HD0009: Đâu là khác biệt giữa người mất trí và người sùng kính?

HD0009: Đâu là khác biệt giữa người mất trí và người sùng kính?

Price:

Read more

Không nhiều lắm, ấy vậy mà cũng nhiều. Cả hai đều điên, nhưng cái điên của họ có phẩm chất hoàn toàn khác cho nó, trung tâm của tính điên khùng là khác nhau. Người mất trí là điên từ đầu óc, người sùng kính là điên từ trái tim.
Người mất trí là điên bởi vì hỏng hóc. Logic của người đó bị hỏng. Người đó không thể tiếp tục với cái đầu thêm được nữa, lâu hơn nữa. Đã tới một điểm cho tâm trí logic mà tại đó tan vỡ là điều phải xảy ra bởi vì logic đã leo đến một giới hạn nào đó, thế rồi bỗng nhiên nó không còn là thực nữa. Thế thì nó không còn là đúng cho thực tại nữa.
Cuộc sống là phi logic. Nó là hoang sơ. Trong cuộc sống, mâu thuẫn không phải là mâu thuẫn mà là bổ sung. Cuộc sống không tin vào phân chia này nọ, cuộc sống tin vào cả hai. Ngày trở thành đêm và đêm trở thành ngày. Chúng gặp gỡ và hội nhập, biên giới không rõ ràng. Mọi thứ đều lấn vào mọi thứ khác: bạn lấn vào người yêu của mình, người yêu của bạn lấn vào bạn. Con bạn vẫn còn là một phần của bạn ấy vậy mà nó là độc lập - các biên giới mờ đi.
Logic tạo ra các biên giới rõ ràng. Để rõ ràng, nó chia cắt cuộc sống ra thành hai, thành nhị nguyên. Tính rõ ràng được đạt tới, nhưng tính sống bị mất đi. Với cái giá về tính sống động, logic đạt tới sự sáng tỏ.
Cho nên nếu bạn là tâm trí xoàng xĩnh, bạn có thể chẳng bao giờ phát điên. Điều đó có nghĩa là bạn sống hờ hững, logic và nhiều điều phi logic vẫn cứ tồn tại trong bạn cạnh lẫn nhau. Nhưng nếu bạn thực sự logic, thế thì kết quả cuối cùng chỉ có thể là điên khùng. Bạn càng logic, bạn càng không dung thứ cho bất kì điều gì phi logic, mà cuộc sống là phi logic. Cho nên bạn sẽ dần dần trở nên không dung thứ cho bản thân cuộc sống. Bạn sẽ ngày càng đóng hơn. Bạn sẽ chối bỏ cuộc sống, bạn sẽ không chối bỏ logic. Thế thì chung cuộc bạn thất bại - đây là thất bại của logic.
Gần như tất cả các triết gia vĩ đại mang tính logic đều phát điên cả. Nếu họ không phát điên, họ không là triết gia vĩ đại. Nietzsche đã phát điên, Bertrand Russell chưa bao giờ phát điên. Ông ấy không phải là triết gia vĩ đại lắm; theo một cách nào đó, ông ấy làng nhàng. Ông ấy sống với lương tri của mình - ông ấy là triết gia lương tri. Ông ấy không đi theo cực đoan. Nietzsche đã theo chiều rất cực đoan, tất nhiên, thế thì có vực thẳm.
Mất trí là hỏng hóc của cái đầu, và trong cuộc sống có hàng triệu tình huống mà đột nhiên cái đầu chẳng liên quan gì.
Tôi đã đọc một giai thoại:
Một người đàn bà gọi điện cho người xây nhà mới của bà ấy để phàn nàn về những rung động làm rung chuyển cả cấu trúc nhà khi tầu hoả chạy qua cách ba dãy phố.
“Kì lạ thật!” ông ta bảo với bà ấy. “Tôi sẽ lại để kiểm tra điều đó.”
“Đợi cho tới khi tầu hoả tới,” bà này nói khi người xây nhà tới để giám định. “Tại sao nó gần như rung tôi bật ra khỏi giường. Ông nằm vào đó xem. Ông sẽ thấy.”
