xảy ra: khi mọi người ngồi im lặng trong thiền, nhiều ý nghĩ dồn tới hơn là lúc thường, hơn là nó thường tới - bùng nổ bất thường. Hàng triệu ý nghĩ xô vào, vì chúng đã có sự đầu tư nào đó vào bạn - còn bạn định thoát ra khỏi quyền lực của nó sao? Chúng sẽ cho bạn một thời kì vất vả đấy. Cho nên ý nghĩ chắc chắn tới. Bạn định làm gì với các ý nghĩ? Bạn không thể chỉ cứ ngồi mãi ở đó, bạn sẽ phải làm gì đó. Đánh nhau cũng chẳng ích gì vì nếu bạn bắt đầu đánh nhau, bạn sẽ quên nhìn vào chỏm mũi, nhận biết về con mắt thư ba, sự luân chuyển của ánh sáng; bạn sẽ quên tất cả và bạn sẽ lạc trong rừng ý nghĩ. Nếu bạn bắt đầu săn đuổi ý nghĩ, bạn lạc, nếu bạn theo chúng, bạn lạc, nếu bạn đánh nhau với chúng, bạn lạc. Thế thì phải làm gì?
Và đây là bí mật. Phật cũng đã dùng cùng bí mật này. Trong thực tế, bí mật gần như nhau vì con người là như nhau - ổ khoá là như nhau, cho nên chìa cũng phải như nhau. Đây là bí mật: Phật gọi nó là sammasati, nhớ đúng. Nhớ lấy: ý nghĩ này đã đến, thấy nó đấy, không đối kháng, không biện minh, không kết án. Hãy khách quan vì nhà khoa học là khách quan. Thấy nó đấy, nó tới từ đâu, nó đang đi đâu. Thấy việc tới của nó, thấy việc ở lại của nó, thấy việc ra đi của nó. Và ý nghĩ, rất linh động; chúng đâu có ở lại lâu. Bạn đơn thuần phải quan sát việc nảy sinh của ý nghĩ, và sự ra đi của ý nghĩ. Đừng cố đánh nhau, đừng cố theo đuổi, chỉ là người quan sát im lặng.
Và bạn sẽ ngạc nhiên: quan sát càng trở nên lắng xuống, càng ít ý nghĩ tới. Khi quan sát hoàn hảo, ý nghĩ biến mất. Chỉ có lỗ hổng còn lại, khoảng hở còn lại. Nhưng nhớ thêm một điểm nữa: tâm trí lại có thể chơi xỏ đấy. Chẳng thu được gì bằng việc xô đẩy suy nghĩ thêm nữa.
Đó chính là điều trường phái phân tâm học của Freud làm: liên kết tự do của ý nghĩ. Một ý nghĩ tới, và rồi bạn đợi ý nghĩ khác, rồi ý nghĩ khác nữa, và toàn bộ dây chuyền... Đó là điều tất cả các loại trường phái phân tâm thực hiện - bạn bắt đầu đi lùi về quá khứ. Ý nghĩ này được nối với ý nghĩ khác, và cứ thế mãi, kéo đến vô hạn.
Không có cái kết thúc cho nó. Nếu bạn đi vào trong nó, bạn sẽ đi vào trong cuộc hành trình vĩnh cửu lãng phí vô cùng. Tâm trí có thể làm điều đó. Cho nên nhận biết về nó. Bạn không thể đi với tâm trí vượt ra ngoài tâm trí, cho nên đừng cố cái vô ích, cái không cần thiết; nếu không điều này sẽ dẫn bạn tới điều khác và cứ thế mãi, và bạn sẽ hoàn toàn quên mất bạn đang cố làm gì ở đó. Chỏm mũi sẽ biến mất, con mắt thứ ba sẽ bị quên lãng, sự luân chuyển của ánh sáng sẽ ra xa bạn nhiều dặm.
Cho nên hai điều này phải được ghi nhớ, đó là hai cánh. Một: khi có khoảng hở, không ý nghĩ nào tới, hãy suy tư. Khi ý nghĩ tới, chỉ nhìn vào ba điều này: nó đang ở đâu, nó tới từ đâu, nó đi đến đâu. Trong một khoảnh khắc dừng việc nhìn vào lỗ hổng, nhìn vào ý nghĩ, quan sát ý nghĩ, nói tạm biệt nó. Khi nó đi, lập tức lại chuyển về suy tư.
Khi việc đuổi bắt ý nghĩ cứ mở rộng thêm nữa, người ta nên dừng lại và bắt đầu suy tư. Để cho người ta suy tư và rồi bắt đầu lại việc cố định. Vậy, bất kì khi nào ý nghĩ tới, cố định lại. Bất kì khi nào ý nghĩ đi, suy tư. Đó là phương pháp kép làm nhanh chứng ngộ. Nó nghĩa là việc luân chuyển của ánh sáng. Sự luân chuyển là cố định lại. Ánh sáng là suy tư.
Bất kì khi nào bạn suy tư, bạn sẽ thấy ánh sáng tràn ngập bên trong, và bất kì khi nào bạn cố định, bạn sẽ tạo ra sự luân chuyển, bạn sẽ làm cho việc luân chuyển thành có thể. Cả hai đều cần. Ánh sáng là suy tư. Cố định không suy tư là luân chuyển không ánh sáng.
Đó là điều vẫn xảy ra; tai hoạ đó đã xảy ra cho hatha yoga. Họ cố định, họ tập trung, nhưng họ quên mất ánh sáng. Họ đã hoàn toàn quên mất vị khách. Họ cứ chuẩn bị ngôi nhà, họ trở nên mê mải trong việc chuẩn bị ngôi nhà đến mức họ quên mất mục đích mà từ đó họ mới đi chuẩn bị ngôi nhà, cho ai. Người hatha yoga cứ tiếp tục chuẩn bị thân thể mình, làm thuần khiết thân thể mình, luyện tập các tư thế yoga, tập thở, và cứ tập ad nauseam. Người đó hoàn toàn quên mất người đó đang làm điều ấy vì cái gì. Và ánh sáng, đang đứng đó nhưng người đó sẽ không cho phép nó vì ánh sáng có thể tới chỉ khi người đó hoàn toàn trong buông bỏ.
Cố định không suy tư là luân chuyển không ánh sáng. Đây là tai hoạ vẫn xảy ra cho cái gọi là những người yoga. Một loại tai hoạ khác xảy ra cho các nhà phân tâm học, các nhà triết học. Suy tư không cố định là ánh sáng không luân chuyển. Họ nghĩ về ánh sáng, nhưng họ chẳng chuẩn bị gì cho nó tràn ngập vào; họ chỉ nghĩ về ánh sáng. Họ nghĩ về người khách, họ tưởng tượng cả nghìn lẻ một thứ về người khách, nhưng ngôi nhà của họ, không sẵn sàng. Cả hai đều lỡ.
Lưu ý về điều đó!
Đừng rơi vào cái nào trong hai ảo tưởng này. Nếu bạn còn có thể duy trì tỉnh táo, đấy là quá trình rất đơn giản và biến đổi vô cùng. Trong một khoảnh khắc, người hiểu đúng có thể đi vào một loại thực tại tách biệt.123
Xem tiếp Chương 63Quay  về Mục lục

Ads Belove Post