Chương 19. Quan sát lỗ hổng trong hơi thở

Chương 19. Quan sát lỗ hổng trong hơi thở

Price:

Read more

Osho – Thiền – Tự do đầu tiên và cuối cùng
Thở - Cây cầu tới thiền
Chương 19. Quan sát lỗ hổng trong hơi thở

Shiva nói: Toả sáng một, kinh nghiệm này có thể bừng lên giữa hai hơi thở. Sau khi hít vào và ngay trước khi thở ra - từ tâm.
Khi hơi thở của bạn đi vào, quan sát. Trong một khoảnh khắc hay một phần nghìn của khoảnh khắc, không có việc thở - trước khi nó quay lại, trước khi nó quay ra. Một nhịp thở vào; rồi có một điểm nào đó hơi thở dừng lại. Rồi việc thở đi ra. Khi hơi thở đi ra, lần nữa trong một khoảnh khắc, hay một phần của khoảnh khắc việc thở dừng lại. Rồi việc thở lại đi vào.
Trước khi hơi thở quay vào hay quay ra, có một khoảnh khắc bạn không thở. Trong khoảnh khắc đó việc xảy ra là có thể, vì khi bạn không thở, bạn không trong thế giới. Hiểu điều này: khi bạn không thở, bạn chết; bạn tĩnh lặng, nhưng chết. Nhưng khoảnh khắc của thời hạn ngắn ngủi như vậy bạn chẳng bao giờ quan sát nó cả.
Thở vào là tái sinh, thở ra là cái chết. Thở ra đồng nghĩa với cái chết; thở vào đồng nghĩa với sự sống. Cho nên với mỗi lần thở bạn chết đi và tái sinh. Lỗ hổng giữa hai điều này là một thời hạn rất ngắn ngủi, nhưng quan sát kĩ lưỡng, chân thành và chú ý sẽ làm cho bạn cảm thấy có lỗ hổng. Thế thì chẳng cần cái gì khác nữa. Bạn đã được ân huệ. Bạn đã biết; sự việc đã xảy ra.
Bạn không được huấn luyện về thở. Cứ bỏ nó đấy như nó vẫn thế. Tại sao phải cần kĩ thuật đơn giản đến vậy? Nó có vẻ quá đơn giản. Kĩ thuật đơn giản như vậy mà để biết được chân lí sao? Biết chân lí nghĩa là biết rằng cái nào không sinh không diệt, biết rằng phần tử vĩnh hằng bao giờ cũng có đấy. Bạn có thể biết hơi thở đi ra, bạn có thể biết hơi thở đi vào, nhưng bạn chẳng bao giờ biết lỗ hổng giữa hai điều này.
Thử nó đi. Bỗng nhiên bạn sẽ thu được vấn đề - và bạn có thể thu được nó: nó bao giờ cũng có đấy. Chẳng có gì được thêm vào cho bạn hay cấu trúc của bạn: nó đã có đấy rồi. Mọi thứ đều đã có chỉ trừ mỗi nhận biết nào đó.
Cho nên làm sao để làm được điều này? Trước hết, trở nên nhận biết về việc thở vào. Quan sát nó. Quên mọi thứ: chỉ quan sát hơi thở vào - chính bước chuyển này. Khi hơi thở chạm tới lỗ mũi bạn, cảm thấy nó ở đấy. Rồi để cho hơi thở đi vào. Chuyển theo hơi thở một cách có ý thức hoàn toàn. Khi bạn đang đi xuống, thì đi xuống, đi xuống với hơi thở, đừng bỏ lỡ hơi thở. Đừng tiến lên trước; đừng đi theo sau. Đi cùng nó. Nhớ điều này: đừng đi lên trước; đừng đi theo sau tựa như cái bóng. Đồng thời với nó. Thở và ý thức nên trở thành một. Thở đi vào, bạn đi vào. Chỉ có thế thì mới có thể đạt tới điểm giữa hai hơi thở. Không dễ dàng đâu.
Đi vào cùng với hơi thở, rồi đi ra với hơi thở: vào-ra, vào-ra. Phật đặc biệt cố gắng dùng phương pháp này, cho nên phương pháp này đã trở thành phương pháp của phật tử. Theo thuật ngữ phật tử, nó được gọi là ‘Anapanasati Yoga’. Còn chứng ngộ của Phật đã dựa trên kĩ thuật này - chỉ kĩ thuật này thôi.
Nếu bạn cứ thực hành ý thức về thở, nhận biết về thở, bỗng nhiên một ngày không biết nữa, bạn sẽ tới đúng khoảng giữa. Khi nhận thức của bạn sẽ trở nên sắc bén và sâu sắc và mạnh mẽ, khi nhận biết của bạn sẽ trở nên được đặt trong ngoặc - toàn bộ thế giới cũng được bao trong ngoặc; chỉ hơi thở của bạn đi vào và đi ra mới là thế giới của bạn, toàn bộ vũ đài cho tâm thức bạn - bỗng nhiên bạn chắc chắn cảm thấy lỗ hổng trong đó không có hơi thở.
Khi bạn di chuyển với hơi thở từng phút, khi không có hơi thở, làm sao bạn có thể còn vô nhận biết? Bạn sẽ bỗng nhiên trở nên nhận biết rằng không có hơi thở, và khoảnh khắc sẽ tới khi bạn sẽ cảm thấy rằng hơi thở không đi vào cũng chẳng đi ra. Hơi thở đã dừng hoàn toàn. Trong cái dừng đó, có ‘việc thiện’.68
Xem tiếp Chương 20Quay  về Mục lục

Ads Belove Post