Người xây nhà đang nằm duỗi thẳng mình trên giường thì chồng người đàn bà này về.
“Ông làm gì trên giường vợ tôi thế?” người chồng hỏi.
Người xây nhà khiếp hãi run như chiếc lá. “Ông có tin là tôi đang đợi tầu hoả không?” ông ta nói.
Có cả nghìn lẻ một tình huống mà cuộc sống tới trong sự phi logic toàn bộ của nó. Bỗng nhiên tâm trí logic của bạn dừng lại, nó không thể hoạt động được. Nếu bạn quan sát cuộc sống bạn sẽ thấy mình hành động hàng ngày đều phi logic. Và nếu bạn nhấn mạnh quá nhiều vào logic  dần dần bạn sẽ bị tê liệt; dần dần bạn sẽ bị ném ra khỏi cuộc sống; dần dần bạn sẽ cảm thấy cái chết nào đó đọng vào trong bạn. Ngày này hay ngày nọ tình huống này phải bùng nổ - phân chia này-kia vỡ tan.
Phân chia, như vậy, là sai lầm. Chẳng cái gì bị phân chia trong cuộc sống cả. Chỉ trong đầu bạn mới có phân chia; chỉ trong đầu bạn mới có biên giới rõ ràng. Cứ dường như là bạn đã tạo ra khoảng trống nhỏ trong khu rừng, quang đãng, với một bức tường biên, với một bãi cỏ, với vài khóm hoa hồng, và mọi thứ hoàn toàn trong trật tự. Nhưng bên ngoài biên giới này khu rừng vẫn có đó, chờ đợi. Nếu bạn không chăm nom khu vườn của mình trong vài ngày, rừng sẽ tiến vào. Nếu bạn không để ý đến vườn, sau một thời gian vườn sẽ biến mất và rừng sẽ có đấy. Logic là do con người tạo ra, giống như khu vườn Anh - thậm chí còn không giống như vườn thiền Nhật Bản, cắt xén gọn ghẽ.
Mọi ngày đều có khó khăn... Mukta chăm nom vườn. Cô ấy là người trông vườn cho tôi, cô ấy liên tục cắt xén. Tôi hay bảo cô ấy, “Đừng cắt! Cứ để nó như khu rừng!” Nhưng cô ấy có thể làm gì được? Cô ấy giấu tôi rằng cô ấy cắt rồi trồng rồi quản lí bởi vì cô ấy không thể cho phép vườn trở thành rừng được. Nó phải trong biên giới.
Tâm trí logic cũng giống như một khu vườn nhỏ, do con người tạo ra, và cuộc sống  giống như rừng hoang. Chẳng chóng thì chầy bạn sẽ chống lại cuộc sống và thế thì tâm trí bạn sẽ chùn lại, sẽ ngã xuống đất. Căng tâm trí bạn ra chính cực điểm của logic và bạn sẽ phát điên.
Chuyện xảy ra ở một sân bay: Moscowitz gặp đối thủ kinh doanh của mình, Levinson, tại sân bay, và tự nhiên giả vờ hỏi người đó một cách cẩn thận, “Anh định đi đâu vậy, Levinson?”
Levinson trả lời một cách tự nhiên, “Chicago.”
“A!” Moscowitz nói, vung ngón tay đắc thắng, “Bây giờ tớ đã bắt quả tang cậu nói dối. Cậu bảo tớ Chicago bởi vì cậu muốn tớ tin cậu định đi St. Louis, nhưng tớ vừa nói chuyện với bạn tình của cậu mới sáng nay thôi, và ngẫu nhiên tớ biết cậu định đi Chicago, cậu là đồ nói dối!”
Tâm trí logic thêu dệt và kết chỉ các lí thuyết riêng của nó, ý tưởng riêng của nó, và cố gắng làm cho thực tại khớp tương ứng. Thực tại phải tuân theo ý tưởng của bạn: đó là điều tâm trí logic là gì. Nỗ lực là ở chỗ thực tại phải là cái bóng của tư tưởng của bạn. Nhưng điều đó là không thể được, bạn đang cố gắng điều không thể được. Điều đó là đáng ngờ, nó không thể xảy ra được. Tư tưởng phải tuân theo thực tại, và khi tình huống tới chỗ bạn phải tuân theo thực tại, toàn bộ cấu trúc tâm trí bạn bị choáng váng, toàn bộ cấu trúc tâm trí bạn đơn giản rớt xuống. Nó chứng tỏ là một ngôi nhà bằng bìa - một cơn gió nhỏ của thực tại và lâu đài biến mất. Đó là điên khùng.
Điên khùng của người sùng kính là gì? Trung tâm điên khùng của người sùng kính là trái tim người đó, trung tâm điên khùng thông thường là cái đầu. Điên khùng thông thường xảy ra từ thất bại của cái đầu và điên khùng của người sùng kính xẩy ra do thành công của trái tim người đó. Khi logic thất bại, có điên khùng thông thường; khi tình yêu thành công, có điên khùng phi thường, điên khùng của người sùng kính.
Yêu là phi logic. Yêu là bất hợp lí. Yêu là cuộc sống. Yêu hàm chứa tất cả mọi mâu thuẫn trong nó. Yêu thậm chí còn có khả năng hàm chứa cả cái đối lập của riêng nó, ghét. Bạn không quan sát thấy điều đó sao? - bạn ghét cũng người mà mình yêu. Nhưng yêu thì lớn hơn. Nó lớn đến mức thậm chí ghét cũng được phép có vai của nó. Trong thực tế, nếu bạn thực sự yêu, ghét không phải là sao lãng; ngược lại, nó cho mầu sắc, mùi vị. Nó làm cho toàn bộ câu chuyện thêm mầu sắc, giống như cầu vồng. Thậm chí ghét không phải là đối lập đối với trái tim yêu đương: người đó có thể ghét mà vẫn tiếp tục yêu. Yêu lớn đến mức thậm chí ghét cũng có thể được phép có lời nói riêng của nó. Người yêu trở thành kẻ thù thân thiết, họ cứ đánh nhau.
Trong thực tế, nếu bạn hỏi các nhà phân tâm, các nhà tâm thần và các nhà tâm lí, họ sẽ nói rằng khi một đôi ngừng tranh đấu, tình yêu cũng đã chấm dứt. Khi một đôi không còn bận tâm cả tới việc tranh đấu, đã trở nên dửng dưng với nhau, thế thì tình yêu đã chấm dứt. Nếu bạn vẫn còn tranh đấu với vợ bạn hay chồng bạn, bạn trai hay bạn gái của bạn, điều đó đơn giản chỉ ra rằng cuộc sống vẫn còn chạy theo nó. Nó vẫn còn là một sợi dây sống - vẫn còn nóng. Khi tình yêu không còn đó và mọi thứ là chết, thế thì không có tranh đấu. Tất nhiên! Tranh đấu để làm gì nữa? Điều đó là vô nghĩa. Người ta lắng vào trong một loại lạnh nhạt; người ta lắng vào một loại dửng dưng.
Tình yêu giống như cuộc sống hoang dã, do đó có lời của Jesus rằng Thượng đế là tình yêu. Ông ấy định nói cái gì? Ông ấy ngụ ý rằng nếu bạn yêu, bạn sẽ biết nhiều điều vốn là phẩm chất của Thượng đế: rằng ngài hàm chứa các điều đối lập, rằng thậm chí quỉ cũng được phép có lời của nó, rằng không có vấn đề gì với cái đối lập, rằng kẻ thù cũng là bạn và sâu bên dưới là có quan hệ và có gắn nối, rằng chết không chống lại sống, nhưng chết là một phần của sống và sống là một phần của chết.
Cái toàn thể là lớn hơn tất cả các cái đối lập. Và nó không chỉ là tổng của các cái đối lập, nó còn nhiều hơn tổng đó. Đây là toán học cao hơn của trái tim. Tất nhiên con người của tình yêu trông có vẻ điên. Người đó sẽ trông có vẻ điên đối với bạn bởi vì bạn hoạt động từ cái đầu còn người đó hoạt động từ trái tim; ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau.
Chẳng hạn, Jesus đã bị đóng đinh. Kẻ thù đợi ông ấy nguyền rủa họ, và họ có đôi chút sợ hãi. Bạn bè chờ đợi ông ấy làm phép màu nào đó, rằng tất cả các kẻ thù sẽ lăn ra chết. Còn ông ấy đã làm gì? Ông ấy làm điều gần như điên khùng - ông ấy cầu nguyện Thượng đế tha thứ cho những người này bởi vì họ đã không biết họ đang làm gì. Đây là cái điên của tình yêu. Điều không được ai mong đợi là khi bạn sắp bị giết, bạn cầu nguyện cho những con người đó được tha thứ bởi vì họ không biết họ làm gì. Họ hoàn toàn vô ý thức, mộng du; bất kì điều gì họ làm đều không có trách nhiệm bởi vì làm sao bạn đổ trách nhiệm lên ai đó vẫn còn đang ngủ? Họ vô ý thức, nên tha thứ cho họ thôi. Đây là phép màu đã xảy ra vào ngày đó, những chẳng ai coi đó là phép màu cả - điều đó là điên khùng cực kì.
Ngôn ngữ của tình yêu là xa lạ thế với cái đầu. Cái đầu và trái tim là các cực xa nhất của thực tại. Không có khoảng cách giữa bất kì hai điểm nào lớn hơn là giữa cái đầu và trái tim, lí trí và tình yêu, logic và cuộc sống. Nếu một người điên vì tình yêu của mình, điên khùng của người đó không phải là bệnh tật. Trong thực tế, người đó là người lành mạnh duy nhất. Người đó là con người toàn thể duy nhất; người đó là con người sùng kính duy nhất bởi vì qua trái tim mình, người đó trở thành được bắc cầu với cuộc sống. Bây giờ người đó không còn đánh nhau, không còn xung đột nữa.
Người đó đã buông xuôi, người đó trong buông bỏ. Người đó tin cậy vào cuộc sống. Người đó có đức tin và người đó biết rằng chẳng có gì sai xảy ra cả. Người đó không sợ. Thậm chí trong cái chết người đó cũng sẽ cười và hát, cực lạc, bởi vì ngay cả trong cái chết, Thượng đế cũng chờ đợi người đó. Cái chết cũng trở thành cánh cửa. Tất nhiên, với tâm trí logic, con người này là điên khùng. Mà người đó điên thật, theo một nghĩa nào đó, bởi vì bất kì điều gì người đó làm đều ở ngoài hiểu biết của lí trí. Nhưng với tôi, người đó không điên. Hỏi Jesus xem - với ông ấy người đó không điên; hỏi Phật - với ông ấy, người đó không điên. Trong thực tế người đó là người lành mạnh duy nhất, bởi vì bây giờ người đó không còn nghĩ nữa, người đó sống; bây giờ người đó không còn bị phân chia nữa, mà là toàn bộ; bây giờ không có nhị nguyên trong người đó, người đó là một thể thống nhất.
Đó là ý nghĩa của từ ‘yoga’: cái là thể thống nhất. Đó cũng là ý nghĩa của từ ‘tôn giáo’: cái làm cho bạn thành một, cái gắn bạn lại lần nữa, ‘religere’: bạn không còn chia chẻ.
Ngoài ra, thông thường bạn không phải là một người, bạn là nhiều người. Bạn là đám đông. Bạn không biết tay trái bạn đang làm gì và tay phải bạn định làm gì. Buổi sáng bạn không biết bạn định làm gì buổi tối. Bạn nói điều này nhưng bạn muốn nói điều gì đó khác, và bạn sẽ cứ nói điều gì đó khác mãi. Bạn không phải là một thể thống nhất, bạn là đám đông. Có nhiều người bên trong bạn làm quay bánh xe và mỗi người, khi thời thế tới, đều trở thành vua. Và trong khoảnh khắc vua đó có khẳng định những điều mình không thể hoàn thành được, bởi vì vào lúc việc hoàn thành tới, người đó không còn là vua nữa.
Bạn yêu một người đàn bà và bạn nói, “Anh sẽ yêu em mãi mãi.” Cứ đợi đấy! Bạn đang nói gì vậy? Bây giờ vào lúc này, một phần nào đó của nhân cách bạn đang trên ngai vàng và phần đó nói “Anh sẽ yêu em mãi mãi,” nhưng chỉ nửa giờ sau bạn có thể hối hận. Và chỉ vài ngày sau đó  bạn sẽ quên hoàn toàn điều bạn đã nói.
Đàn bà không quên điều đó, cô ấy sẽ nhớ. Cô ấy sẽ nhắc đi nhắc lại bạn về điều bạn đã nói, rằng bạn sẽ yêu cô ấy mãi mãi, và điều gì đã xảy ra cho tình yêu của bạn? Bạn sẽ thấy mặc cảm và bạn cảm thấy bất lực và vô ích bởi vì bạn không thể nào làm được bất kì điều gì. Bây giờ bạn biết bạn không nên nói về tương lai, nhưng vào khoảnh khắc đó bạn không thể cưỡng lại được bản thân mình; vào khoảnh khắc đó có vẻ dường như là bạn sẽ yêu cô ấy mãi mãi. Trong khoảnh khắc đó đấy là chân lí, nhưng phần của tâm trí đã khẳng định điều đó không còn là vua nữa. Bây giờ có phần khác của tâm trí: phần khác ngồi trên ngai vàng và phần đó yêu người đàn bà khác, người đó đã chọn người đàn bà khác. Bất kì cái gì bạn hứa, bạn đều không định hoàn thành nó.
Con người của hiểu biết chẳng bao giờ hứa hẹn bởi vì người đó biết cái bất lực của mình. Người đó sẽ nói, “Anh muốn yêu em mãi mãi, nhưng ai mà biết được? Anh có thể không còn như cũ nữa vào ngày tiếp.” Người đó sẽ cảm thấy khiêm tốn, người đó sẽ không cảm thấy tự tin. Chỉ người ngu mới cảm thấy tự tin. Con người của hiểu biết thì ngần ngại bởi vì họ biết có đám đông bên trong mình, họ không là một.
Đó là lí do tại sao trong tất cả các kinh sách cổ đều nói rằng nếu một ý nghĩ tốt tới, làm ngay lập tức, bởi vì khoảnh khắc tiếp bạn có thể không thích làm điều đó chút nào nữa. Và nếu một ý nghĩ xấu tới, trì hoãn nó một chút. Nếu bất kì cái gì tốt nảy sinh trong bạn, đừng bỏ lỡ khoảnh khắc ấy, làm nó đi! Nếu bạn cảm thấy nó là tốt, bạn có thể làm nó lần nữa vào ngày mai - nhưng làm nó ngay bây giờ, đừng trì hoãn. Nhưng tâm trí thông thường chỉ làm điều đối lập lại: bất kì cái gì tốt nảy sinh trong bạn, bạn hoãn nó tới mai - thế thì nó chẳng bao giờ xảy ra cả; và bất kì cái gì xấu nảy sinh trong bạn, bạn làm nó ngay lập tức. Nếu bạn giận dữ thì bạn sẽ giận dữ ngay bây giờ, bạn không thể trì hoãn được nó. Nhưng nếu bạn cảm thấy từ bi, bạn sẽ nói, “Vội gì nào...? Để đến mai.” Cái mai ấy chẳng bao giờ tới cả. Ngày mai là không tồn tại.
Thông thường, con người là đám đông. Trong thực tế, chúng ta không nên dùng từ ‘tâm trí’ theo số ít. Chúng ta không nên nói rằng bạn có một tâm trí. Chỉ hiếm người mới có một tâm trí - bạn có nhiều tâm trí. Bạn là đa tâm trí.
Trái tim - đây là điều đẹp đẽ - trái tim bao giờ cũng là một. Nó không biết đến nhị nguyên. Nó không phải là đám đông, nó là một thể thống nhất. Bạn tới gần hơn với trái tim  ‘cái một’ nảy sinh và ‘cái nhiều’ biến ra xa. Trái tim không cần hứa hẹn - thậm chí không hứa hẹn nó vẫn cứ hoàn thành.
Tâm trí đưa ra hứa hẹn, nhưng nó chẳng bao giờ hoàn thành chúng. Thực tế, nó hứa chỉ để tạo ra ảo tưởng bởi vì nó biết điều đó sẽ không hoàn thành việc gì cả. Cho nên ít nhất cứ tạo ra ảo tưởng bởi hứa hẹn, “Anh sẽ yêu em mãi mãi.” Trái tim sẽ chẳng bao giờ nói thế, nhưng nó sẽ làm thế. Và khi bạn có thể làm điều đó, phỏng có ích gì mà nói nó ra? Không cần.
Con người của tình yêu là điên khùng, điên đối với tâm trí logic, nhưng người đó không ốm yếu. Trong nhà thương điên phương Tây có nhiều người không phải là điên. Nếu như họ ở các nước phương Đông, thậm chí họ có thể được tôn thờ. Tại phương Tây sáng suốt này còn chưa tồn tại rằng con người có thể điên theo đầu hay điên theo tim. Người điên theo tim không phải là người điên, người ấy là người của Thượng đế; hay người ấy điên theo cách khác đến mức người ấy cần được tôn thờ, kính trọng, tôn kính. Không cần phải trị liệu cho người ấy, không cần phải nhốt người ấy vào nhà thương điên, không cần gây sốc cho người ấy. Nhưng mọi điều đi tới cực đoan, bao giờ cũng vậy.
Tại phương Đông sự việc đã xảy ra rằng nhiều người điên đã được tôn thờ - những người điên theo đầu. Họ đơn giản mất trí - nhưng họ được tôn thờ bởi vì chúng ta đã tôn thờ người điên theo tim, và rất khó cho quần chúng thông thường, bình thường phân biệt nổi. Họ có vẻ gần như nhau.
Bây giờ ở phương Tây điều đối lập đang xảy ra: mọi người mà đáng là thánh trong quá khứ... thử nghĩ xem, nếu Jesus tới, được sinh ra ở Mĩ ngày nay, ông ấy sẽ ở đâu? Hay thánh Francis vùng Assisi - ông ấy sẽ ở đâu? Trong nhà thương điên nào đó. Người Do Thái đã đối xử với Jesus rất khá: họ giết ông ấy nhưng họ chưa bao giờ tống ông ấy vào nhà thương điên. Điều đó là đáng kính trọng hơn.
Nhưng bây giờ, trong thế giới hiện đại, nếu ông ấy quay lại đâu đó ở phương Tây, ông ấy sẽ vào nhà thương điên, hay nằm đâu đó trên chiếc tràng kỉ nhà phân tâm phái Freud, hay được cho làm sốc điện, cho uống thuốc. Bởi vì các nhà phân tâm nói rằng ông ấy loạn thần kinh, nhân cách của ông ấy bị rối loạn, ông ấy điên. Tất nhiên những điều ông ấy nói  có vẻ điên thật. Ông ấy nói, “Ta là con của Thượng đế.” Vô nghĩa làm sao! Con của Thượng đế sao? Hoang đường! Ông ấy nói gì vậy? Ông ấy không còn ý thức nữa, ông ấy sống trong mơ. Ông ấy nói về vương quốc của Thượng đế - toàn những điều vô nghĩa, chuyện thần tiên, tốt cho sách trẻ con còn chưa chín chắn. Ông ấy đã chọn một thời điểm tốt hơn để tới.
Thánh Francis vùng Assisi chắc chắn sẽ phải vào nhà thương điên - nói với cây cối, nói với cây hạnh, “Chị ơi, chị có khoẻ không?” Nếu như ông ấy ở đây thì ông ấy đã bị bắt: “Ông làm cái gì vậy? Đi nói với cây hạnh sao?” “Chị ơi, hát cho tôi về Thượng đế,” ông ấy nói thế với cây hạnh. Và không chỉ có thế, ông ấy nghe bài ca mà cây chị-hạnh hát nữa! Quái đản! Cần phải điều trị thôi. Ông ấy nói với dòng sông và với cá, và ông ấy nói rằng cá sẽ đáp lại ông ấy. Ông ấy nói với tảng đá và vách đá: cần thêm bằng chứng gì nữa rằng ông ấy điên?
Ông ấy điên, nhưng bạn không muốn được điên như thánh Francis vùng Assisi sao? Nghĩ mà xem - khả năng nghe cây hạnh hát và trái tim có thể cảm thấy anh em, chị em trong cây cối, trái tim có thể nói với tảng đá, trái tim thấy Thượng đế ở mọi nơi, tất cả xung quanh, trong mọi hình dạng... Đấy phải là một trái tim của tình yêu tột bực. Tình yêu tột bực làm lộ ra điều bí ẩn cho bạn.
Nhưng với tâm trí logic, tất nhiên, những điều này là vô nghĩa. Với tôi, hay với bất kì ai đã biết cách nhìn vào cuộc sống qua trái tim, những điều này là những điều có ý nghĩa duy nhất. Trở nên điên đi, nếu bạn có khả năng, trở nên điên từ trái tim.
Bây giờ điều cuối cùng về câu hỏi này: nếu cái đầu của bạn có đi tới vỡ ra, cũng đừng lo. Dùng cơ hội của trạng thái đã bị vỡ ra này. Trong khoảnh khắc đó, đừng lo rằng bạn phát điên; trong khoảnh khắc đó, trượt vào trái tim.
Một ngày nào đó trong tương lai khi tâm lí thực sự đến đúng tuổi, bất kì khi nào ai đó phát điên từ đầu chúng ta sẽ giúp người đó chuyển về tim. Bởi vì một cơ hội mở ra vào khoảnh khắc đó - việc phá vỡ có thể trở thành một bước đột phá. Cấu trúc cũ đã mất đi, bây giờ người đó không còn trong nanh vuốt của lí trí nữa, người đó tự do trong một khoảnh khắc. Tâm lí học hiện đại cố gắng để điều chỉnh người đó trở về cấu trúc cũ. Tất cả những cố gắng hiện đại đều mang tính điều chỉnh, làm cho người đó thành bình thường. Tâm lí thực sự sẽ làm điều gì đó khác. Tâm lí thực sự sẽ dùng cơ hội này bởi vì tâm trí cũ đã biến mất, có lỗ hổng. Dùng khoảng hở này đưa người đó hướng tới tâm trí khác - tức là, trái tim. Đưa người đó hướng tới trung tâm khác của bản thể người đó.
Khi bạn lái một chiếc xe, bạn sang số. Bất kì khi nào bạn sang số, đều có một khoảnh khắc số chuyển về trung lập: nó phải sang số trung lập. Số trung lập có nghĩa là không số nào. Từ số nọ sang số kia, một khoảnh khắc tới khi không có số nào. Khi tâm trí đã dừng, bạn ở trong trạng thái trung lập. Ngay lúc đó bạn dường như mới được sinh ra. dùng cơ hội này và đưa năng lượng ra xa khỏi cấu trúc mục ruỗng cũ mà đã dừng. Rời bỏ cái điêu tàn, chuyển vào trái tim. Quên lí trí và để tình yêu là trung tâm của bạn, mục tiêu của bạn. Mỗi lần phá vỡ có thể trở thành một bước đột phá. Và mỗi khả năng thất bại của cái đầu có thể trở thành thành công cho trái tim... thất bại của cái đầu có thể trở thành thành công của trái tim.

Quay về Danh mục câu hỏi

0 Đánh giá

Ads Belove Post